Cách nấu lòng thả heo quảng nam

Lòng thả Quảng Trị (hay còn gọi là Lòng sả) làm bằng cách đánh tiết heo hay tiết vịt cho tan vụn, đổ vào nồi nước, cho sả, nêm gia vị, thêm gạo rang vàng và đậu xanh vào nấu nhừ. Từ lòng heo hoặc vịt làm sạch, cắt miếng vừa ăn, chờ cháo sôi, đem thả vào nồi, sôi già thì múc ra tô. Khi ăn thêm ớt cho thật cay.

Cách nấu lòng thả heo quảng nam

Những thành phần chủ yếu để chế biến món Lòng thả Quảng Trị là lòng heo, tim, gan, cật.. và sả. Món này là món nóng, múc ra tô để ăn, có thể ăn kèm với bánh mì.

Cách nấu lòng thả heo quảng nam

Lòng thả ở Quảng Trị thường bỏ nhiều ớt, ăn cay tê đầu lưỡi, … do vùng Quảng Trị vào mùa đông rất lạnh, nên ăn một tô lòng sả, hớp 1 ly Rượu Kim Long thấy rất ấm bụng. Lòng sả có tác dụng giải cảm như cháo cảm, nhiều tiêu cùng rau mùi ăn đổ mồ hôi mới đã, ăn vào tỉnh cả người sau khi lao tâm lao lực mệt nhọc.

Lòng Thả ở Quảng Trị là một món ăn rất đơn giản nhưng độc đáo, có hương vị riêng.  Một vài vùng ở Quảng Nam và Huế cũng có món lòng thả. Nhưng lòng thả ở những vùng này không được phổ biến và nổi tiếng như Lòng Thả Quảng Trị.

Lòng thả Quảng Nam còn được gọi bằng cái tên đầy đủ là lòng gà nấu thả.Lòng thả là món ăn phổ biến ở một vài nơi trong tỉnh Quảng Nam. Gà chọn loại gà tơ, thịt mềm, cắt lấy huyết rồi làm lông thật sạch.Lấy bộ lòng làm sạch, cắt miếng nhỏ ướp gia vị.Dùng thịt ở ức gà xắt thật mỏng và nhỏ khổ, ướp với hành tiêu nước mắm.Lòng thả có tác dụng giải cảm như cháo cảm, ăn vào tỉnh cả người sau khi lao tâm lao lực mệt nhọc.

Công đoạn tiếp theo là nấu cháo. Gạo đem nấu cháo được rang sơ qua mỡ gà, để lửa cho sôi đến lúc chừng như vừa nở lúp búp là thả lòng gà vào. Đặt thịt gà đã ướp vào chén, múc cháo cùng lòng gà đang sôi chan lên. Như vậy thịt, gan, tim, lòng vừa chín tái, khi ăn, nếu cần rắc thêm tiêu vào.

Cách nấu lòng thả heo quảng nam
Lòng thả đậm đà đủ các vị cay, ngọt, bùi

Khách ăn lòng thả thường không thể thiếu bánh tráng. Hương vị giòn tan của bánh tráng nướng vàng chìm trong vị béo mềm của lòng thả, thêm một ít rau răm nữa là đủ các vị cay, ngọt, bùi. Vừa ấm bụng, vừa thấm cái chất mộc mạc, dân dã, đậm đà lại được trò chuyện vui vẻ bên những người bạn thân thiết đúng là bữa ăn ngon không gì bằng.

Người Quảng Nam trầm trồ rằng, cũng chỉ là bát cháo gà thôi mà sao xa rồi vẫn còn thèm thuồng và nhớ…

Lòng thả, tên ai đặt mà sao không "hình tượng", "hấp dẫn" chút nào nhưng chỉ một lần nếm thử sẽ khiến bạn nhớ mãi.

Lòng thả không chỉ là món ăn ngon mà còn có tác dụng giải cảm, làm ấm người trong những đêm lạnh, khi thức khuya làm việc nặng nhọc, học thi, lúc ma chay hiếu hỉ hay lúc thức xem.. đá bóng trên TV...

Du ngoạn đến miền Trung nắng gió đừng quên nếm thử một tô lòng thả để xem món ăn nghe có vẻ "thô kệch " lại có sức hấp dẫn đến như vậy. Món ngon này còn rất phong phú bởi lòng thả mỗi nơi mỗi khác.

Lòng thả Quảng Trị

Lòng thả ở Quảng Trị còn được gọi là lòng sả bởi có gia vị chính là sả, còn có tên lòng thả là do phương thức thả lòng vào nồi nước. Đây là món ăn rất phổ biến ở Quảng Trị, được nhiều người xem là một món đặc sản của mảnh đất nhiều nắng gió này.

Cách nấu lòng thả heo quảng nam

Lòng thả làm bằng cách đánh tiết heo hay tiết vịt cho tan vụn, đổ vào nồi nước, cho sả, nêm gia vị, thêm gạo rang vàng và đậu xanh vào nấu nhừ. Lòng heo hoặc vịt làm sạch, cắt miếng vừa ăn, chờ cháo sôi, đem thả vào nồi, sôi già thì múc ra tô. Khi ăn thêm ớt cho thật cay.

Cách nấu lòng thả heo quảng nam

Đây là một món ăn rất đơn giản nhưng độc đáo, có hương vị riêng. Lòng thả có tác dụng giải cảm như cháo cảm, thích hợp ăn vào những hôm thời tiết mát mẻ, mùa lạnh.

Ngoài ra, ở một vài vùng ở Quảng Nam và Huế cũng có món lòng thả. Nhưng lòng thả ở những vùng này không được phổ biến và nổi tiếng như ở Quảng Trị.

Lòng thả Quảng Nam

Lòng thả Quảng Nam còn được gọi bằng cái tên đầy đủ là lòng gà nấu thả. Gà chọn loại gà tơ, thịt mềm, cắt lấy huyết rồi làm lông thật sạch. Lấy bộ lòng làm sạch, cắt miếng nhỏ ướp gia vị. Dùng thịt ở ức gà xắt thật mỏng và nhỏ khổ, ướp với hành tiêu nước mắm.

Bánh tráng nướng đem giã hoặc xay cho nát nhuyễn rồi đem trộn với thịt ướp. Để khoảng 4 giờ nhằm tạo vị chua do bột trong bánh đa lên men. Lấy ít gạo rang sơ với mỡ gà, nấu cùng xương gà thành cháo loãng với những hạt gạo vừa nở lúp búp.

Cách nấu lòng thả heo quảng nam

Cháo chín, thả lòng gà vào. Đặt thịt gà đã ướp với bột bánh tráng vào chén, múc cháo cùng lòng gà đang sôi chan lên. Ta đã có món cháo tái với vị thịt ngọt đậm do còn tươi nguyên.

Cách nấu lòng thả heo quảng nam

Lòng thả Quảng Nam thường kèm theo rau sống và các loại rau thơm. Khi ăn thường bẻ thêm bánh tráng bỏ vào.

Lòng thả Huế

Lòng thả Huế chủ yếu được chế biến từ vịt. Vịt phải lựa con khỏe mạnh và phải là loại vịt ta, chưa già để thịt còn mềm. Vịt cắt lấy tiết, đem nhổ lông sạch sẽ. Rửa bộ gan, tim. Lọc những miếng nạc ở lườn và đùi (thịt lọc ra giữ nguyên, không rửa nước lạnh).

Cách nấu lòng thả heo quảng nam

Rồi thái tất cả thật mỏng, ướp với hành tím, tỏi, nước mắm, tiêu, bột ngọt. Đổ chén tiết và nước cốt chanh tươi vào (canh chừng sao cho độ chua vừa miệng). Trộn đều tất cả cùng với vài nắm bún tàu đã được cắt ngắn, ngâm mềm trước đó. Xong đậy kín. Phần vịt còn lại, chặt miếng, cùng với bộ mề, ruột cho vào nồi nấu để lấy nước dùng.

Khi nồi nước dùng đã được, vớt phần cái ra, cho hỗn hợp thịt, lòng, tiết, bún tàu đã ướp lúc nãy vào nồi nước đang sôi trên bếp lửa. Rồi tắt ngay bếp. Đậy kín nồi chừng mươi phút, xong múc ra ăn liền. Như vậy thịt, gan, tim vừa chín tái. Khi ăn, rắc thêm tiêu vào.

Gà sau khi mua về làm sạch, bỏ phần đầu và phao câu, nhổ bỏ lông tơ kể cả phần chân lông, xát một ít muối hoặc chanh lên da gà cho gà sạch, bớt mùi hôi, sau đó rửa sạch với nước và để ráo.

Dùng dao lóc hết phần thịt gà, còn lại phần xương gà và cánh gà cho vào nồi cháo hầm lấy nước ngọt. Sau đó thái thật mỏng phần thịt gà cho vào tô và cho phần da gà vào nồi cháo.

Cho 3 củ hành tím, 1 ít tiêu xanh, 2 tép tỏi, 2 quả ớt vào cối rồi dùng chày giã nhuyễn sau đó cho vào tô thịt gà.

Kế tiếp, bẻ nhỏ 1/4 bánh tráng nướng cho vào cối và giã nhuyễn rồi tiếp tục cho vào tô thịt gà.

Tiếp theo, cho tiếp vào tô 2 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê nước mắm, sau đó trộn đều và ướp thịt trong 4 tiếng để thịt thấm gia vị.

Cách sơ chế gà sạch, không hôi

Để sơ chế gà sạch và không hôi, bạn cần:

  • Trước tiên phải làm sạch hết lông (kể cả lông tơ và phần chân lông) để gà trắng, không hôi.

  • Bạn hòa giấm và muối theo tỉ lệ 2 muối : 1 giấm rồi thoa khắp mình gà, chà sát nhiều lần rồi rửa sạch với nước.

  • Bạn có thể đập dập 2 củ gừng với một ít rượu trắng rồi xoa bóp lên thịt gà và để nguyên khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước.

Xem chi tiết: Mẹo khử mùi hôi của gà vịt khi nấu ăn đơn giản nhất