Cách chườm đá khi bị bong gân

Bong gân thường xảy ra ở khu vực cổ tay, khớp gối và mắt cá chân. Hãy áp dụng những mẹo trị bong gân dưới đây để cảm thấy dễ chịu và giảm đau hiệu quả.

Các mẹo trị bong gân

Mẹo trị bong gân 1: Chườm đá lạnh sẽ giúp bạn nhanh chóng loại trừ cảm giác đau đớn. Vì thế, khi bị bong gân bạn nên chườm đá lạnh để làm dịu cơn đau.

Mẹo 2: Làm nóng trái me [có thể đem nướng hay hấp trái me], sau đó lấy cùi trái me đem đắp lên vùng bị bong gân hay sưng phồng. Cách làm này sẽ giúp bạn giảm nhẹ cơn đau và nhanh chóng bình phục.

Mẹo 3: Bạn cũng có thể ngâm trái me trong một cốc nước, sau đó chắt lấy nước của nó. Đem nước này đun nóng lên, rồi cho thêm một thìa muối và 1 thìa đường thốt nốt.
Đun sôi hỗn hợp cho đến khi nó cô đặc lại như một dạng keo. Dùng hỗn hợp cô đặc đó đắp lên vùng bị bong gân khi còn nóng, mỗi ngày làm đều đặn một lần, bạn sẽ nhanh chóng khắc phục được tình trạng.

Mẹo trị bong gân 4: Trộn lẫn nước chanh vắt và mật ong, rồi bôi lên vùng bị tổn thương.

Khi bị bong gân bạn có thể chườm đá lạnh để làm dịu cơn đau

Mẹo 5: Dùng đường thốt nốt trộn lẫn với bơ sữa. Đun nóng hỗn hợp lên và thoa lên chỗ bị bong gân khi dung dịch còn nóng và dùng dải vải để buộc chỗ đó lại.

Mẹo trị bong gân 6: Dùng bột của lá cây cà ri trộn lẫn với nước cốt chanh, để đắp lên chỗ sưng phồng. Cách làm này còn hiệu quả trong những trường hợp bạn bị sưng mọng nước và đau đớn khi bị bỏng.

Mẹo 7: Dầu của cây đinh hương rất hiệu quả trong việc điều trị chứng bong gân và chuột rút. Hãy sử dụng nó như một loại thuốc đắp và thoa trực tiếp lên vùng bị tổn thương.

Mẹo 8: Dùng cam thảo ngâm trong nước, để qua đêm và hôm sau lấy nước này bôi lên vùng bị bong gân.

Mẹo 9: Dầu của cây kinh giới ô rất hiệu qủa trong việc trị bong gân. Bạn hãy dùng loại dầu này thoa lên vùng bị đau.

Mẹo trị bong gân 10: Dùng bột nghệ trộn với nước chanh và muối, rồi đắp lên vùng bị bong gân, bạn sẽ nhanh chóng thấy được hiệu quả.

Mẹo 11: Dùng củ hành khô thái nhỏ, sau đó đắp lên vùng bị bong gân, rồi lấy một miếng vải để băng kín lại.

Mẹo 12: Dùng hỗn hợp bột lá chanh và bơ để tạo thành một dạng hồ nhão, đắp lên vùng bị tổn thương.

Mẹo 13: Lấy một thìa dầu quả hạnh, 1 thìa dầu tỏi, trộn lẫn với nhau và đắp lên vùng bị bong gân.

Mẹo trị bong gân 14: Hơ nóng một lá bắp cải và dùng một dây vải để băng lá bắp cải lên vùng bị thương.

Mẹo 15: Trộn một thìa muối cùng với 2 thìa bột nghệ, cùng một ít nước. Đun lên cho tới sôi và cô lại thành một dạng bột nhão. Đắp lên vùng bị tổn thương khi lớp hồ nhão này vẫn còn nóng. 

Những cách làm trên chỉ áp dụng với những trường hợp bị bong gân nhẹ, chấn thương chỉ gây ra những rối loạn sinh lý, khớp vẫn vững chứ không bị lỏng lẻo. Còn đối với những trường hợp bong gân nặng, không được tự ý chữa trị mà hãy đến ngay tới bệnh viện để đảm bảo an toàn nhất.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Các chấn thương gây xê dịch khớp đột ngột, khiến khớp trật khỏi vị trí ban đầu hoặc vượt quá phạm vi chuyển động đều có thể gây bong gân. Bong gân nói chung thường không phải là chấn thương nghiêm trọng, thời gian hồi phục tùy theo từng cấp độ bệnh. Vậy bị bong gân phải làm sao và chăm sóc bệnh nhân như thế nào?

1. Bác sĩ trả lời: bị bong gân phải làm sao?

Nếu sau chấn thương, bạn có các dấu hiệu sau thì có nghĩa bạn đã bị bong gân: đau nhói ở vùng khớp bị chấn thương, không cử động và đi lại được, sưng viêm và cơn đau nặng hơn khi chuyển động khớp, có thể đau nhức sâu, chảy máu trong, rối loạn vận mạch,… Các trường hợp bong gân nặng, triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn thì cần siêu âm, chụp X-quang phân biệt thương tổn và phát hiện có gãy xương đi kèm không.

Bong gân cổ tay là chấn thương rất thường gặp

Vậy bị bong gân phải làm sao? Chấn thương bong gân cần được xử lý như sau:

Băng ép

Có thể dùng băng thun, băng ép hoặc băng vải băng quanh vùng khớp bị bong gân. Cách này giúp giảm sưng, giảm đau, tạo điều kiện giúp vùng khớp bị tổn thương phục hồi tốt hơn.

Chườm lạnh

Nên chườm lạnh liên tục và ngay sau khi bị bong gân để làm dịu cơn đau, giảm sưng, làm co mạch. Trong 1 - 2 ngày đầu tiên, nên chườm 4 - 8 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 15 - 20 phút. Lưu ý nên bọc đá trong một lớp vải mềm và di chuyển tránh để đá lạnh chà trực tiếp quá lâu trên da làm tổn thương.

Kê cao

Vùng khớp cổ chân hoặc cổ tay bị bong gân nên kê cao hơn tim để giảm sưng và bầm tím.

Hạn chế tì đè, hoạt động

Nếu có thể, hãy giữ cố định khớp bị tổn thương nhất có thể, giảm ảnh hưởng và tạo điều kiện cho dây chằng hồi phục. Nếu cần di chuyển hoặc cử động, nên dùng dụng cụ hỗ trợ, di chuyển chậm tránh tác động lực đột ngột.

Xịt ethyl clorua giúp giảm đau nhanh do bong gân

Xịt ethyl clorua

Nếu bị bong gân khi đang chơi thể thao, xịt ethyl clorua sẽ giúp làm lạnh, giảm đau nhanh chóng để bạn vẫn có thể chơi thể thao bình thường. Tuy nhiên sau đó vẫn cần chăm sóc, nghỉ ngơi và điều trị tránh tổn thương nặng hơn.

2. Bong gân cổ tay bao lâu thì khỏi?

Bong gân cổ tay khỏi trong bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ chấn thương, cách chăm sóc, giữ gìn và khả năng phục hồi của từng người.

Bong gân càng nghiêm trọng thì thời gian khỏi càng lâu. Với bong gân cổ tay cấp độ 1, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn sau 2 - 3 ngày mà không cần điều trị và chăm sóc y tế, tuy nhiên cần điều trị tại nhà đúng cách.

Bệnh nhân bong gân cấp độ này áp dụng điều trị theo nguyên tắc RICE gồm: Nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng bó và đặt cao khu vực bị thương trên tim là được. Nếu đau và sưng nặng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm để giảm đau và giảm sưng.

Với bong gân cấp độ 2, tổn thương lúc này không chỉ là giãn và rách nhẹ dây chằng như cấp độ 1 nên thời gian để phục hồi cũng lâu hơn. Thông thường nếu bệnh nhân nẹp cố định tổn thương ở cổ tay, tránh vận động khiến dây chằng tổn thương nặng hơn, khó hồi phục thì thời gian thường là 7 - 10 ngày.

Bong gân càng nghiêm trọng thì thời gian phục hồi càng lâu

Nếu bong gân cấp độ 3, dây chằng đã bị rách nhiều, đôi khi đứt hoàn toàn nên cần chăm sóc và điều trị y tế tích cực. Trường hợp nặng phải phẫu thuật nối dây chằng, tạo hình dây chằng thì bệnh nhân có thể phải bó bột để làm bất động khớp 1 tháng. Sau đó cũng cần hạn chế vận động mạnh để dây chằng phục hồi hoàn toàn. Các trường hợp có thể phục hồi không cần phẫu thuật thì cũng cần khoảng 1 - 2 tháng mới khỏi.

Rất nhiều người bệnh chủ quan cho rằng bong gân chỉ là một chấn thương nhỏ và sẽ tự khỏi mà không ảnh hưởng gì, vì thế không nghỉ ngơi chăm sóc tốt. Bệnh không những lâu khỏi hơn mà nhiều trường hợp, bong gân càng trở nên nghiêm trọng, biến chứng viêm sưng tác động không nhỏ đến khả năng hoạt động của xương khớp.

Vì thế khi bị chấn thương này, cần nghiêm túc nghỉ ngơi, điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh càng tiến triển nặng hơn, không đáp ứng với điều trị thì cần sớm tới cơ sở y tế thăm khám. Không ít bệnh nhân nhầm lẫn chấn thương gãy xương với đứt dây chằng, đến khi triệu chứng nghiêm trọng mới đi khám. Lúc này điều trị khó khăn hơn mà khả năng gây suy giảm một phần khả năng hoạt động của xương khớp là rất cao.

Vậy với bong gân bàn chân bao lâu thì khỏi? Thông thường bong gân bàn chân lâu khỏi hơn bong gân cổ tay, nguyên nhân do khu vực khớp cổ chân cần hoạt động nhiều hơn. Tổn thương dây chằng nhưng người bệnh rất khó để kiêng, nghỉ ngơi hoàn toàn cho dây chằng có thời gian phục hồi. Đôi khi dù đã được nẹp cố định, bó bột nhưng hoạt động di chuyển hàng ngày vẫn tác động ít nhiều đến tốc độ hồi phục bong gân.

Nên hạn chế vận động mạnh khi bị bong gân

3. Một số sai lầm trong điều trị bong gân

Dân gian có rất nhiều bài thuốc, mẹo được áp dụng để chữa bong gân và thúc đẩy quá trình phục hồi. Tuy nhiên không phải cách chữa nào cũng đúng, có tác dụng tốt trong cải thiện tổn thương.

Dưới đây là một số sai lầm thường gặp mà người bệnh mắc phải khiến bong gân càng nghiêm trọng hơn.

3.1. Xoa dầu nóng

Nhiều người có suy nghĩ rằng các chấn thương gây đau đều có thể dùng dầu nóng, rượu ngâm, cao nóng để xoa giảm đau. Thực tế với chấn thương bong gân, đây lại là việc làm gây ra hậu quả khôn lường. Nguyên nhân do những chất nóng này tác động tại chỗ nhanh, khiến mạch máu giãn và máu chảy nhanh mạnh hơn. Kết hợp với tổn thương trước đó có thể dẫn tới cứng khớp, teo cơ sau này.

3.2. Đắp thuốc lá

Đắp các loại lá rừng, lá thuốc là những phương thức điều trị dân gian được nhiều người truyền tai nhau, song thực tế hiệu quả vẫn chưa được khoa học chứng minh. Mỗi loại lá thuốc chứa các tinh chất dược liệu có tác động khác nhau đến tổn thương này. Vì thế không nên tự ý điều trị vì có thể gây ra những biến chứng, di chứng nặng nề.

Không nên tự ý đắp lá thuốc khi bị bong gân

Như vậy, nếu bị bong gân nhưng điều trị, xử lý không đúng cách thì triệu chứng bệnh sẽ càng kéo dài hơn, tổn thương cũng càng nặng nề và khó hoạt động hơn. Nếu gặp khó khăn trong điều trị, chăm sóc, hoặc vẫn còn băn khoăn bị bong gân phải làm sao, bạn nên tham khảo y tế chuyên gia tại cơ sở y tế uy tín hoặc liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900565656.

Video liên quan

Chủ Đề