Các hình thức dạy học tích hợp theo chủ de liên môn trong trường tiêu học

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học là gì?

Phương pháp dạy học tích hợp đã không còn xa lạ trong giáo dục, nhất là ở bậc tiểu học đã được nhiều trường áp dụng. Đây được xem là phương phức dạy học tiến bộ, hạn chế các bất cập của phương pháp truyền thống như học vẹt, thụ động của học sinh. Tuy nhiên các giáo viên và học sinh đã thật sự hiểu rõ về phương pháp dạy học này chưa? Cùng Lạc Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Thế nào là phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học? Đặc điểm và lợi ích cơ bản?

Tích hợp trong dạy học có nghĩa là lồng ghép các kiến thức liên quan trong một môn học để bổ trợ cho nội dung chính, nhằm giúp các học sinh hiểu rõ bài học hơn. Ở cấp tiểu học, phương pháp dạy tích hợp này giúp khuyến khích, thúc đẩy học sinh tự giác phân tích, tổng hợp kiến thức với các nội dung khác để xây dựng một mạng lưới nội dung có tính logic cao.

a. Đặc điểm của phương pháp dạy học tích hợp:

  • Tập trung chủ yếu vào giải quyết vấn đề/chứng minh giả thuyết;
  • Đẩy mạnh việc khám phá và sử dụng thông tin một cách hiệu quả;
  • Tạo điều kiện cho học sinh tích hợp các ý tưởng, trải nghiệm sẵn có và để hình thành kiến thức mới trong đầu;
  • Sáng tạo, khả năng thích ứng, tư duy phản biện và hoạt động cộng tác và các yếu tố không thể thiếu;
  • Phương pháp này phù hợp với đa dạng phong cách học tập, lý thuyết và các kiểu thông minh khác nhau.

>>> Xem thêm: Giáo án điện tử là gì? Lợi ích của giáo án điện tử

b. Lợi ích của phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học:

  • Giúp học sinh dễ dàng hiểu nội dung bài học, áp dụng lý thuyết vào thực hành
  • Xóa bỏ hình thức học vẹt truyền thống
  • Rèn luyện kỹ năng tư duy
  • Giúp các em tổng hợp kiến thức từ nhiều môn học khác nhau
  • Tăng khả năng hứng thú học tập của học sinh

II. 4 phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học phổ biến nhất

Dạy học tích hợp trong giáo dục không chỉ đơn giản là việc kết hợp môn này với môn kia mà có tới 4 hình thức tích hợp khác nhau:

1. Tích hợp đa môn

Tích hợp đa môn là dạng khai thác kiến thức của nhiều lĩnh vực môn học khác nhau trong cùng một vấn đề, nội dung bài học hay đối tượng đang nghiên cứu nghiên cứu. Ví dụ, thông qua việc nghiên cứu kim tự tháp, các em không chỉ mở mang kiến thức về văn hóa mà còn có một ví dụ điển hình về khối tam giác đều trong hình học không gian.

2. Tích hợp liên môn

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học theo hình thức liên môn là việc sử dụng kiến thức từ nhiều môn học khác nhau để giải quyết một chủ đề. Ví dụ, để học về văn hóa của một nước, cần phải kết hợp thêm các đặc điểm địa lý, bối cảnh lịch sử và các yếu tố con người khác.

3. Tích hợp nội môn

Cách làm này đề cập đến việc sử dụng nhiều nội dung kiến thức khác nhau trong cùng một môn học để giải quyết vấn đề đặt ra. Ví dụ: Kết hợp các công thức và định lý toán để giải một bài tập lớn.

4. Tích hợp xuyên môn

Đây là hình thức phức tạp nhất, vì nó hầu như kết hợp cả 3 phương án kể trên. Nó thường đòi hỏi sự phối hợp của nhiều giáo viên từ các bộ môn khác nhau, mỗi người sẽ phụ trách một phần nội dung liên quan đến chuyên môn của họ để cùng giải quyết một vấn đề chung. Cùng nhau truyền đạt kiến giúp giúp học sinh giải quyết 1 vấn dề. Thường dùng trong thực hiện các dự án. Ví dụ: giúp học sinh nghiên cứu về chế tạo robot, càn sự hướng dẫn của giáo viên lập trình, giáo viên vật lý.

>>> Xem thêm: Top 10 phương pháp tạo hứng thú học tập

III. 6 bước áp dụng phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học

Để áp dụng phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học vào giảng dạy một cách hiệu quả, đúng trọng tâm và không tốn quá nhiều thời gian, thầy cô có thể áp dụng 6 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Xác định trọng tâm bài học và tìm hiểu rõ những nội dung cần giảng dạy. Hoạch định thời gian cụ thể để không ảnh hưởng tiến độ chung
  • Bước 2: Lựa chọn phương án tích hợp phù hợp dựa trên 4 phương án ở trên. Để ddauw ra quyết định lựa chọn đúng đắn cần dựa trên các yếu tố như: khả năng khai thác kiến thức, cơ sở vật chất, thời gian
  • Bước 3: Soạn giáo án và kịch bản giảng dạy chi tiết, xây dựng nội dung bài học sinh động, thân thiên. Có thể kết hợp đa phương tiện như video, hình ảnh hoặc sáng tạo mô hình thủ công , trò chơi.
  • Bước 4. Phân công nhiệm vụ cho học sinh và hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, cần lưu ý, vai trò của giáo viên chỉ là là kiểm soát và hỗ trợ khi cần.
  • Bước 5. Tổng kết và đánh giá hiệu quả hoạt động giảng dạy. Có thể đặt ra các câu hỏi kiểm tra hoặc thực hiện các bài test nhỏ để đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh.

Nhìn chung, phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học là phương pháp giảng dạy tiến bộ, sáng tạo và mang lại giá trị thực tiễn cao. Đồng thời, nó cũng giúp nâng cao chất lượng tiết học, mang lại sự hứng thú cho cả học sinh và giáo viên. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi sự nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng của thầy cô để dẫn dắt lớp về đúng đích như mong đợi.

Có thể bạn quan tâm:

  • Phương pháp dạy học theo nhóm
  • Dạy học với công nghệ thông tin thời hiện đại
  • 5 Kho bài giảng E-Learning phố biến nhất hiện nay 2021
  • Tổng quan về đào tạo trực tuyến
  • Ưu điểm của đào tạo trực tuyến

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề