Các thông số trong xử lý nước thải

Nước thải sinh hoạt, các thông số đặc trưng của nước thải sinh hoạt, cách xử lý nước thải sinh hoạt,… là những khái niệm được nhắc đến rất nhiều, đặc biệt là trong tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt đáng báo động như hiện nay. Để có giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp, chúng ta cần tìm hiểu nước thải sinh hoạt là gì cùng với các thông số đặc trưng của nó. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết. 

Mục lục

  • 1 Nước thải sinh hoạt là gì?
  • 2 Các thông số đặc trưng của nước thải sinh hoạt
    • 2.1 Thông số vật lý
    • 2.2 Thông số hóa học
    • 2.3 Thông số vi sinh vật học
  • 3 Cách xử lý nước thải sinh hoạt
    • 3.1 Phương pháp xử lý cơ học
    • 3.2 Phương pháp xử lý hoá lý
    • 3.3 Phương pháp xử lý hoá học
    • 3.4 Phương pháp xử lý sinh học
  • 4 Công nghệ xử lý nước MET- Công nghệ của người Việt 

Nước thải sinh hoạt là các nguồn thải phát sinh từ hoạt động hàng ngày của con người như tắm giặt, ăn uống, vui chơi, giải trí, vệ sinh,…. Lượng nước thải sinh hoạt phần lớn tập trung ở các khu dân cư, chung cư, đô thị, trường học, công sở, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, quán ăn.

Nước thải sinh hoạt

Nếu không có biện pháp xử lý phù hợp, nước thải sinh hoạt cũng mang trong mình nhiều mầm mống gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường. Dưới đây là các thông số đặc trưng của nước thải sinh hoạt.

Các thông số đặc trưng của nước thải sinh hoạt

Thông số vật lý

Hàm lượng chất rắn lửng

  • Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù như: phù sa, gỉ sét, bùn,…
  • Các chất hữu cơ không tan
  • Các vi sinh vật như vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh,…

Mùi

Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là H2S [mùi trứng thối]. Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn có sự góp mặt của các hợp chất khác, chẳng hạn như indol, skatol, cadaverin và cercaptan có thể gây ra những mùi khó chịu hơn cả H2S.

Nhiệt độ 

Nhiệt độ của nước thải thường cao hơn nhiệt độ của nước cấp.

Độ màu

Màu của nước thải sinh hoạt là do thuốc nhuộm hoặc là sản phẩm được tạo ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Đơn vị đo độ màu thông dụng là mgPt/L. 

Độ đục

Độ đục của nước thải sinh hoạt là do các chất lơ lửng và các chất dạng keo chứa trong nước thải tạo nên. Đơn vị đo độ đục thông dụng là NTU.

Nước thải khu dân cư

Thông số hóa học

Độ pH

Là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, độ pH là thước đo biểu thị tính axit và tính kiềm của nước, được tính bằng nồng độ của ion hydro [pH = -log[H+]].

Độ pH của nước có liên quan dạng tồn tại của kim loại và khí hoà tan trong nước. pH có ảnh hưởng đến hiệu quả tất cả quá trình xử lý nước. Các công trình xử lý sinh học nước thải thường hoạt động tốt khi pH = 6,5 – 8,5.

Nhu cầu oxy hóa học [Chemical Oxygen Demand – COD]

Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp hóa học [sử dụng tác nhân oxy hóa mạnh], là thông số được sử dụng để xác định tổng hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước, bao gồm cả nguồn gốc sinh vật và phi sinh vật. Đơn vị đo của COD là mgO2/L hay đơn giản là mg/L.

Nhu cầu oxy sinh học [Biochemical Oxygen Demand – BOD]

Là một trong những thông số cơ bản đặc trưng cho mức độ ô nhiễm nước thải bởi các chất hữu cơ có thể bị oxy hóa sinh hóa [các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học]. BOD được xác định bằng lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ dạng hòa tan, dạng keo và một phần dạng lơ lửng với sự tham gia của các vi sinh vật trong điều kiện hiếu khí, được tính bằng mgO2/L hay đơn giản là mg/L.

Oxy hòa tan [Dissolved Oxygen – DO]

Hàm lượng oxy hòa tan là thông số đặc trưng cho mức độ nhiễm bẩn chất hữu cơ của nước mặt. Lượng oxy hòa tan trong nước thải ban đầu dẫn vào trạm xử lý thường bằng không hoặc rất nhỏ. 

Nitơ và các hợp chất chứa nitơ

Nitơ có trong nước thải ở dạng các liên kết hữu cơ và vô cơ. Trong nước thải sinh hoạt, phần lớn các liên kết hữu cơ là các chất có nguồn gốc protit, thực phẩm dư thừa. Trong các liên kết vô cơ, nitơ ở dạng khử NH4+, NH3. 

Phốt pho và các hợp chất chứa Phốt pho 

Trong các loại nước thải, Phốt pho hiện diện chủ yếu dưới các dạng Phosphate. Các hợp chất Phosphate được chia thành Phosphat vô cơ và phốt pho hữu cơ. [tỉ lệ BOD:N:P = 100:5:1].

Chất hoạt động bề mặt

Các chất hoạt động bề mặt là những chất hữu cơ gồm 2 phần: kị nước và ưa nước. 

Thông số vi sinh vật học

Vi khuẩn

Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải thường gây các bệnh về đường ruột: dịch tả do vi khuẩn Vibrio comma, bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella typhosa…

E-coli là loại vi khuẩn phổ biến trong các loại nước thải. Vì vậy E-coli được chọn làm một trong những thông số để đánh giá chất lượng nước thải.

Virus

Virus có trong nước thải sinh hoạt có thể gây các bệnh có liên quan đến rối loạn hệ thần kinh trung ương, viêm tủy xám, viêm gan…

Giun sán [helminths]

Chất thải của người và động vật là nguồn đưa giun sán vào nước. 

Cách xử lý nước thải sinh hoạt

Phương pháp xử lý cơ học

  • Song chắn rác hoặc lưới lọc.
  • Bể thu, tách mỡ, bể điều hòa
  • Bể lắng, bể lắng cát.
  • Lưới lọc, vải lọc, hoặc lọc qua lớp vật liệu lọc.

Đây là các phương pháp xử lý sơ bộ, nhằm đảm bảo cho hệ thống thoát nước hoặc các công trình xử lý nước thải sinh hoạt phía sau hoạt động ổn định.

Công nghệ xử lý nước Met

Phương pháp xử lý hoá lý

  • Bể keo tụ, tạo bông
  • Bể tuyển nổi
  • Phương pháp hấp phụ
  • Phương pháp trao đổi ion
  • Phương pháp xử lý nước thải bằng quá trình màng, trích ly.

Bản chất của phương pháp xử lý hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà không thể dùng quá trình lắng để xử lý. 

Phương pháp xử lý hoá học

  • Trung hoà
  • Oxi hóa và khử
  • Kết tủa

Là quá trình khử trùng nước thải bằng hóa chất [Clo, Ozone], phương pháp xử lý hoá học thường là khâu cuối cùng trong dây chuyền công nghệ trước khi xả ra ngoài môi trường. 

Phương pháp xử lý sinh học

  • Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí
  • Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí
  • Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên
  • Hồ sinh học
  • Bể lọc sinh học nhỏ giọt
  • Bể lọc sinh học có vật liệu lọc ngập trong nước
  • Xử lý sinh học bằng phương pháp bùn hoạt tính

Các chất hữu cơ ở dạng keo, huyền phù và dung dịch trong nước thải là nguồn thức ăn của vi sinh vật. Trong quá trình hoạt động, vi sinh vật sẽ oxy hóa hoặc khử các hợp chất hữu cơ này, kết quả là làm sạch nước thải.

Trên đây là các thông số đặc trưng của nước thải sinh hoạt. Sau đây, mời các bạn tìm hiểu một công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. 

Công nghệ xử lý nước MET- Công nghệ của người Việt 

Được biết đến là một giải pháp Việt chất lượng quốc tế, công nghệ MET của Công ty TNHH Công nghệ Xử lý nước TA do chính người Việt sáng chế đã mang lại một hướng đi mới và tân tiến việc xử lý nước thải, nước sinh hoạt ở Việt Nam. 

Ra đời với mục đích mang lại cho người Việt một sự an tâm khi sử dụng nước và mong muốn sánh vai cùng các cường quốc, công nghệ xử lý nước MET đạt được nhiều thành công với các lợi thế: vận hành đơn giản, không dùng điện, không hóa chất, không vi sinh, không có lõi lọc; không mất tiền duy trì;

không cần diện tích lớn, lại không gây tiếng ồn, mùi, không xảy ra hiện tượng tắc nghẽn, không cần người vận hành có trình độ cao; không hạn chế khối lượng xử lý, tuổi thọ có thể lên đến hơn 10 năm.

Được khởi đầu từ năm 2011, khi kỹ sư Vũ Tiến Anh nhận thấy mức độ ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam ngày càng phức tạp, các công nghệ lọc nước từ nước ngoài vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng cũng như yêu cầu về chất lượng và giá thành.

Vì thế, anh cùng các đồng sự 100% là người Việt đã bắt tay vào nghiên cứu nguồn nước sinh hoạt, nước nhiễm phèn, nhiễm mặn, các loại nước thải vv… từ đó sáng tạo ra công nghệ mới về xử lý nước theo nguyên lý cơ học trên nền áp suất âm.

Khác biệt với các công nghệ hiện nay trên thị trường trong và ngoài nước, hệ thống xử lý nước MET là một hệ thống xử lý nước bằng phương pháp Cơ – Tĩnh – Xử lý hóa trị nhằm khắc phục nhược điểm của các hệ thống truyền thống.

Với chi phí lắp đặt và vận hành thấp, hiệu quả xử lý cao, công nghệ MET hoàn toàn tự tin sẽ mang tên tuổi Việt Nam ra trường thế giới. 

Chủ Đề