Các phương pháp cải tiến sản xuất ngành may

Cải tiến trong sản xuất là việc mà các doanh nghiệp sản xuất đang thường xuyên ứng dụng để tối ưu hoá trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu lãng phí, tiết kiệm chi phí triệt để nhằm tăng khả năng cạnh tranh với sự hỗ trợ của công nghệ.

Cải tiến trong sản xuất là gì?

Cải tiến trong sản xuất là tập trung vào việc cải tiến công suất của máy móc thiết bị, bao gồm cả việc phải trang bị một hệ thống máy móc thiết bị mới. Và việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng cũng như phải chuẩn bị một nguồn tài chính đủ mạnh. Đổi lại, việc cải tiến này sẽ đem đến một sự thay đổi mang tính đột phá.

Các phương pháp cải tiến sản xuất ngành may

Các phương pháp cải tiến sản xuất ngành may
Có thể bạn sẽ quan tâm: Các giải pháp IoT để cải tiến trong sản xuất

Cải tiến trong sản xuất là để đạt được những mục tiêu chung, cải thiện quá trình sản xuất. Sự cải tiến này có thể được chia làm các bước sau:

  1. Tiêu chuẩn hóa: Bắt đầu với quá trình thực hiện một hoạt động cụ thể có tính lặp lại trong quá trình sản xuất hoặc tổ chức trong doanh nghiệp.
  2. Đo lường: Kiểm tra liệu rằng quá trình có hiệu quả bằng cách sử dụng dữ liệu có thể xác định được về mặt số lượng như thời gian hoàn thành, số giờ cần bỏ ra..
  3. So sánh: So sánh các kết quả đo lường với yêu cầu. Liệu quá trình cải tiến này có tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp không? Liệu kết quả cải tiến có tương xứng với kết quả kỳ vọng?
  4. Cải tiến: Tìm kiếm những con đường thông minh hơn, hiệu quả hơn đi tới cùng mục tiêu cải tiến trong sản xuất có thể tăng năng suất.
  5. Tiêu chuẩn hóa: Một khi số đông nhân viên hài lòng với quy trình mới được thử nghiệm; hãy biến thành quy định để chúng được thực hiện dễ dàng và lặp đi lặp lại. 
  6. Lặp lại: Quay trở lại bước 1 và bắt đầu một lần nữa.

Các phương pháp mà bạn đang áp dụng trong doanh nghiệp tạo ra văn hóa làm việc cho chính doanh nghiệp của bạn. Rất nhiều doanh nghiệp loay hoay tìm ra định hướng; mời gọi những người giỏi hơn hoặc mua trang thiết bị máy móc với chi phí thấp hơn nhưng cuối cùng chỉ có phương pháp tạo ra văn hóa cải tiến hướng tới sự phát triển không ngừng mới giúp cho doanh nghiệp tăng được lợi thế cạnh tranh.

Doanh nghiệp có thể tăng chất lượng; cải thiện hiệu suất giao hàng và giảm chi phí trong khi vẫn đảm bảo mọi nhân viên trong doanh nghiệp vẫn được quan tâm. Nhờ có các sự kiện cải tiến nhỏ được thực hiện mỗi ngày trong mọi quy trình; doanh nghiệp sẽ dần dần cải thiện các giai đoạn trong quy trình quản trị sản xuất.

Các phương pháp cải tiến sản xuất ngành may

Các phương pháp cải tiến sản xuất ngành may
Có thể bạn sẽ quan tâm: Giải pháp nhà máy thông minh

Cải thiện các phương pháp trong mọi hoạt động và thu hút toàn bộ nhân viên tham gia vào các nỗ lực cải tiến. Cải tiến trong sản xuất là một hành trình; không phải là đích đến; cần có sự kiên nhẫn và tham gia đồng bộ của toàn thể cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp mới có thể thực hiện tốt phương pháp quản trị sản xuất này.

Các quy trình và chính sách chính là điều tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn. Chìa khóa để khiến cho doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn các đối thủ; khi bản thân doanh nghiệp có thể chưa có những sản phẩm độc đáo; giá thành chưa cạnh tranh; đó chính là quy trình sản xuất chuyên nghiệp; trôi chảy và không có các lãng phí không đáng có. Đây cũng là nơi tập trung nhiều nhất các dự án cải tiến liên tục trong doanh nghiệp.

Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp rất cần các cải tiến diễn ra không ngừng nghỉ. Với những cải tiến trong sản xuất; doanh nghiệp của bạn có khả năng vượt lên trước đối thủ cạnh tranh; khi họ cũng có những thay đổi để phù hợp với yêu cầu kinh doanh; nhưng không thường xuyên. Đảm bảo được các hoạt động cải tiến liên tục hiệu quả; điều đó cũng có nghĩa doanh nghiệp của bạn sở hữu hệ thống quản trị sản xuất vô cùng chất lượng.

Năng suất ở nhiều công đoạn sản xuất tăng từ 15-25%, kết quả này có được là nhờ Tổng công ty May 10-CTCP (gọi tắt là May 10) đã đầu từ cải tiến kỹ thuật và chú trọng yếu tố con người.

Cải tiến kỹ thuật

Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thời trang, mỗi năm May 10 sản xuất trung bình trên 30 triệu sản phẩm cho thị trường chính: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… đây là những thị trường lớn nhưng cũng đòi hỏi phải đáp ứng và tuân thủ nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng của sản phẩm, tiến độ giao hàng, giá thành cạnh tranh… Do vậy công tác cải tiến năng suất luôn được May 10 quan tâm thực hiện.

Các phương pháp cải tiến sản xuất ngành may

Dây chuyền sản xuất hiện đại của May 10

Ông Bạch Hồng Long - Phó Tổng giám đốc May 10 - chia sẻ, Bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển thì công tác cải tiến nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm phải thường xuyên liên tục. Do vậy trong công tác đầu tư, yếu tố kỹ thuật và con người được May 10 xác định là hai yếu tố quan trọng quyết định đến nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.

Trước hết, May 10 đã đầu tư cho Phòng Kỹ thuật phần mềm 3D áp dụng rộng rãi trong thiết kế mẫu. Nhờ đó, nhiều khách hàng như Lifung, Newtime đã duyệt ngay mẫu 3D và tiến tới may Fit, PP, mà không cần may mẫu phát triển, mẫu proto tiết kiệm thời gian, nhân công và nguyên vật liệu may mẫu.

Để chủ động trong công tác nghiên cứu, May 10 đã thành lập một phòng thí nghiệm (LAB) đủ tiêu chuẩn thực hiện 26 phép thử, đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017. Phòng thí nghiệm có thể thực hiện các phép thử cho các khách hàng, làm dịch vụ các phép thử theo tiêu chuẩn quốc tế tương đương với các phòng thí nghiệm lớn như Interteck, BV…

Tiếp theo, May 10 đã cải tiến khâu cắt vì đây là khâu đầu của sản xuất, theo đó tổng công ty đã đầu tư hệ thống máy trải vải và máy cắt tự động. Nhờ đó, đã giúp May 10 giải quyết dễ dàng bài toán thiếu lao động, giảm ít nhất 2 lao động thủ công/1 máy nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ bán thành phẩm cho may với chất lượng đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra với các loại hàng kẻ May 10 đầu tư hệ thống bàn trải vải cắm chông giúp có thể cắt được hàng kẻ chuẩn mà không phải gọt sửa lại, tiết kiệm ít nhất 4 lao động làm thân/1 bàn cắt.

“Khi đầu vào đã đáp ứng được thì việc tối quan trọng là thúc đẩy về năng suất khâu may. Đây là khâu quyết định tạo ra doanh thu của các nhà máy. May 10 đã đầu tư rất nhiều máy móc thiết bị hiện đại, điển hình như hệ thống chuyền treo tự động giúp giảm thời gian vận chuyển, và chỉ sử dụng cho các công đoạn lắp ráp cuối chuyền, ứng dụng lý thuyết PUSH - PULL. Các công đoạn buộc phải kéo và đẩy để cùng tạo năng suất chung cao nhất giúp năng suất tăng từ 15-20% và hỗ trợ được cán bộ quản lý trong việc tính lương cho công nhân thông qua hệ thống ghi năng suất tự động của chuyền treo”, ông Bạch Hồng Long chia sẻ.

Để công nhân May 10 được tiếp cận với công nghệ 4.0, May 10 đã đầu tư thử nghiệm 2 hệ thống chuyền Janet thông minh, hỗ trợ công tác quản lý và điều hành sản xuất. Cán bộ quản lý theo dõi năng suất, cân bằng chuyền trực tiếp trên hệ thống và hệ thống Janet hỗ trợ được bộ phận IE trong việc trích xuất dữ liệu để phân tích năng suất, năng lực công nhân. Với tính năng của hệ thống chuyền thông minh Janet có thể copy hình ảnh thao tác chuẩn về từng đầu máy giúp công nhân học thao tác nhanh, thuận tiện và tiết kiệm thời gian đào tạo.

Đầu tư cho con người

Cũng theo ông Bạch Hồng Long, để giúp người lao động có thể phát huy tối đa năng lực của mình, May 10 đã đầu tư một phần mềm quản lý năng suất GPRO giúp cải thiện cho việc tính lương, công nhân không phải ghi năng suất và phần mềm IEES giúp nghiên cứu và phân tích chuẩn hóa thao tác cho công nhân lao động. Bộ phận IE được thành lập để nghiên cứu và cải tiến thao tác, cập nhật thường xuyên và triển khai áp dụng trong toàn công ty. Nhờ đó, hệ thống giây chuẩn của sản phẩm sơmi và veston giảm khoảng 20-25% sau mỗi lần cải tiến. (áo Smi = 696”; áo VT = 5282” quần VT = 1854”).

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng đào tạo cho người lao động và chuẩn hóa thao tác trong toàn công ty, bộ phận IE đã sử dụng kỹ năng ghi hình với các góc độ rõ nhất của những cử động khó và đưa vào phần mềm làm video tạo các điểm nhấn để có thể giúp người công nhân học thao tác được nhanh nhất và đã cho ra bộ giáo trình đào tạo của các loại sản phẩm. Hiện tại khi vào nhiều sản phẩm khó, bộ phận IE tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các thao tác chuẩn cho sản phẩm mới. Việc áp dụng bộ giáo trình đào tạo đã giúp giảm thời gian đào tạo 10 ngày và năng suất tăng từ 80 - 100sp/1 tổ sản xuất so với phương pháp đào tạo cũ mà chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo.

Một hoạt động được May 10 duy trì trong suốt nhiều năm qua đó là hàng năm tổng công ty đều tổ chức ngày hội ý tưởng nhằm khai thác các đề tài, giải pháp hữu ích, ý tưởng hay của các đơn vị. Các sáng kiến cải tiến được hội đồng thi đua xét theo từng quý, các sáng kiến sau khi được hội đồng thi đua xét thưởng đều được cập nhật và chia sẻ ngay để các đơn vị áp dụng. Hàng năm bình quân có trên 200 sáng kiến với giá trị làm lợi trên 3 tỷ đồng được May 10 áp dụng triển khai.

Cùng với đó, công cụ Lean cũng được May 10 tận dụng tối đa, tổng công ty đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, tuyên truyền để người lao động và cán bộ quản lý hiểu về mục đích và phương pháp thực hiện. Để làm được Lean buộc doanh nghiệp phải có lao động có tay nghề đồng đều và cán bộ quản lý linh hoạt để cân bằng chuyền liên tục và giải quyết các phát sinh kịp thời cho sản xuất. Trong đó Xí nghiệp May Hà Quảng là đơn vị dẫn đầu của May 10 trong việc áp dụng Lean 5 rồi xuống Lean 3.

Cùng với đó, việc nghiên cứu trước sản xuất, xác định nút thắt cổ chai (những khó khăn ách tắc) để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, giúp các đơn vị trong tổng công ty chuyển đổi sản phẩm nhanh hơn, năng suất, chất lượng đạt ngay từ đầu. “Trước kia khi chuyển đổi sản phẩm sơmi và quần phải mất từ 1-2 ngày nhưng nay chỉ cần 1-2 giờ. Sản phẩm veston, jacket trước đây chuyển đổi mất khoảng 3-4 ngày, nay chỉ mất 8 giờ là có sản phẩm ra chuyền đạt chất lượng, tạo được uy tín đối với khách hàng và tăng thu nhập cho người lao động”, ông Bạch Hồng Long cho biết.

Có thể thấy rõ, thông qua giải pháp kỹ thuật và con người, năng suất lao động ở các công đoạn sản xuất của May 10 đã tăng trung bình từ 15-25%, thời gian gia công các sản phẩm đều giảm, lực lượng lao động ở một số khâu sản xuất cũng giảm điều này giúp May 10 tối ưu hóa chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Theo Báo Công Thương