Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng

Hiệu quả tín dụng đánh giá khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng có chất lượng, hiệu quả hay không qua các chỉ tiêu về lợi nhuận, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, hiệu quả sử dụng vốn,... 

Hiệu quả tín dụng là gì

Hiệu quả tín dụng là một trong những biểu hiện phản ánh hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng và cụ thể chính là phản ứng chất lượng các hoạt động tín dụng ngân hàng. Chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng được đánh giá qua các tiêu chí:  khả năng cung ứng tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển các mục tiêu kinh tế xã hội, nhu cầu của khách hàng đảm bảo nguyên tắc hoà trả nợ vay đúng hạn, lợi nhuận cho ngân hàng thương mại từ nguồn tích lũy do đầu tư tín dụng và do đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. 

 Do đó hiệu quả tín dụng là kết quả của mối quan hệ biện chứng giữa ngân hàng – khách hàng vay vốn-nền kinh tế xã hội.

Hiệu quả tín dụng là gì

>>>> Xem thêm:  Quy trình tín dụng là gì? Tìm hiểu sơ đồ quy trình tín dụng

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

Chỉ tiêu đánh giá định tính

Thứ nhất, uy tín của ngân hàng

Ngân hàng uy tín sẽ có khả năng thu hút khách hàng nhiều hơn. Đồng thời nếu số lượng khách hàng đông đảo và đó là khách hàng uy tín thì đó là dấu hiệu cho thấy hiệu quả tín dụng cảu ngân hàng là khả quan. Thêm vào đó, ngân hàng phải trở thành người bạn giúp đỡ chia sẻ khó khăn và là người cung cấp các thông tin thị trường, tiến bộ khoa học công nghệ cho khách hàng. 

Thứ hai, chất lượng khách hàng vay vốn

Cho vay vốn là hoạt động tín dụng mang lại thu nhập cho ngân hàng với việc cho vay và thu lãi giúp ngân hàng trang trải các chi phí liên quan và thu lãi hạn chế thấp nhất nguy cơ rủi ro. 

Khách hàng vay vốn tuân thủ nguyên tắc vay, mục đích sử dụng vốn đã kí kết trong hợp đồng tín dụng đã được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Thêm vào đó,khách hàng có sự năng động, nhạy bén trong kinh doanh, trong quá trình làm việc và sự giúp đỡ hiệu quả của ngân hàng sẽ tạo điều kiện để khách hàng có thu nhập cao nhất  chính là điều kiện để khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Thứ ba, sự ổn định của nền kinh tế xã hội

Sự ổn định của nền tài chính – tiền tệ quốc gia giúp nâng cao năng lực sản xuất, năng lực công nghệ cho bản thân doanh nghiệp, ngân hàng và các khách hàng, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống dân cư.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ngân hàng

Chỉ tiêu đánh giá định lượng

Thứ nhất, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng,  lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn gồm có: 

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ = [Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước]/ Dư nợ năm trước] x 100%

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ giúp so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

Nếu chỉ tiêu này càng cao thì  mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

Tỷ lệ thu lãi [%]

Tỷ lệ thu lãi trong năm [%] = Tổng lãi đã thu trong năm/ Tổng lãi phải thu trong năm x 100 %

Với chỉ tiêu này, ngân hàng có thể đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, khả năng đôn đốc, thu hồi lãi, và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu từ việc cho vay. 

Nếu tỷ lệ thu lãi càng cao chứng tỏ tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng càng tốt và ngược lại. Nếu tỷ lệ thu lãi thấp chứng tỏ tình hình bất ổn trong việc cho vay của ngân hàng có thể nựo xấu trong ngân hàng tăng cao, ảnh hưởng khả năng thu hồi lãi. Thông thường tỷ lệ thu lãi lớn hơn 95% là được đánh giá ở mức tốt. 

Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận

Hệ số lợi nhuận = Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/ tổng dư nợ ngân hàng

Chỉ tiêu này giúp chứng tỏ nguồn thu nhập của ngân hàng từ hoạt động cho vay vốn. Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lại khoản thu nhập cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển.

Hệ số này càng cao chứng tỏ lợi nhuận do tín dụng mang lại  càng cao và các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ an toàn của đồng vốn vay.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn giúp phản ánh ngân hàng cho vay bao nhiêu trong tổng vốn huy động được, đồng thời đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy đông hay chưa.. Cụ thể: 

Hiệu quả sử dụng vốn = Tổng dư nợ/ tổng vốn huy động

Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí. 

Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân

Trong đó dư nợ bình quân trong kì = [dư nợ đầu kì + dư nợ cuối kì]/2

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.

Thứ hai, các chỉ tiêu đánh giá  về tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu ngân hàng

Thứ nhất, nợ quá hạn 

Nợ quá hạn là những khoản nợ đến kì trả nợ hoặc hết thời hạn vay vốn với thời gian được gia hạn thêm [nếu có] nhưng khách hàng vẫn chưa trả được.

Tỷ lệ nợ quá hạn [%]  = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ x 100 %

Đây là chỉ tiêu đánh già rủi ro tín dụng, phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay [bao gồm cả vay mua nhà, vay mua xe, vay tiêu dùng, hay khoản nợ từ thẻ tín dụng,...] cũng như chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Theo quy định của NHNN hiện nay chỉ tiêu này không được vượt quá 3%.  

Mục tiêu phấn đấu của ngân hàng thương mại là không để xảy ra nợ quá hạn. Tuy nhiên trong thực tế điều này rất khó thực hiện

Thứ hai, nợ xấu

Bên cạnh tỷ lệ nợ quá hạn thì chỉ tiêu nợ xấu cũng phản ánh tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 [dưới tiêu chuẩn], nhóm 4 [nghi ngờ] và nhóm 5 [khả năng mất vốn cao] trong bảng phân loại và cấp xét tín dụng của hệ thống CIC. Cụ thể: 

Tỷ lệ nợ xấu =  Nợ xấu/ Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong một đồng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Nợ xấu có độ rủi ro rất cao, khả năng thu hồi vốn là tương đối khó, khoản vốn của ngân hàng lúc này không còn là rủi ro nữa, mà đã gây thiệt hại cho ngân hàng. Đây là kết quả trực tìếp biểu hiện chất lượng của khoản tín dụng cấp cho khách hàng. 

Nếu tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng ngân hàng là cực thấp và ngân hàng cần phải xem xét lại toàn bộ hoạt động tín dụng của mình nếu không hậu quả khó lường.

>>>> Click ngay: Tìm hiểu bảo hiểm hiểm tín dụng là gì?

Hi vọng với các thông tin về Hiệu quả tín dụng ngân hàng được đánh giá qua các tiêu chí nào? giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về các chỉ số này và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế, với người vay vốn và ngân hàng. 

Khách hàng quan tâm, thắc mắc hoặc có nhu cầu Tư vấn mở thẻ tín dụng  vui lòng liên hệ trực tiếp với Topbank.vn qua Hotline: [024] 3 7822  888 hoặc để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí.

Theo thị trường ngân hàng

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.

Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.

Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.

Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được.

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng nguồn vốn, hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng.

Ta có công thức sau:

Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại.

Ta có công thức sau:

Video liên quan

Chủ Đề