Các yếu to ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người

1. Khái niệm nhân cách con người

Nhân cách là khái niệm chỉ bao hàm phần xã hội, tâm lí của cá nhân, đó là một con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định; là chủ thể của các quan hệ người – người, của hoạt động có ý thức và giao lưu. Hiện nay có rất nhiều lí thuyết khác nhau về nhân cách trong khoa học tâm lí. Đó là thuyết phân tâm của S.Frued, thuyết siêu phẳng và bù trừ của A.Adler…

Các nhà tâm lí học theo quan điểm của Mác –xít đều cho rằng khái niệm nhân cách phải là một phạm trù xã hội chứ không thể thuần tâm lí. Tuy nhiên điều đó không loại trừ việc mỗi ngành khoa học tiếp cận vấn đề nhân cách theo góc độ của mình, trong số đó có khoa học tâm lí. Rõ ràng là một người sẽ chỉ trờ thành nhân cách kho đã có tâm lí và ý thức. Sau đây là một số định nghĩa về nhân cách của những nhà tâm lí theo quan điểm Mác – xít được sử dụng rộng rãi:

“Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò nhất định.” – A.G.Goovaliôp

“Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lí đang quy định những hình thức hoạt động và những hành vi có ý nghĩa xã hội” – E.V.Sôrôkhôva

Mặc dù có các định nghĩa khác nhau như trên nhưng các nhà tâm lí học Mác – xít đề thống nhất với nhau ở quan điểm: “Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.”

Nói thuộc tính tâm lý là nói hiện tượng tâm lý tương đối ổn định – kể cả phần sống động và phần tiềm tàng [nét, thói, tính tình,,,] có tính quy luật chứ không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên.

Xem thêm: Tâm lý học phát triển là gì? Các lý thuyết theo tâm lý học phát triển?

Dùng chữ “tổ hợp” có nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định. Cũng một thuộc tính đó, nằm trong thuộc tính khác cũng trở nên khác đi.

Nói “bản sắc” là muốn nói trong số những thuộc tính đó, trong hệ thống đó có cái chung từ xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình vào con người nhưng cái chung này [gọi tắt là kinh nghiệm – xã hội – lịch sử] đã trở thành cái riêng, cái khác biệt của từng người có đặc điểm về nội dung và cả về hình thức, không giống với các tổ hợp khác của bât cứ một người nào khác.

Dùng chữ “giá trị xã hội” là muốn nói những thuộc tính đó thể hiện ra ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của người ấy và được xã hội đánh giá.

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [134.25 KB, 12 trang ]

MỞ ĐẦU.
Trong tâm lý học hiện đại, việc nghiên cứu con người với tư cách là một thành
viên của xã hội, một chủ thể của các mối quan hệ giao tiếp, các nhà tâm lý học
thường đề cập đến khái niệm nhân cách. Sau đây tôi xin làm rõ một phần về nhân
cách đó là khái niệm nhân cách và những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển nhân cách từ đó nêu ra những liên hệ thực tiễn để hoàn thiện hơn nhân
cách của mỗi người.
NỘI DUNG.
1.

Khái niệm nhân cách.

Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của xã hội nhất định, là chủ
thể của các mối quan hệ giao tiếp thì chúng ta nói đến nhân cách của họ. Vậy, nhân
cách của con người là gì?
Nhân cách của một người là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân được
biểu hiện ở bản sắc và mang theo những giá trị xã hội của người ấy.
Như vậy, nhân cách là những thuộc tính tâm lý bởi nó là hiện tượng tâm lý tương
đối ổn định, có tính quy luật chứ không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên.
Những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác
động lẫn nhau làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định. Trong hệ thống
những thuộc tính đó có cái chung từ xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình vào con
người nhưng cái chung này đã trở thành cái riêng, cái khác biệt của từng người cả
về nội dung và hình thức mà không giống với tổ hợp khác của bất cứ một người
nào khác. Những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách được thể hiện ra ở những
vịc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của người ấy
và được xã hội đánh giá nên nó mang giá trị xã hội.
Nhân cách có cấu trúc bao gồm bốn thuộc tính: xu hướng, năng lực, tính cách, khí
chất.



Chúng ta đều biết rằng con người sinh ra vốn chưa có nhân cách. Nhân cách là cấu
tạo mới do từng người tự hình thành nên và phát triển trong quá trình sống, giao
tiếp, học tập, lao động, hoạt động xã hội, vui chơi… Vậy chúng ta nên hiểu thế nào
là sự phát triển nhân cách? Sự phát triển nhân cách phụ thuộc vào những nhân tố
nào? Vai trò của từng nhân tố đó ra sao?
Sự phát triển nhân cách là sự biến đổi có quy luật cả lượng và chất về thể chất, về
tâm lý, về mặt xã hội của cá nhân. Sự phát triển về thể chất thể hiện ở sự tăng
trưởng về chiều cao, trọng lượng, cơ bắp, sự hoàn thiện các giác quan, sự phối hợp
các vận động. Sự phát triển về mặt tâm lý thể hiện ở những biến đổi cơ bản trong
quá trình nhận thức, xúc cảm, ý chí, ở sự hình thành các thuộc tính tâm lý mới của
nhân cách. Sự phát triển về mặt xã hội thể hiện ở sự thay đổi trong cách ứng xử với
người xung quanh, trong sự tham gia tích cực vào đời sống xã hội.
2.

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách.

a.

Bẩm sinh- di truyền.

a.1. Khái niệm, vai trò.
Bẩm sinh- di truyền là toàn bộ các yếu tố về giải phẫu- sinh lý của bộ não[ nói
riêng], các bộ phận trong cơ thể[ nói chung] có sẵn từ khi con người sinh ra hoặc
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Bẩm sinh di truyền đóng vai trò là tiền đề vật chất cho sự hình thành và phát triển
nhân cách, nó làm cho quá trình hình thành nhân cách nhanh chóng hay chậm
chạp, thuận lợi hay khó khăn. Nhân tố này không quyết định chiều hướng và nội
dung của sự phát triển nhân cách. Ví dụ nếu như một đứa trẻ khi sinh ra có năng
khiếu bẩm sinh về âm nhạc thì sau đó việc đào tạo âm nhạc cho đứa trẻ này sẽ dễ
dàng hơn và khả năng thành công của nó trong lĩnh vực âm nhạc cũng cao hơn so

với những đứa trẻ không có năng khiếu bẩm sinh đó.


Tuy nhiên, nếu không có sự tác động của những yếu tố khác như giáo dục, môi
trường và hoạt động tích cực của cá nhân thì nhân tố bẩm sinh đó cũng sẽ không
thể phát triển. Ví dụ tai âm nhạc của Môza, mắt hội họa của Raphaen sẽ không tự
phát triển những khả năng tiềm tàng của nó một khi thiếu môi trường, nhu cầu và
sự rèn luyện.
Tóm lại, bẩm sinh di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành và phát
triển tâm lý nhân cách. Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các
hiện tượng tâm lý- những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của cơ thể, trong đó có hệ
thần kinh. Từ đó có thể khẳng định vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di truyền đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách.
a.2. Liên hệ thực tế.
Chính vì vậy, các nhà giáo dục cần quan tâm đúng mức đến sức sống vốn có trong
bản chất tự nhiên của con người; cần sớm xác định tính chất và phương hướng của
những sức sống đó dưới dạng những tư chất để chăm sóc, khai thác, phát huy kịp
thời nhằm phát triển tài năng của trẻ.
Chúng ta không nên tuyệt đối hoá hoặc đánh giá quá cao nhân tố sinh học trong sự
phát triển nhân cách để có thái độ đúng đắn trước những thuyết định mệnh do di
truyền, thuyết sinh học hoá giáo dục hoặc những chính sách giáo dục không đúng
như bắt nguồn từ thuyết chủng tộc trong giáo dục, thuyết hai hệ thống nhà trường
cho trẻ bình dân và trẻ ưu tú…, đồng thời cũng tránh việc quá xem nhẹ ảnh hưởng
của nhân tố sinh học trong công tác giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách
của trẻ.
b. Môi trường sống.
b.1. Khái niệm, vai trò của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách.



Môi trường là hệ thống phức tạp, đa dạng các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện
tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho sinh hoạt và phát triển của con người,
có hai loại môi truờng, đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Môi trường tự nhiên bao gồm các điều kiện tự nhiên – sinh thái phục vụ cho học
tập, lao động, rèn luyện sức khoẻ, vui chơi, nghỉ ngơi của con người. Những điều
kiện ấy quy định đặc điểm của các dạng, các ngành sản xuất, đặc tính nghề
nghiệp…qua đó quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở mức độ nhất định. Vì
vậy tuy không đóng vai trò chủ đạo nhưng nó cũng góp phần hình thành nên nhân
cách của con người. Ví dụ những người sinh ra ở vùng biển thường có xu hướng
nghề nghiệp là trở thành ngư dân hoặc những công việc khác có liên quan đến
biển.
Môi trường xã hội bao gồm môi trường chính trị, môi trường kinh tế, sản xuất,
môi trường sinh hoạt xã hội và môi trường văn hoá.
Trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, môi trường xã hội có
tầm quan trọng đặc biệt vì nếu không có xã hội loài người thì những tư chất có tính
người cũng không thể phát triển được, vì nhân cách là một sản phẩm của xã hội.
Như trường hợp của những đứa trẻ được bầy sói nuôi từ bé, khi được con người
tìm thấy chúng đi bằng tứ chi, không uống nước mà liếm và thịt thì không cầm lên
tay mà ăn ngay dưới sàn nhà, chúng không nói được mà chỉ hú lên như loài sói. Tất
cả những biểu hiện nhân cách con người đều không xuất hiện ở những đứa trẻ này.
Như vậy, sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong
môi trường xã hội loài người. Môi trường đó góp phần tạo nên mục đích, động cơ,
phương tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, mà nhờ đó cá nhân
chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội loài người để hình thành và phát triển
nhân cách của mình. Tuy nhiên tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách còn tuỳ thuộc vào lập trường, quan điểm,
thái độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó, cũng như tuỳ thuộc vào xu hướng và


năng lực, vào mức độ của cá nhân tham gia cải biến môi trường. Như vậy cần chú

ý đến hai mặt trong tác động qua lại giữa nhân cách và môi trường: thứ nhât, tính
chất tác động của hoàn cảnh đã phản ánh vào nhân cách; Thứ hai, sự tham gia của
nhân cách tác động đến hoàn cảnh nhằm làm cho hoàn cảnh đó phục vụ cho lợi ích
của mình.
b.2. Liên hệ thực tiễn.
Trong quá trình giáo dục nhân cách cho con người, cần gắn chặt từng bước việc
giáo dục, học tập với thực tiễn cải tạo xã hội. Còn trong quá trình hình thành và
phát triển nhân cách, cần đánh giá đúng mức vai trò của môi trường. Cho đến nay
vẫn còn tồn tại “Thuyết định mệnh do hoàn cảnh”, thuyết này tuyệt đối hoá vai trò
của hoàn cảnh, hạ thấp vai trò của giáo dục, biện hộ cho việc duy trì đặc quyền
giáo dục đối với các tầng lớp xã hội có hoàn cảnh thuận lợi. Ngược lại, thuyết
“Giáo dục vạn năng” lai phủ nhận tính quy định của môi trường xã hội đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách, thậm chí có ảo tưởng dùng những biện pháp có
tính chất cải lương chỉ thông qua hoạt động giáo dục thay thế cho những cải biến
cách mạng về kinh tế, chính trị, xã hội…
c. Giáo dục.
c.1. Khái niệm, vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
Giáo dục là sự tác động có mục đích, kế hoạch, biện pháp và hệ thống lên đời sống
tinh thần của con người để hình thành ở họ những phẩm chất mà nhà giáo dục
mong muốn.
Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, vai trò chủ đạo của giáo dục được thể
hiện:
- Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách và dẫn
dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo chiều hướng đó.


- Giáo dục có thể mang lại những cái mà yếu tố bẩm sinh- di truyền hay môi
trường tự nhiên không thể đem lại được. Ví dụ, một đứa trẻ sinh ra không bị
khuyết tật gì thì theo sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đến một giai đoạn
nhất định đứa trẻ sẽ biết nói nhưng muốn biết đọc sách báo thì nhất thiết đứa trẻ

phải học chữ.
- Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con người. Ví dụ,
bằng những phương pháp giáo đặc biệt cho trẻ em và người lớn bị khuyết tật[ câm,
mù, điếc…] có thể phục hồi được những chức năng đã mất hoặc có thể phát triển
tài năng và trí tuệ một cách bình thường. Như trường hợp của thầy giáo Nguyễn
Ngọc Kí dù bị cụt cả hai tay nhưng do có sự giáo dục, rèn luyện tập viết bằng chân
nên vẫn có thể viết chữ như bao người có tay lành lặn khác, hay trường hợp của
Helen Keller dù bị câm, mù và điếc nhưng do được sự chăm sóc, giáo dục của cô
Ani Sullivan cô đã đọc được một lượng sách nhiều hơn những người bình thường,
hơn nữa, cô còn học được cách đánh máy chữ và viết được bảy cuốn sách, cô cũng
là người câm, mù và điếc đầu tiên trên thế giới được học đại học và tốt nghiệp loại
ưu.
- Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu, do tác động tự phát của
môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn
của xã hội. chẳng hạn như công tác giáo dực đối với trẻ em hư hoặc cải tạo lao
động đối với người phạm pháp.
- Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội chỉ ảnh
hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó. Chẳng hạn, mục tiêu giáo dục của
chúng ta là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đây là tính chất tiên tiến của
giáo dục.
Tuy nhiên giáo dục chỉ vạch ra đường hướng cho sự hình thành và phát triển nhân
cách của con người và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển theo khuynh
hướng đó. Còn các nhân mỗi người có phát triển theo hướng đó hay không, phát


triển đến mức độ nào thì còn phải tùy thuộc vào thái độ, hành động tích cực của
mỗi cá nhân mà giáo dục không quyết định trực tiếp được.
c.2. Liên hệ thực tiễn.
Như vậy, giáo dục môt mặt cung cấp cho con người những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo,
mặt khác hình thành trong nhân cách họ những phẩm chất tâm lý cần thiết theo yêu

cầu của sự phát triển xã hội. Sản phẩm văn hóa của loài người có thể biến thành tài
sản tinh thần của nhân cách nhờ hoạt động dạy học. Chính bởi giáo dục có vai trò
chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách, cho nên trong quá trình dạy
học và giáo dục chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
- Dạy học, giáo dục sẽ tạo nên sự phát triển nhân cách khi trong quá trình đó những
sức mạnh của bản thân trẻ được thúc đẩy, khi nhu cầu, động cơ, hứng thú của trẻ
được chú ý, khi dạy học và giáo dục phù hợp với những quy luật bên trong của sự
phát triển cá nhân. Ví dụ với một đứa trẻ có năng khiếu về hội họa nên quan tâm
giáo dục về hội họa cho đứa trẻ đó.
- Những yêu cầu của nhà trường, của nhà giáo dục, của môi trường giáo dục xung
quanh đề ra cho trẻ phải không ngừng tăng dần mức độ phức tạp và khó khăn. Có
như vậy sẽ kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ.
- Giáo dục và dạy học một mặt phải dựa trên sự phát triển đã đạt được của học
sinh, nhưng mặt khác phải đi trước sự phát triển , kéo sự phát triển tiến lên.
- Giáo dục và dạy học phải luôn chú ý đến việc kích thích được hoạt động của học
sinh , mặt khác, trong quá trình giáo dục và dạy học phải tổ chức đúng đắn, hợp lý
các hoạt động học tập , lao động sản xuất , hoạt động xã hội – chính trị, thể thao,
vui chơi, giải trí … Chính thông qua hoạt động và giao tiếp ấy mà trẻ ngày càng
phát triển về tâm lý, ngày càng nhận thức thế giới mốt cách sâu sắc hơn.
- Một điều đặc biệt quan trọng là cần phải đánh giá đúng vai trò của giáo dục trong
mối quan hệ với các yếu tố khác, tránh quá đề cao hoặc là có nhận thức không
đúng đắn về vai trò của giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người.


d. Hoạt động.
d.1. Khái niệm, vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách.
Hoạt động là sự tác động qua lại giữa con người với thế giới khách quan, hướng tới
nhằm biến đổi nó và thỏa mãn nhu cầu của con người.
Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục đến con người

sẽ không có hiệu quả nếu như bản thân mỗi người không tiếp nhận, không hưởng
ứng những tác động đó, không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát
triển tâm lý, hình thành nhân cách. Bởi vậy, hoạt động mới là nhân tố tác động
quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân.
Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật về sự tự thân vận động, về động lực bên
trong của sự phát triển nói chung. Hoạt động của cá nhân nhằm để thỏa mãn những
nhu cầu tự nhiên hay nhu cầu xã hội, vật chất hay tinh thần của đời sống riêng hay
đời sống xã hội là những biểu hiện phong phú về tính tích cực của nhân cách.
Tâm lý học hiện đại coi hoạt động là quá trình sáng tạo của con người[ với tư cách
là chủ thể] và là quá trình con người lĩnh hội toàn bộ những cái có trong thực tại
xung quanh cần cho cuộc sống của chủ thể. Hai quá trình này trong hoạt động diễn
ra đồng thời và thống nhất với nhau, chuyển hóa lẫn nhau, gọi là quá trình đối
tượng hóa và quá trình chủ thể hóa.
Quá trình đối tượng hóa[ khách thể hóa] là quá trình chủ thể của hoạt động chuyển
những cái của mình thành sản phẩm của hoạt động. Một ví dụ về quá trình đối
tượng hóa là việc các nhà văn sử dụng những hiểu biết, những kinh nghiệm sống
được tích cóp của mình để viết nên những tác phẩm văn học mang đậm dấu ấn tâm
lý cá nhân của bản thân nhà văn đó.
Quá trình chủ thể hóa là quá trình biến những cái từ bên ngoài hiện thực khách
quan thành những cái của chủ thể. Thông qua quá trình chủ thể hóa, con người lĩnh
hội kinh nghiệm xã hội- lịch sử của bản thân để hình thành nhân cách như việc


những sinh viên trường Đại học Luật tiếp nhận những tri thức về khoa học pháp lý
được thầy cô truyền giảng và thông qua những tình huống thực tiễn để hình thành
nên những hiểu biết về pháp luật và những công việc của người luật sư tương lai
phải làm, từ đó hình thành năng lực bản thân và thái độ tình cảm đối với nghề
nghiệp tương lai.
Việc đánh giá hoạt động là rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Việc
đánh giá sẽ chuyển dần thành tự đánh giá, giúp con người thấm nhuần những

chuẩn mực xã hội, trở thành lương tâm của con người.
d.2. Liên hệ thực tiễn.
Mỗi người cần “tự thân vận động”, tích cực trau dồi kiến thức, tăng cường tiếp
nhận thông tin từ xã hội, môi trường để làm phong phú thêm hiểu biết của mình và
tích cực tác động trở lại nhằm làm biến đổi xã hội theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Có như vậy, nhân cách mỗi người mới có thể được hình thành và phát triển.
e.

Giao tiếp.

e.1. Khái niệm, vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách.
Khác với hoạt động, đối tượng của giao tiếp là những chỉnh thể tâm lý sống động,
những nhân cách hoàn chỉnh. Ở đây diễn ra mối quan hệ giữa chủ thể và chủ thể.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Nhu cầu giao tiếp là
một trong những nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở con người. Nhờ giao
tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội,
chuẩn mực xã hội, đồng thời thông qua giao tiếp, con người đóng góp năng lực của
mình vào kho tàng chung của nhân loại. Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận
thức người khác, nhận thức các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản
thân mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự
đánh giá bản thân mình như là một nhân cách.


Như vậy giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người- người, là một
nhân tố cơ bản cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách đã được ông cha
ta đúc rút trong câu thành ngữ: “ Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”,
hay câu ngạn ngữ phương Tây: “Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ nói
cho anh biết anh là người như thế nào”.

e.2. Liên hệ thực tiễn.
Trong thực tiễn cuộc sống mỗi người cần phải “chọn bạn mà chơi”, xây
dựng nên những mối quan hệ xã hội trong sáng, lành mạnh để nhân cách của bản
thân được phát triển theo chiều hướng đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực xã hội.
KẾT LUẬN.
Qua những phân tích trên đây có thể thấy rằng nhân cách con người không phải tự
nhiên mà sinh ra mà nó có một quá trình hình thành và phát triển trong đời sống
con người, chịu ảnh hưởng của các yếu tố: bẩm sinh- di truyền, môi trường sống,
giáo dục, hoạt động, giao tiếp. Hiểu được điều này chúng ta sẽ có thể đề ra những
biện pháp nhằm hoàn thiện nhân cách của mỗi người phù hợp với chuẩn mực xã
hội, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Tâm lý học đại cương. Trường Đại học Luật hà Nội. NXB

CAND. 2006.
2.

Giáo trình Tâm lý học đại cương. Nguyễn Quang Uẩn[ chủ biên].

NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 2005.
3.

Tâm lý học đại cương[ Hướng dẫn trả lời lý thuyết, giải bài tập tình

huống và trắc nghiệm]. TS Bùi Kim Chi, ThS Phan Công Luận. NXB Chính
trị- hành chính.



MỤC LỤC



Cần hiểu nhân cách là gì?

– Nhân cách trước hết được hiểu là mặt xã hội của con người, là bộ mặt tinh thần, là nét tính cách của con người. Nhân cách nói lên giá trị con người trong xã hội.

– Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm tâm lí đã ổn định, bền vững của cá nhân tạo nên giá trị, phẩm giá của cá nhân đó.

Sự phát triển nhân cách là gì?

– Sự phát triển nhân cách là quá trình cải biến một cách sâu sắc và toàn diện những sức mạnh thể chất và tinh thần ở trẻ diễn ra theo quy luật tích lũy về lượng, biến đổi về chất nhằm chuyển hóa cá thể người thành một chủ thể có ý thức trong xã hội.

– Sự phát triển nhân cách được thể hiện trên cả 3 phương diện như: Sự phát triển thể chất, sự phát triển về tâm lý và sự phát triển về phương diện xã hội

Các yếu tố chi phối

Yêu tố sinh thể

Không thể có nhân cách trừu tượng ở bên ngoài một con người bằng xương, bằng thịt mà là nhân cách của một con người cụ thể sống trong một xã hội cụ thể. Ngay từ lúc trẻ em ra đời đều Có những đặc điểm hình thái – sinh lí của con người bao gồm các đặc điểm bẩm sinh và di truyền. Những thuộc tính sinh học có ngay từ lúc đứa trẻ mới sinh gọi là những thuộc tính bấm sinh. Những đặc điểm, những thuộc tính sinh học của cha, mẹ được ghi lại trong hệ thống gen truyền lại cho con cái được gọi là di truyền. Yếu tố sinh thể bao gồm các đặc điểm hình thể như cấu trúc giải phẫu – sinh lí, đặc điểm cơ thể, đặc điểm của hệ thần kinh và các tư chất.

Vậy những yếu tố sinh học này có vai trò như thế nào trong sự hình thành và phát triển nhân cách? Theo quan điểm tâm lí học mácxít thì di truyền với các đặc điểm sinh học nêu trên không quyết định chiều hướng cũng như giới hạn phát triển của nhân cách con người. Mặc dù những đặc điểm sinh học có thể ảnh hưởng mạnh đến quá trình hình thành tài năng, xúc cảm, sức khỏe thể chất… trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển con người nhưng nó chỉ đóng vai trò tạo nên tiền đề cho sự phát triển nhân cách.

Yếu tố môi trường

Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người. Có thể phân thành hai loại: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Môi trường tự nhiên bao gồm các điều kiện tự nhiên – hệ sinh thái phục vụ cho các hoạt động sinh sống của con người. Hoàn cảnh địa lí. nước, không khí, đất đai, động vật, thực vật, khí hậu, thời tiết,… đều thuộc môi trường tự nhiên.

– Môi trường xã hội bao gồm cả một hệ thống quan hệ chính trị kinh tế, xã hội – lịch sử. văn hóa, giáo dục,… được thiết lập. Con người hoà nhập được với xã hội qua môi trường này. Tác động của môi trường xã hội đến sự hình thành và phát triển nhân cách qua các mối quan hệ xã hội mà mỗi cá nhân tham gia tích cực vào các mối quan hệ đó. Các mối quan hệ giữa các cá nhân được thiết lập lại do các quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế quyết định.

Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trong một môi trường nhất định. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đều tác động đến con người một cách tự phát hay tự giác, nhưng trước hết phải nói đến môi trường xã hội mà đặc biệt là giáo dục có tác động mạnh mẽ đến mỗi cá nhân. Vì sao vậy vì môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động và giao lưu của cá nhân. Qua đó con người chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội loài người. Chính trong quá trình đó đã nảy sinh, hình thành và phát triển nhân cách của mình. Tuy nhiên, con người không phải là một thực thể thụ động trước các tác động của môi trường mà là một chủ thể tích cực. Tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường còn phụ thuộc vào các đặc điểm tâm lí bên trong của cá nhân [xu hướng, năng lực, thái độ…] và vào mức độ cá nhân tham gia cải tạo môi trường. ở đây có sự tác động qua lại giữa các nhân cách và môi trường. Những tác động của môi trường hay hoàn cảnh đã được phản ánh vào nhân cách. Chính trong quá trình con người tác động cải biến hoàn cảnh nhằm phục vụ cho lợi ích của mình và xã hội thì cũng là quá trình cải tạo chính bản thân mình. Nói về mối quan hệ này, C. Mác đã viết: “Hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con người đã sáng tạo ra hoàn cảnh”.

Vậy môi trường có vai trò như thế nào trong sự hình thành và phát triển nhân cách? Khi xem xét môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; khi xem xét yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội thì Cái quyết định sự hình thành và phát triển tâm là nhân cách là môi trường xã hội, là yếu tố xã hội. Trong môi trường xã hội rộng lớn đó thì giáo dục, hoạt động, giao tiếp với tư cách như là những phương thức hay các con đường có vai trò quyết định quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Sau đây chúng ta sẽ phân tích từng con đường hình thành và phát triển nhân cách.

Giáo dục và tự giáo dục

Môi trường xã hội tác động đến mỗi cá nhân một cách tự phát và tự giác nhưng chủ yếu bằng con đường tự giác là giáo dục.

Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Từ giáo dục thường được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp: Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội bao gồm cả dạy học và cách tác động giáo dục khác đến con người.

Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xem như là một quá trình tác động đến thế hệ trẻ về mặt tư tưởng, đạo đức, hành vi… nhằm hình thành thái độ, niềm tin, thói quen cư xử đúng đắn trong gia đình, nhà trường và xã hội.

Trong sự hình thành và phát triển nhân cách thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo [theo quan điểm Tâm lí học mácxít]. Vai trò chủ đạo của giáo dục được thể hiện ở những điểm sau: Giáo dục vạch phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành một mẫu người cụ thể cho xã hội – một mô hình nhân cách phát triển, đáp ứng những yêu cầu của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Điều đó được thể hiện qua

Việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường và các tổ chức giáo dục ngoài nhà trường.

Thông qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm xã hội – lịch sử đã được kết tinh trong các sản phẩm văn hóa vật chất và tinh thần của nhân loại. Thế hệ trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm đó để biến chúng thành kinh nghiệm của bản thân và tạo nên nhân cách của mình.

Giáo dục có thể đón trước sự phát triển, nó “hoạch định nhân cách tương lai” để tác động hình thành và phát triển phù hợp với sự phát triển của xã hội. Như vậy, giáo dục không chỉ tính đến trình độ hiện tại của sự phát triển nhân cách mà còn đưa đến bước phát triển tiếp theo.

Những điểm nêu trên cho thấy, không thể có sự phát triển tâm lí, nhân cách của trẻ em ngoài dạy học và giáo dục.

Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, song không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục. Giáo dục không phải là vạn năng, bởi vì giáo dục chỉ vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển theo hướng đó. Còn cá nhân có phát triển theo hướng đó hay không và phát triển đến trình độ nào thì giáo dục không quyết định trực tiếp được mà cái quyết định trực tiếp lại chính là hoạt động và giao tiếp của mỗi cá nhân. Do đó, cần phải tiến hành giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt động cùng nhau trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ nhóm và tập thể. Đặc biệt, con người là thực thể tích cực, có thể tự hình thành và biến đổi nhân cách của mình một cách có ý thức, có khả năng tự cải tạo chính bản thân mình, có nhu cầu tự khẳng định, tự ý thức, tự điều chỉnh cho nên con người có hoạt động tự giáo dục. Hoạt động này là quá trình con người biết tự kiềm chế mình, biết hướng nhu cầu, hứng thú, giá trị của mình cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, giá trị Của xã hội. Vì vậy giáo dục không được tách rời với tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân.

Hoạt động và giao tiếp

Mọi tác động có mục đích tự giác của giáo dục sẽ không có hiệu quả, nếu cá nhân con người không tiếp nhận tác động đó, nếu họ không trực tiếp tham gia vào hoạt động để hình thành nhân cách của mình. Do đó, hoạt động của cá nhân mới là yếu tố quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

Hoạt động của cá nhân

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, mang tính cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Vì vậy, mỗi loại hoạt động có những yêu cầu nhất định và đòi hỏi ở con người những phẩm chất tâm lí nhất định. Quá trình tham gia hoạt động làm cho con người hình thành những phẩm chất đó. Vì thế, nhân cách của họ được hình thành và phát triển.

Thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành. Con đường lĩnh hội kinh nghiệm xã hội và lịch sử bằng hoạt động của bản thân để hình thành nhân cách. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động con người xuất tâm “lực lượng bản chất” [sức mạnh của thần kinh, cơ bắp, trí tuệ, năng lực,…] vào xã hội, “tạo nên sự đại diện nhân cách của mình” ở người khác trong xã hội. Đây là sự sáng tạo, là những đóng góp của nhân cách vào sự phát triển của xã hội.

Hiểu được mối quan hệ giữa hoạt động và nhân cách nên hoạt động phải được coi là một phương tiện giáo dục cơ bản. Nhưng không phải ở tất cả các giai đoạn hay thời kì phát triển và cũng không phải các dạng hoạt động đều có tác động như nhau đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Theo quan điểm của nhà tâm lí học nổi tiếng A.N. Lêônchiép thì có những dạng hoạt động đóng vai trò chủ yếu [gọi là hoạt động chủ đạo] trong sự phát triển nhân cách còn các dạng hoạt động khác đóng vai trò thứ yếu. Do đó cần phải hiểu rõ, sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kì nhất định. Muốn hình thành nhân cách, con người phải tham gia vào các dạng hoạt động khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý tới vai trò của hoạt động chủ đạo. Vì thế phải lựa chọn, tổ Chức và hướng dẫn các hoạt động đảm bảo tính giáo dục và tính hiệu quả đối với việc hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách như vậy nên trong công tác giáo dục cần chú ý thay đổi làm phong phú nội dung, hình thức, cách thức tổ chức hoạt động để lôi cuốn cá nhân tham gia tích cực, tự giác vào các hoạt động đó.

Hoạt động của con người luôn luôn mang tính chất xã hội, tính cộng đồng. Điều đó cũng có nghĩa là hoạt động luôn luôn gắn liền với giao tiếp. Vì thế, giao tiếp cũng là một con đường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách.

Giao tiếp và nhân cách

Giao tiếp là một trong những con đường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách. Liên quan đến vấn đề này, nhà tâm lí học Xô viết B.F. Lômốp đã viết: “Khi chúng ta nghiên cứu lối sống của một cá nhân cụ thể, chúng ta không thể chỉ giới hạn ở sự phân tích xem nó làm cái gì và như thế nào, mà chúng ta còn phải nghiên cứu xem nó giao tiếp với ai và như thế nào”.

Trong hoạt động có đối tượng thì đối tượng là những vật thể nên mối quan hệ diễn ra chủ yếu giữa chủ thể với khách thể. Qua quá trình chủ thể hóa, con người lĩnh hội được những tri thức kĩ năng, kĩ xảo… là chủ yếu để hình thành mặt năng lực của nhân cách. Còn trong giao tiếp, đối tượng lại là người khác, nhân cách khác nên mối quan hệ ở đây lại diễn ra rất sống động giữa chủ thể với chủ thể. Mối quan hệ này diễn ra rất phức tạp thể hiện mối quan hệ người – người. Qua giao tiếp, con người có thể lĩnh hội một cách trực tiếp và nhanh chóng những chuẩn mực đối xử với người khác, với xã hội đương thời mà người đó đang sống và hoạt động, nghĩa là qua giao tiếp liên quan nhiều hơn đến việc hình thành mặt đạo đức của nhân cách.

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của mỗi cá nhân và của cả xã hội loài người. Chỉ có mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau mới hình thành nên xã hội loài người. Mỗi cá nhân không thể phát triển bình thường theo kiểu người và không thể trở thành nhân cách nếu không được giao tiếp với những người khác. Giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản nhất và xuất hiện sớm nhất hay có thể nói là nhu cầu bẩm sinh của con người. Nếu nhu cầu này không được thoả mãn sẽ gây ra hậu quả nặng nề [bệnh “hospitalism” có nghĩa là “bệnh do nằm viện”]. Giao tiếp là một nhân tố hay con đường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách. Nói về tầm quan trọng của vấn đề này, C. Mác đã viết: “Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao lưu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với họ”.

Qua con đường giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực xã hội và “tổng hoà các quan hệ xã hội” thành bản chất con người. Có thể nói cụ thể hơn rằng, ở đây, con người học được cách đánh giá hành vi và thái độ, lĩnh hội được các tiêu chuẩn đạo đức một cách trực tiếp từ cuộc sống, kiểm tra và vận dụng những tiêu chuẩn đó vào thực tiễn, đần dần hình thành nguyên tắc đạo đức trong cuộc sống của mình. Như vậy, những phẩm chất nhân cách quan trọng như tinh thần trách nhiệm. nghĩa vụ, tính nguyên tắc, tính trung thực, lòng nhân ái… được biểu hiện và được hình thành chính trong quá trình giao tiếp. Cũng nhờ có giao tiếp, con người mới có thể đóng góp sức lực và tài năng của mình cho sự phát triển xã hội.

Trong quá trình giao tiếp, con người không chỉ nhận thứ được người khác, mà còn nhận thức được chính bản thân mình. Khi tiếp xúc, con người thấy được những cái có ở người khác, tự so sánh đối chiếu với những cái mình làm, với các chuẩn mực xã hội nên đã thu nhận được những thông tin cần thiết để hình thành sự đánh giá bản thân như một nhân cách, để hình thành một thái độ giá trị – cảm xúc nhất định đối với bản thân… Rõ ràng là qua giao tiếp, con người đã hình thành khả năng tự ý thức.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người – người, là nhân tố cơ bản của việc hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách. Giao tiếp và hoạt động của con người chỉ có thể diễn ra trong cộng đồng, trong nhóm và tập thể.

Con người là một thực thể xã hội. Nhân cách của nó được hình thành và phát triển chỉ trong một môi trường xã hội cụ thể nhất định mà con người đang sống và hoạt động. Môi trường đó gồm gia đình, làng xóm, phố phường, nhà trường, các nhóm xã hội, các cộng đồng và các tập thể [đội nhi đồng, đội thiếu niên, đoàn thanh niên…] mà nó là thành viên. Vậy thế nào là nhóm và thế nào là tập thể?

Nhóm là một tập hợp người được thống nhất lại theo những mục đích chung. Tuỳ theo tiêu chuẩn phân loại mà người ta phân thành nhóm nhỏ và nhóm lớn; nhóm chính thức và nhóm không chính thức; nhóm thực và nhóm quy ước… Nhóm có thể phát triển thành tập thể. Tập thể là một nhóm người, là một bộ phận của xã hội, được thống nhất lại theo những mục đích chung, tuân theo các mục đích của xã hội. Như vậy, trong nhà trường phổ thông thì một học sinh có thể là thành viên của nhiều nhóm hay nhiều tập thể khác nhau.

Nhóm và tập thể có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Trong nhóm và tập thể, mỗi cá nhân có điều kiện thuận lợi nhất để hoạt động cùng nhau [vui chơi, học tập lao động,…], để tiếp xúc trực tiếp với nhau và trên cơ sở đó thiết lập các quan hệ giữa cá nhân này với cá nhân khác, giữa nhóm này với nhóm khác. “Sự phong phú thực sự về mặt tinh thần của cá nhân hoàn toàn phụ thuộc vào sự phong phú của những mối liên hệ hiện thực của họ”. Vì thế, các ảnh hưởng của xã hội, các mối quan hệ xã hội thông qua các nhóm và tập thể tác động đến từng cá nhân. Ngược lại, mỗi cá nhân tác động đến cộng đồng, đến xã hội, đến cá nhân khác cũng thông qua các nhóm và tập thể mà nó là thành viên.

Tác động của nhóm và tập thể đến nhân cách các hoạt động cùng nhau, qua dư luận tập thể, truyền thống tập thể, qua các phong trào thi đua, qua các hình thức hội họp, sinh hoạt câu lạc bộ v.v…Vì vậy, vận dụng nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể đặc biệt có ý nghĩa trong việc hình thành và phát triển nhân cách.

Tóm lại bốn yếu tố sinh thể, môi trường xã hội. giáo dục và tự giáo dục, hoạt động và giao tiếp đều tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách, nhưng có vai trò không giống nhau. Theo quan điểm tâm lí học mácxít thì, yêu tố sinh thể giữ vai trò làm tiền đề, yếu tố môi trường xã hội có vai trò quyết định yếu tố giáo dục và tự giáo dục giữ vai trò chủ đạo, yếu tố hoạt động và giao tiếp của cá nhân có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

Sự hình thành và phát triển nhân cách

Mục lục :

1. Khái niệm sự hình thành và phát triển nhân cách

a] Nhân cách là gì?

Hình thành nhân cách là một quá trình khách quan mang tính quy luật, trong đó một người thể hiện mình vừa trong tư cách là đối tượng của sự tác động vừa trong tư cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp.

Giai đoạn hình thành nhân cách được tính ngay từ khi chủ thể nhân cách còn nằm trong bào thai, giữ vai tò đặc biệt quan trọng quan trọng – vai trò mang tính tiền định nhân cách .

b] Phát triển nhân cách là gì?

Phát triển nhân cách là quá trình hình thành nhân cách như là một phẩm chất xã hội của cá nhân, là kết quả của sự xã hội hóa nhân cách và của giáo dục.

Giai đoạn phát triển nhân cách hoàn toàn có thể được xác lập trong khoảng chừng thời hạn trước tuổi trưởng thành của chủ thể nhân cách .

Từ sự xác định trên, chúng ta có thể đưa ra 5 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành nhân cách, đó là: yếu tố di truyền, yếu tố hoàn cảnh sống [gồm hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội], yếu tố giáo dục, yếu tố hoạt động, yếu tố giao tiếp.

2. Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách

a] Yếu tố di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

– Các yếu tố bẩm sinh di truyền đóng vai trò tiền đề tự nhiên, là cơ sở vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Các yếu tố bẩm sinh di truyền như đặc thù hoạt động giải trí của hệ thần kinh, cấu trúc của não, cấu trúc và hoạt động giải trí của các giác quan … Những yếu tố này sinh ra đã có do cha mẹ truyền lại hoặc tự phát sinh do biến dị [ bẩm sinh ] .
– Di truyền là sự tái tạo ở đời sau những thuộc tính sinh học có ở đời trước, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cháu những đặc thù những phẩm chất nhất định [ sức mạnh bên trong khung hình, sống sót dưới sạng nhưng tư chất và năng lượng ] đã được ghi lại trong mạng lưới hệ thống gen di truyền .

Vai trò của di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách

Nhân tố di truyền giữ vai trò tiền đề vật chất so với quy trình hình thành và phát triển nhân cách con người vì :
– Di truyền là sự tái tạo lại ở trẻ nhỏ những thuộc tính sinh học có ở cha mẹ, là sự truyền lại từ cha mẹ cho con cháu những đặc thù, những phẩm chất nhất định đã được ghi lại trong mạng lưới hệ thống gen. Những thuộc tính, những đặc thù hoàn toàn có thể di truyền là cấu trúc giải phẫu của khung hình, những đặc thù sinh học [ như màu da, tóc, tầm vóc … ], tư chất của hệ thần kinh. Những yếu tố này trước hết bảo vệ cho loài người phát triển, đồng thời giúp con người hoàn toàn có thể thích ứng với những biến hóa của điều kiện kèm theo sống sót .

– Cần phân biệt khái niệm di truyền với bẩm sinh. Bẩm sinh là hiện tượng kỳ lạ sinh ra đã có – bẩm sinh hoàn toàn có thể là do di truyền và hoàn toàn có thể là không phải do di truyền đem lại .
Vai trò của di truyền : Đánh giá về vai trò của di truyền …. có rất nhiều quan điểm khác nhau :
* Quan điểm Phi Mác xít : Gồm 2 quan điểm trái ngược nhau :
– Quan điểm thứ nhất : Di truyền là yếu tố quyết đinh trọn vẹn sự hình thành và phát triển nhân cách con người “ Con vua thì lại làm vua ” hoặc “ trứng rồng lại nở ra rồng ”. Quan điểm là sai vì nó chưa nhìn nhận đúng vai trò của di truyền, quá tôn vinh vai trò của di truyền dẫn đến phủ định vai trò của các yếu tố khác so với sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Trên trong thực tiễn sự phát triền nhân cách con người không chỉ do di truyền quyết định hành động mà nó còn nhờ vào vào các tác nhân khác đó là môi trường tự nhiên và giáo dục đặc biệt quan trọng là tính tích cực của cá thể .
– Quan điểm thứ 2 : Phủ nhận trọn vẹn vai trò của di truyền, cho rằng di truyền trọn vẹn không có vai trò gì so với sự hình thành và phát triển nhân cách .
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác :

Chủ nghĩa Mác không phủ nhận cũng không quá tôn vinh vai trò của di truyền mà đánh giá và nhận định : Di truyền là tiền đề, là cơ sở vật chất thiết yếu so với sự hình thành và phát triển nhân cách Di truyền là năng lực tiềm tàng mà từ đó tư chất của con người được phát triển thêm lên trải qua các mối quan hệ xã hội, qua sự giao lưu giữa người với người :
– Di truyền tạo ra những sức sống trong thực chất tự nhiên của con người, tạo năng lực cho người đó hoạt động giải trí có hiệu quả trong một số ít nghành nghề dịch vụ nhất định [ tạo tiền đề vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người ]

– Di truyền, đặc biệt quan trọng là yếu tố di truyền những tư chất [ nhất là những tư chất về năng lượng hoặc phẩm chất về một nghành nghề dịch vụ hoạt động giải trí nhất định ở trẻ nhỏ ] có tầm quan trọng đặc biệt quan trọng so với công tác làm việc giáo dục .
– Di truyền không hề quyết định hành động số lượng giới hạn tân tiến xã hội của con người mà nó chỉ tạo năng lực cho con người hoạt động giải trí có tác dụng trong 1 số ít nghành nhất định .
– Di truyền không quyết định hành động những số lượng giới hạn tân tiến của con ngườì. Những đặc điếm sinh học mặc dầu có ảnh hưởng lớn đến quy trình hình thành năng lực, xúc cảm, trí tuệ, sức khỏe thể chất, … của con người nhưng nó chỉ tạo tiền đề cho sự phát triển nhân cách của con người với những nghành lao động rất là thoáng rộng, nó không xu thế đơn cử vào một nghành nào đó .
Ví dụ : Một người có tư chất toán học [ yếu tố di truyền ] nên xu thế cho con người đó có năng lực hoạt động giải trí trong nghành khoa học tự nhiên, người đó có trở thành nhà toán học hay giáo viên toán hoặc kỹ sư, kiến trúc sư, bác sỹ, nhà quản trị, …. lại nhờ vào vào sự tích cực, sự cố cố gắng nỗ lực của bản thân, sự giáo dục của thiên nhiên và môi trường, giáo dục nhà trường, mái ấm gia đình và xã hội .
– Di truyền không quyết định hành động nội dung của sự phát triển tâm ý mà nó chỉ ảnh hưởng : tạo điều kiện kèm theo thuận tiện hay trở ngại cho sự phát triển tâm ý với vận tốc nhanh hay chậm [ VD : trẻ khuyết tật về thị giác hay thính giác tiếp thu kinh nghiệm tay nghề XH – LS khó khăn vất vả và chậm hơn tuy nhiên điều đó không quyết định hành động ND tâm ý nhân cách .
Trên thực tiễn có nhiều mái ấm gia đình liên tục Open những người có tài qua nhiều thế hệ – chỉ hoàn toàn có thể lý giải là cá thể đó được thừa kế những tư chất nhất định, được sống và học tập trong môi trường tự nhiên thuận tiện, được tham gia sớm vào hoạt động giải trí đó …
* Như vậy, trong giáo dục và quản trị giáo dục cần nhận thức và nhìn nhận đúng về vai trò của di truyền so với quy trình hình thành và phát triển nhân cách con người, không được tuyệt đối hoá vai trò của di truyền hay phủ nhận vai trò của di truyền. Mọi hoạt động giải trí giáo dục, dạy học trong nhà trường phải dựa trên đặc thù tâm ý của từng lứa tuổi để xác lập tiềm năng, nội dung, chiêu thức và hình thức tổ chức triển khai giáo dục cho tương thích .

b] Yếu tố môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

– Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, môi trường tự nhiên xã hội có tầm quan trọng đặc biệt quan trọng vì nếu không có xã hội loài người thì những tư chất có tính người cũng không hề phát triển được. Môi trường là mạng lưới hệ thống các thực trạng bên ngoài, các điều kiện kèm theo tự nhiên và thiên nhiên và môi trường xã hội xung quanh thiết yếu cho hoạt động giải trí sống và phát triển của trẻ nhỏ .

Xem thêm: Cách làm mô hình cối xay gió bằng que kem gỗ handmade –

– Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ hoàn toàn có thể được triển khai trong một môi trường tự nhiên nhất định. Môi trường góp thêm phần tạo nên mục tiêu, động cơ, phương tiện đi lại và điều kiện kèm theo cho hoạt động giải trí giao lưu của cá thể, nhờ đó giúp trẻ sở hữu được các kinh nghiệm tay nghề để hình thành và phát triển nhân cách của mình .
– Tuy nhiên, đặc thù và mức độ ảnh hưởng của môi trường tự nhiên so với sự hình thành và phát triển nhân cách còn tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của cá thể so với các ảnh hưởng đó, cũng như tùy thuộc vào khuynh hướng và năng lượng, vào mức độ cá thể tham gia cải biến môi trường tự nhiên .

c] Yếu tố giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

– Giáo dục đào tạo là sự ảnh hưởng tác động có mục tiêu, có tổ chức triển khai, có kế hoạch nhằm mục đích thực thi có hiệu suất cao các mục tiêu đã đề ra. Giáo dục đào tạo giữ vai trò chủ yếu so với sự hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục đào tạo hoàn toàn có thể mang lại những văn minh mà các tác nhân khác như bẩm sinh – di truyền hoặc môi trường tự nhiên, thực trạng không hề có được .
– Giáo dục đào tạo không riêng gì thích ứng mà còn hoàn toàn có thể đi trước hiện thực và thôi thúc nó phát triển. Giáo dục đào tạo có giá trị khuynh hướng sự hình thành phát triển nhân cách. Giáo dục đào tạo thôi thúc sức mạnh bên trong khi trẻ chớp lấy được nhu yếu, động cơ, hứng thú và nó tương thích với quy luật phát triển bên trong của cá thể .
– Bên cạnh đó giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt quan trọng so với những người bị khuyết tật, nó hoàn toàn có thể bù đắp những thiếu vắng do bệnh tật gây ra cho con người. Giáo dục đào tạo còn hoàn toàn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm ý xấu và làm cho nó phát triển theo khunh hướng mong ước của xã hội .

– Tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục so với sự hình thành nhân cách. Giáo dục đào tạo không hề tách rời tự giáo dục, tự rèn luyện, tự triển khai xong nhân cách ở mỗi cá thể .

Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. Một nền giáo dục được tổ chức tốt bằng các hình thức hoạt động giao lưu phong phú và đa dạng với những phương pháp khoa học có thể làm con người đạt tới sự phát triển toàn diện phù hợp với sự phát triển của thời đại. Tuy nhiên, giáo dục đóng vai trò chủ đạo chứ không phải là duy nhất, cũng như không phải là quyết định trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. Nó chỉ vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển theo chiều hướng đó. giáo dục không chỉ là sự tác động một chiều của nhà giáo dục tới học sinh mà còn bao gồm cả những tác động tích cực, phong phú, đa dạng giữa học sinh với nhau nên trong công tác giáo dục cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục.

>>> Xem thêm: Vai trò của giáo dục đối với sự hình thành phát triển nhân cách

d] Yếu tố hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

– Hoạt động là phương pháp sống sót của con người. Hoạt động của con người là hoạt động giải trí có mục tiêu, mang tính xã hội, hội đồng, được triển khai bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Hoạt động cá thể đóng vai trò quyết định hành động trực tiếp so với sự hình thành và phát triển nhân cách .
– Thông qua hoạt động giải trí của bản thân trẻ sẽ lĩnh hội kinh nghiệm tay nghề lịch sử dân tộc – xã hội và biến nó thành nhân cách của mình. Hoạt động giúp kích thích hứng thú, niềm mê hồn phát minh sáng tạo và làm phát sinh những nhu yếu mới, những thuộc tính tâm ý mới … ở mỗi các nhân mà nhờ đó nhân cách được hình thành và phát triển .

Sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ nhờ vào vào hoạt động giải trí ở mỗi thời kì, lứa tuổi nhất đinh. Muốn hình thành và phát triển nhân cách thì cha mẹ cần phải tcho con ham gia vào các dạng hoạt động giải trí khác nhau và kích thích yếu tố hoạt động giải trí cá thể .
Ngay từ khi còn nhỏ, ở mỗi trẻ đã hình thành những nhân cách khác nhau cũng như chịu chi phối bởi mạng lưới hệ thống mái ấm gia đình, giáo dục, xã hội, …. Trong đó mái ấm gia đình được coi là cái nôi của nhân cách, tác động ảnh hưởng vào mạng lưới hệ thống phát triển ý thức và sức khỏe thể chất của trẻ. Vì vậy giáo dục nhân cách cho trẻ ngay từ nhà là điều rất quan trọng và thiết yếu .

e] Yếu tố giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

Giao tiếp là hình thức hoạt động giải trí đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người, trải qua đó thực thi sự tiếp xúc tâm lí và được bộc lộ ở 3 quy trình : trao đổi thông tin, hiểu biết lẫn nhau và ảnh hưởng tác động lẫn nhau .
Ví dụ như giáo viên lên lớp giảng bài cũng coi là hoạt động giải trí tiếp xúc, do nó có sự trao đổi thông tin .
Giao tiếp đóng vai trò cơ bản trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Bởi vì :

+ Nó ko thể có tâm lí con bên ngoài mối quan hệ tiếp xúc, con người không hề sống sót bên ngoài tiếp xúc. Thông qua tiếp xúc để tiếp thu, lĩnh hội những kinh nghiệm tay nghề lịch sử dân tộc – xã hội mà các thế hệ trước để lại để trở thành thành viên của xã hội .
Ví dụ như : Con người không hề tự mình chứng tỏ các định lí, công thức toán học mà phải trải qua tiếp xúc dưới hình thức học tập, trao đổi các điều tra và nghiên cứu của những nhà toàn học thời trước để lĩnh hội tác dụng điều tra và nghiên cứu của họ .
+ Giao tiếp thôi thúc sự hình thành ở con người những hứng thú nhận thức khác nhau, điều này hoàn toàn có thể làm đòn kích bẩy để dẫn đến sự tự huấn luyện và đào tạo. Ví dụ như : Thông qua việc tham gia các hội thảo chiến lược về thiên nhiên và môi trường, học viên A hoàn toàn có thể thấy hứng thú với yếu tố bảo vệ thiên nhiên và môi trường, điều đó thôi thúc em tự điều tra và nghiên cứu tìm tòi và từ đó dẫn đến sự tự đào tạo và giảng dạy .
+ Trong tiếp xúc con người không chỉ nhận thức người khác mà còn nhận thức chính bản thân mình, bất kể người nào cũng so sánh mình với cái mà họ nhìn thấy ở người khác, so sánh cái mà họ làm được với cái mà người xung quanh làm. Do đó, qua tiếp xúc, con người tự nhìn nhận bản thân mình như một nhân cách .
Ví dụ : Các em học viên cùng trao đổi cách giải một bài toán khó. Qua việc tranh luận đó, các em hoàn toàn có thể tự thấy cách làm của mình là đúng hay sai, có nhanh gọn hay không .

+ Nhu cầu tiếp xúc là một nhu yếu xã hội cơ bản và Open sớm nhất ở con người. Việc không thỏa mãn nhu cầu nhu yếu này ở con người ở bất kỳ lứa tuổi nào đều dẫn đến những rung động xấu đi .
Ví dụ như : Những trẻ nhỏ không được đi nhà trẻ, các em không được tập tiếp xúc làm quen với thầy cô và bạn hữu nên khi đi học lớp 1 sẽ rất ngần ngại, nhút nhát .

Nhân tố nào quan trọng nhất đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách?

Trong 5 nhân tố nêu trên thì nhân tố giáo dụcgiữ vai trò chủ đạođối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người.

Các tìm kiếm tương quan : Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm ý cá thể, Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, Quan điểm sai lầm đáng tiếc so với sự hình thành và phát triển nhân cách, Mọi sự suy thoái và khủng hoảng về nhân cách thường bắt nguồn từ nhu yếu xấu đi, Ví dụ về các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách, Cơ chế hình thành và phát triển tâm ý người, Vai trò của di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách

Xem thêm: Cách làm mô hình cối xay gió bằng que kem gỗ handmade –

5/5 – [ 30087 bầu chọn ]

Source: //sangtaotrongtamtay.vn
Category: Khoa học

Video liên quan

Chủ Đề