Các câu trong bài thơ câu cá mùa thu được ngắt nhịp như thế nào nếu tác dụng cách ngắt nhịp ấy

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Câu cá mùa thu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Câu cá mùa thu đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Câu cá mùa thu - Đề số 1

"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng nước theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo"

Câu 1: Những từ ngữ nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?

Câu 2: Em có nhận xét gì về không gian trong bài thơ qua các chuyển động? [ viết 1 đoạn văn ngắn]

Câu 3: Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về tấm lòng của nhà thơ nguyễn khuyến với thiên nhiên, đất nước? [ viết 1 đoạn văn ngắn]

Lời giải

Câu 1 :Những từ ngữ gợi lên nét riêng của mùa thu:

+ Hình ảnh: ao thu lạnh lẽo, nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt, lá vàng…

+ Đường nét, sự chuyển động: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng…là những nét rất đặc trưng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 2:nhận xét gì về không gian trong bài thơ qua các chuyển động

Bài thơ " Câu cá mùa thu" đã cho người đọc thấy rất rõ không gian ngập tràn sắc thu quan từng chuyển động. Bốn câu thơ đầu tả cảnh, một bức tranh phong cảnh rất đẹp với một không gian trong trẻo và tĩnh lặng. Cái gì cũng nhỏ bé, thanh sơ gợi một không gian thật yên bình nhưng cô đơn, vắng lặng.Bức tranh được bao trùm bởi màu xanh: xanh ao, xanh trời, xanh sóng và điểm xuyết sắc vàng của chiếc lá rơi xuống mặt ao.Sự chuyển động, một sự chuyển động rất khẽ: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng. Không gian trong 4 câu thơ đầu thật nhỏ bé, tĩnh lặng. Đến 4 câu thơ tiếp, không gian rộng, sâu đối lập với mặt ao hẹp, gợn sóng nhẹ và hiu hắt gió, lại cộng thêm với “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” càng khiến cái tĩnh lặng, vắng vẻ bao trùm.

Câu 3: cảm nhận về tấm lòng của nhà thơ nguyễn khuyến với thiên nhiên, đất nước

Bài thơ tuy miêu tả cảnh thu nhưng sau khi đọc xong ta lại thấy thấp thoáng đâu đó hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Đó là hồn thơ nhạy cảm yêu thiên nhiên đất nước. Sự gắn bó và tình yêu thương trìu mến đặc biệt với vùng đồng bằng chiêm trũng, với những ao chuôm nhỏ nhắn, với thuyền câu, lá vàng, ngõ trúc quanh co... đã giúp cho nhà thơ có được những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên cũng như giành cho nó tình cảm ưu ái đặc biệt.Ông mong muốn được sống hòa mình với thiên nhiên. Đằng sau đó là tâm sự của một người yeu nước thầm kín, sâu sắc. Hai câu cuối bài thơ đã thể hiện tâm trạng buồn đau trước sự thay đổi của thời cuộc, của đất nước. Có thể nói Nguyễn Khuyến đã nén cả một nhân cách lớn, một hồn thơ lớn một nỗi đau lớn vào tiếng cuốc nhớ nước thảm thiết làm chảy máu cả tâm can người đọc hôm nay.

Đọc hiểu Câu cá mùa thu - Đề số 2

"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng nước theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo"

Câu 1:Bài thơ “Câu cá mùa thu” thực ra có phải nói chuyện câu cá hay không? Vì sao?

Câu 2: Bài thơ “Câu cá mùa thu” được viết trong ngữ cảnh nào?

Câu 3:Cách gieo vần trong bài thơ “Câu cá mùa thu” có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu?

Câu 4: Qua bài thơ “Câu cá mùa thu”, em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên, đất nước?

Câu 5: Nghệ thuật của “Câu cá mùa thu” có gì đặc sắc?

Lời giải

Câu 1:Bài thơ có nhan đề “Câu cá mùa thu” nhưng không chú ý vào việc câu cá mà chú ý đến cảnh thu: những biến đổi tinh tế của cảnh vật, để rồi từ đó thể hiện nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong lòng nhà thơ.

Câu 2: Bài thơ được viết trong thời gian sau khi cáo quan về ở ẩn tại quê nhà.

Câu 3: Cách gieo vần “eo” độc đáo, kết hợp với những từ ngữ tăng tiến gợi lên bức tranh thu rất thơ mộng rất đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ: không khí trong lành, thoáng mát yên tĩnh, vắng vẻ, đẹp nhưng buồn. Bên cạnh đó còn thấy được tình thu ẩn hiện: mội nỗi đau đời của nhân vật trữ tình.

Câu 4: Qua bài thơ ta thấy Nguyễn Khuyến là người vô cùng yêu thiên nhiên, sống hòa mình với thiên nhiên, một con người yêu nước thầm kín- tâm trạng buồn đau trước sự thay đổi của thời cuộc.

Câu 5: Ngôn ngữ giản dị, trong sáng biểu hiện thần thái của sự vật

- Cách gieo vần độc đáo

- Hình ảnh dân dã, quen thuộc nhưng giàu sức biểu cảm

Phân tích bài Câu cá mùa thu là một yêu cầu mà các bạn học sinh có thể gặp khi làm bài kiểm tra trong phần Làm văn của chương trình Ngữ văn lớp 11 học kì 1. Yêu cầu này không khó nhưng cũng cần các bạn học sinh có vốn kiến thức nền tảng về cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Khi làm được dạng bài phân tích thì cũng đồng nghĩa với việc các bạn có thể trau dồi cả kiến thức và kĩ năng để làm được những yêu cầu Làm văn ở mức độ cao hơn, phức tạp hơn. Hãy theo dõi bài phân tích của Kiến Guru để có nguồn tư liệu tham khảo khi làm dạng bài này nhé các bạn!

I. Sơ lược về tác giả, tác phẩm khi phân tích bài Câu cá mùa thu

1. Tác giả

Trước khi bước vào Phân tích bài Câu cá mùa thu, hẳn các bạn cũng biết, chúng ta cần có bước khái quát một vài nét chính của tác giả Nguyễn Khuyến.
Có thể giới thiệu như sau về Nguyễn Khuyến. Tác giả Nguyễn Khuyến [1835 - 1909] là người con sinh tại vùng đất Nam Định nhưng ông lại có khoảng thời gian lớn lên và gắn bó với xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Tuy gia đình nhà nho của ông phải sống cuộc sống vất vả nhưng Nguyễn Khuyến đã vượt khó và bằng tố chất sẵn có của mình, ông vượt qua các kì thi khoa bảng một cách xuất sắc: cả ba kì thi đều đỗ đầu [từ năm 1864 đến năm 1871]. Đó là lí do mà người đời thường gọi ông là Tam Nguyên Yên Đổ. Dù có công danh nhưng Nguyễn Khuyến lại chọn sống một cuộc sống bình dị, chân phương nơi quê nhà với công việc dạy học chứ không chọn ra làm quan cả cuộc đời. Đó là con người có tài năng và phẩm chất thanh cao. Ở ông có những biểu hiện rất đặc biệt cho tấm lòng yêu nước sâu sắc thế nên suốt cuộc đời mình, ông đều thể hiện thái độ bất hợp tác với thực dân Pháp một cách kiên quyết.


Đóng góp nổi bật nhất của Nguyễn Khuyến vào nền văn học dân tộc nước nhà chính là ở mảng thơ Nôm, dù ông có viết cả những tác phẩm chữ Hán. Tác phẩm của Nguyễn Khuyến dù được nhà thơ thể hiện dưới hình thức nào đi chăng nữa thì hiển hiện rõ ràng và nhất quán nhất là tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.

2. Bài thơ Câu cá mùa thu

Một bước không thể thiếu trong Phân tích bài Câu cá mùa thu là giới thiệu đôi nét về tác phẩm. Câu cá mùa thu là bài thơ được viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật và nằm trong chùm thơ mùa thu gồm 3 bài. Cũng nằm trong hệ thống những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước của Nguyễn Khuyến và cụ thể hơn thì Câu cá mùa thu được tác giả thể hiện qua bằng chủ đề bày tỏ tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả trước thời thế.  

II. Hướng dẫn phân tích bài Câu cá mùa thu

1. Hai câu đề:

Việc phân tích Câu cá mùa thu sẽ được thực hiện qua từng cặp câu. Hai câu thơ đầu mở ra khung cảnh hết sức quen thuộc của làng quê Việt Nam:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Bài thơ sử dụng hình ảnh “ao thu” là điểm nhìn mở đầu. Tuy không gian mở đầu của tác phẩm thu hẹp trong phạm vi ao thu nhưng tiếp sau không gian thân thuộc ấy là “chiếc thuyền câu bé tẻo teo” - hình ảnh không hề xa lạ nhưng diễn tả được động thái của mùa thu. Có thể thấy, cách Nguyễn Khuyến dẫn dắt người đọc vào bài thơ của mình là rất đặc biệt. Không nhất thiết là những hình ảnh to lớn, hoành tráng mà chỉ cần một không gian ao thu nhỏ xinh, một chiếc thuyền câu be bé như cũng muốn thu lại trong cảnh là đủ để thấy được hình ảnh bình dị, gần gũi của quê hương đang đắm mình trong mùa thu.

Tuy nhiên, Nguyễn Khuyến không chỉ đơn thuần tả cảnh, ẩn trong cảnh ấy vẫn là cái tình của con người. Các tính từ “lạnh lẽo”, “trong veo”, “bé tẻo teo” tuy được sử dụng để gợi tả đặc tính của cảnh nhưng cũng phần nào chuyển tải được tâm tư của con người. Trong không gian thu hẹp kia, con người xuất hiện và có khi con người ấy cũng nhận ra sự “lạnh lẽo”, “bé tẻo teo” của chính mình  trong sự vắng vẻ, đìu hiu của cảnh nhưng cũng đồng thời cảm nhận được bản thân như cũng “trong veo” cùng cảnh ấy.

2. Hai câu thực:

Hai câu thơ tiếp theo là nét vẽ giúp cho bức tranh thu của Nguyễn Khuyến như có hồn hơn:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Cặp câu có sự sóng đôi của hình ảnh “sóng biếc” và “lá vàng”, hơn nữa lại là sự kết hợp của màu “biếc” và sắc “vàng” tạo nên sự hài hoà của bức tranh ngày thu, dịu mát, nhẹ nhàng nhưng không hề nhạt nhoà. Bức tranh thu qua nét vẽ của bàn tay tài hoa của Nguyễn Khuyến lại trở nên sinh động hơn vì sự chuyển động của các sự vật khá gần gũi trong cuộc sống con người, nhưng sự chuyện động ấy lại có sự đối lập bởi bên dưới mặt ao sóng nước nương theo làn hơi để “gợn tí” nhưng bên trên khoảng không là trạng thái “khẽ đưa vèo” của lá vàng trước gió. Chữ “vèo” trong câu thơ sử dụng thật đắt, dường như đây chính là một trong số ít những câu thơ làm hài lòng vị Tam Nguyên Yên Đổ.

3. Hai câu luận:

Cặp câu tiếp theo giúp cho bức tranh thu thêm mở rộng về không gian và đặc biệt là có thấp thoáng bóng dáng của con người:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Nếu như câu thơ trước tác giả khiến người đọc hướng mắt từ mặt ao lên khoảng không thì bây giờ không gian đã mở ra rộng lớn hơn bởi trời cao và xa hơn bởi con đường ngõ trúc quanh co. Trong câu thơ thứ năm, nhà thơ khiến người đọc có sự chú tâm đặc biệt vào màu “xanh ngắt” của mây trời trong cái trạng thái lơ lửng êm đềm trôi. Hướng cái nhìn từ trên cao xuống mặt đất và phóng tầm mắt ấy ra xa để thấy sự quanh co của ngõ làng có hàng trúc, mặc dù hiện tại con ngõ ấy “vắng teo” nhưng chắc chắn nó đã từng có người qua lại. Có thể ở đây, tác phẩm của Nguyễn Khuyến làm người đọc cảm thấy đìu hiu, vắng lặng nhưng tuyệt nhiên đó không phải là cái đìu hiu, vắng lặng của buồn bã, âu sầu.

4. Hai câu kết:

Bài phân tích Câu cá mùa thu sẽ khép lại bằng việc cảm nhận hình ảnh của nhân vật trữ tình qua hai câu thơ cuối:

Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Trong thơ, nhân vật trữ tình hiện diện trong tư thế “tựa gối buông cần”. Nếu ứng nhân vật trữ tình vào cuộc đời nhà thơ thì đây là thời điểm nhà thơ đã từ bỏ chốn quan trường danh lợi để chọn cuộc sống bình dị, nhàn thân ở nơi thôn quê dân dã. Âm thanh “cá đâu đớp động” mà tác giả nghe được gợi một điều gì xa vắng, không rõ ràng nhưng cũng là sự bừng tỉnh. Điều đó cũng không khó hình dung vì Nguyễn Khuyến là người học rộng tài cao nhưng lại có tấm lòng yêu nước thương dân. Thế nên, ông không chấp nhận một cuộc sống làm bù nhìn, luồn cúi trước bọn thực dân độc ác, mưu mô. Và cuối cùng, Nguyễn Khuyến đã chọn cho mình cuộc sống ẩn dật nhưng thanh bạch. Tưởng chừng, với ông đó là cuộc sống an nhàn nhưng thật ra có khi nhà thơ chỉ nhàn thân chứ không nhàn tâm bởi sâu trong ông vẫn còn nặng mối lo cho dân cho nước. Thế nên mới có cái thảng thốt nhói đau mỗi khi ngoại cảnh có gì xao động như tiếng cá đớp động dưới chân bèo.

Đến đây, có lẽ việc phân tích bài Câu cá mùa thu sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều với các bạn học sinh, đúng không nào? Mong muốn của Kien Guru - Home là sẽ được đồng hành cùng các trên từng chặng đường chinh phục kiến thức. Thế nên, mỗi khi gặp khó khăn với bất kì câu hỏi, bài tập hay yêu cầu nào, hãy chia sẻ cùng page để nhận được sự hỗ trợ các bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề