Cách đánh gió bằng la trầu không

Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu [lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây], ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm thuốc.

Trầu không còn được gọi là trầu, thược tương, bà con Buôn Mê Thuột gọi là hrùe êhang. Tên khoa học Piper betle L. [Piper siriboa L.] thuộc họ hồ tiêu Piperaceae. Là một loại cây mọc leo, thân nhẵn. Lá mọc so le, cuống có bẹ, dài 1,5 - 3,5cm, phiến lá hình trái xoan, dài 10 - 13cm, rộng 4,5 - 9cm, phía cuống hình tim [đối với những lá phía gốc] đầu lá nhọn, khi soi lên thấy rất nhiều điểm chứa tinh dầu rất nhỏ, gân lá thường 5. Hoa khác gốc mọc thành bông, quả mọng không có vòi sót lại.

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.

Trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính của tinh dầu trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau như: Eugenol, chavicol, chavibetol, Estragol… có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lỵ,… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.

Một số bài thuốc theo kinh nghiệm

Chữa nhức đầu do thay đổi thời tiết: Lấy 5 lá trầu, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu.

Sát khuẩn vết thương: Khi bị thương, vắt nước trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại hoặc có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương hàng ngày vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.

Chữa viêm họng: Khi viêm đau họng lấy 5 lá trầu không rửa sạch giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong rồi ngậm có thể nuốt từ từ rất hiệu nghiệm.

Thông tia sữa: Sau khi sinh sản phụ cương sữa lấy lá trầu không hơ nóng bầu vú giúp sữa xuống nhanh giảm đau nhức.

Trị đau nhức, cảm cúm: Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, nhẹ đầu, giảm các triệu chứng cảm cúm.

Chữa nước ăn chân: Lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm.

Chữa chứng ngứa, viêm nhiễm vùng kín: Lấy lá trầu không tươi, vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.


Lương y Hữu Đức

Lá trầu không vô cùng quen thuộc với đời sống. Không chỉ là nét văn hóa dân gian, lá trầu không còn là loại lá thuốc chữa bệnh, được sử dụng nhiều trong Đông y. Một trong số đó phải kể đến phương thức đánh gió bằng lá trầu không. Vậy cách đánh gió bằng lá trầu không được thực hiện thế nào? Những lưu ý khi thực hiện mẹo chữa này ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp.

Bạn đang xem: Đánh gió bằng lá trầu không

Lá trầu không và các công dụng

Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu [lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây], ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm thuốc. Trầu không còn được gọi là trầu, thược tương, bà con Buôn Mê Thuột gọi là hrùe êhang. Tên khoa học Piper betle L. [Piper siriboa L.] thuộc họ hồ tiêu Piperaceae. Là một loại cây mọc leo, thân nhẵn. Lá mọc so le, cuống có bẹ, dài 1,5 – 3,5cm, phiến lá hình trái xoan, dài 10 – 13cm, rộng 4,5 – 9cm, phía cuống hình tim [đối với những lá phía gốc] đầu lá nhọn, khi soi lên thấy rất nhiều điểm chứa tinh dầu rất nhỏ, gân lá thường 5. Hoa khác gốc mọc thành bông, quả mọng không có vòi sót lại.

Trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính của tinh dầu trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau như: Eugenol, chavicol, chavibetol, Estragol… có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lỵ,… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.

Mẹo đánh gió bằng lá trầu không bảo vệ sức khỏe mỗi ngày

Đánh gió là phương pháp giải quyết các loại bệnh do tà khí gây đau nhức hoặc dương khí của bản thân cơ thể, không thông lợi [dương khí tức là khí hoạt động của phần dương, cụ thể ở đây là khí của kinh dương gồm cả đốc mạch]. Còn đối với những trường hợp tà khí trúng vào phần âm thì đánh gió không có hiệu quả.

Cách đánh gió bằng lá trầu không:

Phương pháp này tác động trực tiếp vào đầu, cổ, gáy, lưng, kích thích phần dương của cơ thể để thông lợi cũng như giải phóng tà khí ở phần dương. Đánh gió bằng lá trầu không bạn cần chuẩn bị lá trầu không vò nát hoặc bạn có thể lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu rồi xoa lên vùng cạo gió. Người thực hiện đánh gió sẽ sử dụng bờ của những vật có cạnh hình cung tròn và tương đối nhẵn nhụi như thìa nhôm, cạnh đồng tiền kim loại, miệng chén, rìa bát, đĩa sứ, lược, nhẫn bạc, sừng trâu… tác động lên các vị trí thích hợp khác nhau trên cơ thể người bệnh theo quan điểm của học thuyết âm dương, kinh lạc trong y học cổ truyền nhằm mục đích dự phòng và chữa trị bệnh tật.

Vị trí đánh gió bằng lá trầu không: Thông thường là dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết diện lưng. Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng lạnh đau cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.

Khi cạo phải đánh xuôi từ trên xuống dưới, không đánh theo chiều ngược lại [dưới lên]. Chỉ đánh theo hai bên cột sống lưng [không đánh thẳng vào cột sống lưng]. Trong lúc đánh cảm phải duy trì nhiệt độ vừa đủ làm nóng các loại lá, trứng…

Kỹ thuật cạo: Chọn nơi kín gió, bảo người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn. Sát trùng dụng cụ cạo gió, thoa dầu gió lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều theo hướng một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu là được. Ở vùng lưng có thể dùng lực mạnh hơn một chút. Lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác. Thông thường, mỗi vùng cạo từ 3 – 5 phút là da ửng đỏ. Sau khi cạo, cho người bệnh uống một cốc sữa hoặc một cốc trà gừng nóng hoặc ăn một bát cháo giải cảm có hành tươi và tía tô rồi đắp chăn nằm nghỉ.

Không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày. Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết. Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh nhiễm cảm lại.

Xem thêm: Mua Online Giày Trẻ Em Cao Cấp, Giày Dép Trẻ Em Đẹp Từ Các Thương Hiệu Quốc Tế

Sau khi đánh cảm người bệnh cần mặc đồ kín, ấm, nghỉ ngơi, tránh ra gió và uống trà gừng hoặc nước ấm. Có thể đắp một tấm chăn mỏng để cơ thể toát mồ hôi. Lấy khăn khô ấm lau người sau khi đánh cảm, tuyệt đối không tắm.

Đánh gió bằng lá trầu không được sử dụng trong những trường hợp nào ?

Phương pháp đánh gió bằng lá trầu không được sử dụng khi bị cảm mạo [bao gồm cả cảm mạo thông thường và cảm mạo dịch như cảm cúm, bệnh cúm].

Theo Đông y, nguyên nhân gây nên cảm mạo thường do hai yếu tố: một là, chính khí [sức đề kháng] của cơ thể giảm sút; hai là, các tà khí [mầm bệnh] như phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa xâm nhập vào cơ thể, trong đó vai trò của chính khí là hết sức quan trọng.

Trước khi đánh cảm phải chắc chắn bệnh nhân bị cảm gió, cảm nắng, cảm lạnh… với những triệu chứng tiêu biểu của cảm, chứ không tùy tiện đánh cảm.

Chỉ đánh cảm khi bệnh nhân có những triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, tịt mũi, đau đầu, ớn lạnh dọc sống lưng, người gai gai sốt, khó chịu, sợ lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng mỏng… Những trường hợp bị cảm nóng [phong nhiệt], ra mồ hôi thì tuyệt đối không cạo gió, đánh cảm mà phải điều trị bằng thuốc.

Người bị cảm phong nhiệt thường có biểu hiện đau họng, miệng khô, sốt nóng, ra mồ hôi, sợ gió, ho có đờm, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng,… Khi bị bệnh, cảm, các huyệt đạo của cơ thể bị bế tắc, lỗ chân lông trên bề mặt da cũng bị bít lại một phần nên không thể thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Cạo gió sẽ giúp khí huyết, huyệt đạo và kinh lạc lưu thông, giúp bề mặt da thông thoáng để thải độc tố.

Ngoài ra, cạo gió còn được chỉ định trong các trường hợp nhức đầu, đau mình mẩy, hoa mắt, chóng mặt… Tuy nhiên, mặc dù đây là một phương pháp trị liệu đơn giản nhưng trong mọi trường hợp vẫn rất cần sự khám xét và chỉ định cụ thể của các thầy thuốc có chuyên khoa.

Theo Y học cổ truyền dân gian thì đánh cảm và cạo gió là một trong những phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả. Tuy nhiên, việc cạo gió đánh cảm chống chỉ định cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh tim mạch, cao huyết áp, sốt cao… Một số người bị huyết áp, tai biến mạch máu, gia đình không đi gọi cấp cứu kịp thời mà tưởng trúng gió đánh cảm, dẫn đến bệnh nhân bị nặng thêm, thậm chí có thể tử vong.

Đây là phương pháp chữa bệnh dân gian rất hiệu quả, rẻ tiền, an toàn, thao tác đơn giản mà hiệu quả chữa bệnh nhiều khi đạt tới mức kỳ diệu. Cho đến nay, mặc dù vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ nào đánh giá tác dụng của phương thức trị liệu này nhưng trên thực tế nó vẫn tồn tại và phát triển vì những hiệu quả đem lại cho người bệnh.Trên đây là tổng hợp của chúng tôi về cách đánh gió bằng lá trầu không. Hi vọng những chia sẻ dưới đây có thể giúp bạn có thêm cách bảo vệ sức khỏe.

Video liên quan

Chủ Đề