Cách đẩy nổ xe ô tô

Posted on 18/03/2021139  

Ắc quy là một bộ phận được xem là nguồn cung cấp điện cho hoạt động của động cơ ô tô chưa hoạt động. Thông thường, khi ô tô không sử dụng và động cớ không được làm việc trong một thời gian dài hoặc có thể do quên tắt các thiết bị tiêu thụ điện khi không hoạt động như đèn pha, đầu DVD… trước khi rời khỏi xe; đây là những nguyên nhân rất dễ có thể làm cạn kiệt nguồn điện ắc quy. Đến khi cần đề máy thì có thể gặp tình trạng bình ắc quy đã hết điện và không thể cung cấp đủ nguồn điện để có thể khởi động động cơ.

Khi tình huống này xảy ra, những người chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ không biết cách khắc phục sự cố trên ô tô; dẫn đến tình trạng lúng túng và nghĩ ngay đến việc gọi trung tâm cứu hộ xe. Tuy nhiên, đây là giải pháp mất rất nhiều thời gian cũng như làm gián đoạn hành trình di chuyển của bạn; trường hợp nếu xe hết điện ắc quy tại những địa điểm ở xa trung tâm dịch vụ thì việc này vô cùng mất thời; gian cũng như chi phí. Vì vậy, khi sử dụng ô tô các lái xe cần nắm rõ các bước giúp câu bình kích điện ắc quy; đồng thời trang bị đầy đủ dụng cụ cần thiết để tự tay khắc phục sự cố này.

Tình trạng hết điện bình ắc quy ở xe ô tô

Đẩy nổ là một trong những cách xử lý khẩn cấp khi gặp trường hợp xe ô tô bị tắt máy giữa đường. Tuy nhiên, để đẩy xe nổ nhanh cần phải đúng phương pháp.

Có 2 cách  xử lý xe ô tô hết bình. Đầu tiên là câu điện ắc quy và thứ hai là đẩy nổ ô tô. Với câu điện ắc quy, bạn phải cần chuẩn bị một số thiết bị như dây câu điện ắc quy và xe khác trợ giúp. Trong khi đó, với cách đẩy nổ xe ô tô; bạn có thể tự lực hoặc kêu gọi thêm nhiều người phụ giúp. Tuy nhiên, trước khi đẩy nổ xe; bạn phải xác định được xe bạn là xe số sàn hay xe tự động. Bởi với cách đẩy nổ xe, bạn chỉ có thể sử dụng khi xe bạn có bàn đạp ly hợp. Ngoài ra, bạn cần có một số kiến thức ô tô về bàn đạp ly hợp để thực hiện việc ấy một cách trơn tru nhất. 

Hướng dẫn để khắc phục sự cố xe ô tô đề không nổ bằng cách đẩy xe

Bước 1: Vặn chìa khóa để bật công tắc mở máy.

Bước 2: Trả số về N, sau đó đạp côn để đưa từ số N lên vị trí số chạy. Bạn có thể đặt ở số 1 hoặc 2. Thế nhưng, bạn nên đặt ở số 2 để có thể khởi động mượt mà và ổn định. 

Bước 3: Tiếp theo, bạn sẽ thực hiện việc đẩy xe ô tô. Bạn phải nhờ một người trợ giúp, có thể là người đi chung xe với bạn hoặc một người đi đường nào đó. Khi vận tốc đẩy đạt mức 10 – 20 km/h; bạn thông báo với người đang đẩy xe tránh khỏi xe để bạn nhả chân côn ra. Khi thực hiện động tác nhả côn; bạn cần đồng thời nhấn nhẹ chân ga. Lưu ý là không nên đạp sâu, có thể gây giật lắc hoặc không lên ga. 

Bước 4: Nếu đã thực hiện đúng các bước như trên; xe bạn sẽ nổ máy và bạn cần phải lái đi một đoạn để kiểm tra độ ổn định.

Tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị về bảo dưỡng xe ô tô tại Tin tức QKL.

Nguồn: danchoioto.vn

Khi tham gia giao thông, có nhiều tình huống giao thông bất ngờ xảy ra do xe của bạn bị yếu hoặc ắc quy bị chết máy. Khi đó, hầu hết mọi người đều nghĩ đến phương án đẩy nổ máy. Tuy nhiên cách làm này chỉ phù hợp với những mẫu xe số sàn đời cũ, không hỗ trợ lực lái và sử dụng bàn đạp ly hợp. Nếu bạn thực hiện điều trên bản số tự động, cách làm này hoàn toàn phản tác dụng, và có thể khiến bộ truyền động trên xe của bạn bị hỏng.

Mẹo giữ xe an toàn trong thời tiết mưa lớn, ngập nước

10 lưu ý "vàng" cho người mới lái xe

10 điều cấm kỵ trong khi điều khiển ô tô

Khi rơi vào trường hợp này, đầu tiên, để có thể áp dụng biện pháp đẩy, bạn cần có người đẩy. Hãy tìm một người nào đo xung quanh để nhận được sự giúp đỡ.

Bước 1: Bật công tắc nổ máy. Tắt hết các thiết bị dùng điện trong xe như đèn, gạt mưa, điều hòa, radio...Hạ kính xe xuống để có thể trao đổi dễ dàng với người đẩy phía sau. 

Bước 2: Đạp côn, đưa cần số từ N về vị trí số 2.

Bước 3: Thông báo tới người giúp phía sau bắt đầu đẩy xe. Hãy cố gắng đẩy cho tới khi thấy xe chạy ở tốc độ khoảng 10-20 km/h.

Bước 4: Nhả côn

Từ từ nhả chân côn đồng thời nhanh chóng đạp nhẹ chân ga, không nên đạp sâu. Lúc này, nếu may mắn, xe sẽ nổ máy.

Bước 5: Lái xe

Khi xe đã nổ máy, ga cao hơn một chút và lái xe một đoạn để động cơ hoạt động ổn định. Chú ý, ngay cả khi dừng xe lại lúc này cũng không nên tắt máy dừng động cơ, vẫn nên để động cơ nổ.

Lưu ý:

Biện pháp đẩy xe nổ máy không bao giờ được áp dụng cho xe số tự động, chỉ được sử dụng cho bản số sàn ly hợp. Với những mẫu xe hiện đại được trang bị những trang thiết bị phức tạp thì những nhà sản xuất không khuyên dùng.

Bạn không nên tự đẩy xe nổ máy. Nhiều người nghĩ rằng, khi bạn đang xuôi theo một con đường thoải, bạn sẽ thả trôi xe xuống để tạo đà, sau đó nhảy lên xe rồi đạp côn về số 2, tận dụng quán tính chuyển động của xe, nhả côn, mớm ga để xe chạy. Nhưng đây là cách làm vô cùng nguy hiểm. Điều đó có thể gây tai nạn cho chính bạn và những người xung quanh.

Cách giải quyết tốt nhất là bạn phải luôn có sẵn một cặp dây điện có thể chịu được dòng điện 30 – 50 Ampe. Nếu xe có hết điện, bạn có thể sử dụng dây nối điện này để dẫn điện từ ắc quy xe khác sang. Nếu không còn giải pháp nào nữa, tốt nhất, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của người khác để đưa xe vào lề đường, đặt cảnh báo và cứu hộ. 

Vy Vy [TTTĐ]

Khi tham gia giao thông, có nhiều tình huống xe của bạn bị yếu hoặc chết acquy khiến xe chết máy giữa đường.

Một cảnh tượng khá bi hài khi xe bỗng dưng chết máy. 2 người phụ nữ trên xe phải xuống đẩy, người trong xe điền khiển xe vào vị trí an toàn chờ xử lý. Ảnh: otofun

Khi đó,nhiều người chọn lựa phương pháp đẩy xe nổ máy. Nhìn chung phương pháp đẩy nổ không được các nhà sản xuất xe hơi hiện đại khuyên sử dụng. Biện pháp đẩy nổ khi xe chết máy chỉ nên áp dụng cho xe số sàn đời cũ, sử dụng bàn đạp ly hợp và không trợ lực lái. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp đẩy nổ cho xe số tự động vì nó hoàn toàn không có tác dụng và có thể làm hỏng bộ truyền động trên xe bạn.

Cách thực hiện:

Trước tiên, để có thể áp dụng biện pháp đẩy, cần có người đẩy. Nếu đi một mình, bạn có thể kêu gọi người xung quanh giúp đỡ.

Bước 1: Bật công tắc nổ máy. Tắt hết các thiết bị dùng điện trong xe như đèn, gạt mưa, điều hòa, radio...Hạ kính để có thể dễ dàng thông báo với người đẩy phía sau.

Bước 2: Đạp côn, đưa cần số từ N về vị trí số 2.

Bước 3: Thông báo để những người giúp phía sau bắt đầu đẩy xe. Đẩy cho tới khi thấy xe chạy ở tốc độ khoảng 10-20 km/h.

Bước 4: Nhả côn

Từ từ nhả chân côn đồng thời nhanh chóng đạp nhẹ chân ga, không nên đạp sâu. Lúc này, nếu may mắn, xe sẽ nổ máy.

Bước 5: Lái xe

Khi phát hiện xe đã nổ máy, ga cao hơn một chút và lái xe một đoạn để động cơ hoạt động ổn định. Sau đó lái xe quay lại vị trí ban đầu để cảm ơn người đẩy xe giúp. Chú ý, ngay cả khi dừng xe lại lúc này cũng không nên tắt máy dừng động cơ, vẫn nên để động cơ nổ.

Lưu ý:

Như đã nói ở trên, đẩy xe nổ máy tuyệt đối không sử dụng cho xe số tự động, chỉ dùng cho xe số sàn sử dụng ly hợp. Nhìn chung, các xe hiện đại với thiết bị điện phức tạp, trợ lực lái điện, hệ thống xả có sử dụng bộ chuyển đổi xúc tác, nhà sản xuất khuyên không nên đẩy nổ xe.

Không nên tự đẩy xe nổ máy. Nhiều người cho rằng nếu xe đang xuôi một con đường hơi thoải dốc, có thể chọn cách thả trôi xe xuống dốc để tạo đà, nhảy lên xe, đạp côn, về số 2 và tiếp tục tận dụng quán tính chuyển động của xe để nhả côn mớm ga cho xe chạy, nhưng cách làm này cực kỳ nguy hiểm. Bạn có thể gây tai nạn cho chính mình và người xung quanh.

Cách tốt nhất là nên dự trữ sẵn trong xe một 1cặp dây điện chịu dòng cao 30-50 Ampe. Khi có hiện tượng hết điện, có thể nhờ xe khác hỗ trợ "câu điện" bằng cách đấu nối ắc-quy. Nếu không còn biên pháp nào khác, bạn nên nhờ người hỗ trợ đưa xe vào lề đường, đặt cảnh báo, và gọi cứu hộ.

Video liên quan

Chủ Đề