Cách ngâm rượu cây xấu hổ

Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo [tên thuốc trong y học cổ truyền] là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.

Dược liệu có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu, được dùng trong những trường hợp sau:

Rễ cây xấu hổ

Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại: rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm. Lấy 20  - 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều, có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:

Bài 1: rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống trong ngày, có thể ngâm rượu.

Bài 2: rễ xấu hổ, cả cây xoan leo [tầm phỏng], mỗi thứ 20g; rễ cỏ xước 15g; củ xả 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.

Bài 3: rễ xấu hổ, thân cây ớt lá to, thân cây bọt ếch, rễ khúc khắc, mỗi thứ 10g, rễ bạch đồng nữ, quả tơ hồng vàng, mỗi thứ 8g. Tất cả nấu với 2 lần nước, rồi cô lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần trong ngày.

Bài 4: rễ xấu hổ 10g; lá cối xay, rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt, mỗi thứ 3g. Hãm với nước sôi hoặc sắc uống.

Bài 5: rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

Chữa khí hư: rễ xấu hổ tươi giã, ép nước rồi uống ngày 3 lần. Mỗi lần 2 thìa canh trong một tuần.

Cành lá cây xấu hổ

Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, trằn trọc: cành lá xấu hổ 15g, rửa sạch, cắt ngắn sao vàng, sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với cây nụ áo hoa tím 15g, chua me đất hoa vàng 30g, lạc tiên, mạch môn, thảo quyết minh, mỗi thứ 10g. Sắc uống.

Chữa tăng huyết áp: cành lá xấu hổ, trắc bách diệp, hoa đại, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt thảo quyết minh [sao], thân lá bạch hạc, mỗi vị 8g, hà thủ ô đỏ, tang  ký sinh mỗi vị 6g, địa long 4g. Sắc uống trong ngày. Có thể tán bột  rây mịn, luyện với hồ làm viên, uống mỗi ngày 20 - 30g.

DS. ĐỖ HUY BÍCH


Nhiều người biết đến công dụng của cây xấu hổ để chữa bệnh mất ngủ nhưng không biết đây còn là loại thảo dược chữa đau nhức xương khớp lâu ngày rất tốt.
1. Mô tả:

Cây xấu hổ họ trinh nữ [mimosacae] còn được gọi với những tên khác như trinh nữ, cỏ thẹn, mắc cỡ, hom tu thảo…

Xấu hổ là loại cây thân thảo sống lâu năm, mọc thành bụi lớn, cao khoảng 30 – 40cm. Thân cây gồm nhiều cành mọc lòa xòa, có lông và gai nhỏ. Lá là dạng kép, thường cụp lại khi đụng phải.

Hoa xấu hổ mọc ở kẽ lá được xếp thành đầu tròn, màu tím hồng, có 4 cánh 4 nhụy, 4 noãn, 4 cánh dính nhau ở nửa dưới. Hoa thường nở từ tháng 6 đến tháng 8.

Quả xấu hổ thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng.

2. Dược tính:

Cây xấu hổ thường được dùng làm thuốc, toàn cây gọi là hàm tu thảo. Cành lá thu hái vào mùa khô, dùng tươi hoặc dùng khô, rễ đào quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.

Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, hơi sơ, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu.

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy cây xấu hổ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, kết quả thu được đã chứng minh kinh nghiệm dùng xấu hổ chữa mất ngủ trong dân gian là đúng.

Các bộ phận của cây xấu hổ khi dùng làm thuốc có những dược tính như sau:

– Cành và lá cây: Có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi có độc. Tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc. Dùng để chữa viêm ruột, viêm dạ dày, mất ngủ, trẻ em cam tích, mắt nóng tướng đau, sưng tấy, mưng mủ ở phần sâu.

Liều dùng: 15 – 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu với thịt, dùng đắp ngoài không kể liều lượng.

– Rễ cây: Có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc. Tác dụng chỉ khái hòa đàm, thông kinh hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích. Dùng chữa viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức, viêm dạ dày mãn tính…

Liều dùng: 10 – 15g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu mỗi ngày.

3. Kinh nghiệm chữa đau nhức xương khớp bằng cây xấu hổ

Nhiều người biết đến công dụng của cây xấu hổ để chữa bệnh mất ngủ nhưng không biết đây còn là loại thảo dược chữa đau nhức xương khớp lâu ngày rất tốt.


Kinh nghiệm dân gian của người dân các vùng Diễn Châu, Nghệ An và một số địa phương thuộc miền Nam cho thấy, loại cây này dùng để chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả.

Các bài thuốc cụ thể như sau:

– Chữa đau nhức xương khớp lâu ngày:

Dùng rễ cây xấu hổ, thái thành từng miếng mỏng phơi khô. Ngày dùng 120g đem rang lên, sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang cho khô. Thêm 600ml nước, sắc còn 200-300ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày

Bài thuốc này thường dùng 4-5 ngày là thấy kết quả.

– Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:

+ Rễ xấu hổ [thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm] 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày.

+ Rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

+ Rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, có thể ngâm rượu.

– Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp:

+ Rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, mỗi thứ từ 15 – 20g khô, sắc uống trong ngày.

+ Dùng nước sắc cây xấu hổ và cây lá lốt, cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20 – 30 phút khi nước thuốc còn ấm.

– Thuốc xông tắm chữa viêm khớp:

Cây xấu hổ, lá lốt, mỗi thứ 40-50g, lá long não 20g, quế chi 15g, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30 – 40g.

Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, tới khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Tới khi mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại.

Nên xông hoặc tắm hơi ngày 1 lần.

Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.

Theo Chuabenh.Info

Cây xấu hổ là loại cây mọc hoang dại, có nhiều ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Cây này thuộc họ Đậu, sống ít năm, có nguồn gốc từ Nam Mỹ và Trung Mỹ. Đặc tính nổi bật của cây xấu hổ đó là mỗi khi bị chạm vào, các lá kép gập vào bên trong và cụp xuống để tự bảo vệ mình không bị tổn hại. Hãy cùng thuvienmuasam.com tìm hiểu sâu thêm về công dụng của cây trinh nữ ngay dưới đây nhé.

1. Đặc điểm của cây xấu hổ

Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng đã nghe nói đến cây xấu hổ [hay cây trinh nữ]. Đây là một trong những vị thuốc nam có tác dụng chữa bệnh tốt, đặc biệt với những người mắc bệnh gan, bệnh động kinh

Xấu hổ là loài cây khá quen thuộc ở Việt Nam, cây thường mọc hoang thành bụi lớn, sống lâu năm.

Đặc điểm nổi bật của cây trinh nữ là : có chiều dài khoảng 1,5 mét, chiều cao thân khoảng 30 – 40 cm. Thân cây xấu hổ [trinh nữ] có lông và gai nhỏ, chia thành nhiều cành.

Khi còn nhỏ, cây trinh nữ mọc thẳng như thân thảo, khi cây trưởng thành sẽ chuyển sang dạng bò trườn. Vỏ cây có gai, rễ tạo ra chất carbon disulfide giúp ngăn ngừa một số loại nấm gây bệnh cho cây.

Lá cây xấu hổ mọc dạng kép lông chim 2 lần chẵn, có từ 1 - 2 cặp lá thứ cấp. Mỗi lá thứ cấp có từ 5 - 13 cặp lá chét.

Điểm đặc biệt của lá cây trinh nữ đó là nó sẽ tự động cụp lại nếu có các va chạm mặc dù rất nhỏ. Hoa màu tím hồng, hình quả cầu tròn và nở vào tháng 6 đến tháng 8. Quả có lông cứng.

2. Công dụng chữa bệnh của cây xấu hổ

Tuy xấu hổ là loài cây cỏ bình thường nhưng lại có nhiều tác dụng quý và có giá trị trong nam y.

2.1. Cây xấu hổ có thể chữa bệnh mất ngủ

Với những người đang mắc chứng mất ngủ thì cây xấu hổ chính là bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời. Bởi vì loài cây này có tác dụng an thần tốt. Thậm chí, bài thuốc từ cây trinh nữ còn được đánh giá có hiệu quả chữa bệnh cao hơn so với thuốc tây.

2.2. Cây xấu hổ có khả năng chữa bệnh đau nhức xương khớp

Một công dụng ưu việt khác của cây xấu hổ [trinh nữ] đó chính là chữa đau nhức xương khớp. Bạn có thể dùng loại cây này để trị một số chứng bệnh liên quan đến xương khớp như: đau lưng, đau khớp, thoát vị đĩa đệm, thấp khớp, chân tay tê bại…

2.3. Cây xấu hổ chữa bệnh nóng trong

Theo Đông y, cây xấu hổ có tính lạnh nên có thể thanh can hỏa. Nói theo cách dễ hiểu hơn đó là loài cây này có thể giải độc, làm mát gan, thanh nhiệt cho cơ thể hiệu quả.

2.4. Dùng cây xấu hổ để trị bệnh động kinh

Thêm một công dụng khác của cây trinh nữ [xấu hổ] là làm giảm các cơn co giật. Do đó, chúng còn được dùng để hỗ trợ điều trị cho những người mắc bệnh động kinh. Sử dụng cây xấu hổ cùng với một số thảo dược khác đúng cách thì người bệnh sẽ trở lại bình thường.

2.5. Dùng cây xấu hổ để điều trị bệnh viêm khí quản

Mặc dù cành và lá cây xấu hổ [trinh nữ] có tính hàn nhưng riêng rễ cây lại có tính ấm. Vậy nên, có thể sử dụng rễ xấu hổ để điều trị bệnh viêm khí quản mãn tính.

3. Một số bài thuốc hay từ cây xấu hổ [trinh nữ]

3.1. Bài thuốc chữa bệnh mất ngủ từ cây xấu hổ

Lấy 15gram cành xấu hổ đã phơi khô, rửa sạch, sau đó cho vào ấm đun sôi kĩ, lấy nuốc đó uống hàng ngày hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, suy nhược cơ thể. Dùng nước sắc này trong 1 tuần sẽ có hiệu quả rõ rệt,.

3.2. Bài thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp bằng cây xấu hổ

Cần lấy 15gram xấu hổ và rễ lá lốt, rửa sạch, cho vào nồi sắc nước uống hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng nước đó để ngâm chân tốt cho các khớp, thời gian ngâm khoảng chừng 30 phút.

Một lưu ý cho bạn đó là khi dùng nước lá lốt xấu hổ sắc để ngâm chân, bạn nên cho thêm một chút muối để gia tăng hiệu quả.

3.3. Bài thuốc chữa bệnh nóng trong bằng cây xấu hổ

Cách nấu thuốc trị bệnh nóng trong cũng giống như cách nấu thuốc trị bệnh mất ngủ. Tác dụng của bài thuốc này giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan và có thể cải thiện được bệnh lý viêm dạ dày mãn tính.

3.4. Bài thuốc chữa bệnh động kinh

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: 20 gram cây xấu hổ khô [lấy cả cây], 10 gram cây câu đằng. Rửa sạch, cho vào ấm đổ ngập nước và đun sôi, chắt nước uống hàng ngày. Đặc biệt khi chuẩn bị lên cơn bạn cần uống ngay để tránh co giật nhé.

Lưu ý: khi đun cây câu đằng bạn không nên đun lâu.

3.5. Bài thuốc chữa bệnh viêm khí quản

Dùng 100gram rễ cây xấu hổ rửa sạch cho vào ấm, đổ 600ml nước sạch và đun cho đến khi chỉ còn 100ml nước thì tắt bếp. Chắt ra bát và chia làm 2 lần uống trong ngày. Mỗi đợt uống thuốc này khoảng 10 ngày để có hiệu quả tốt.

3.6. Cách ngâm rượu cây xấu hổ

Trong thực tế, bạn chỉ có thể sử dụng rễ cây xấu hổ [trinh nữ] để ngâm rượu mà thôi. Thường thì rễ cây trinh nữ có thể ngâm riêng hoặc kết hợp thêm một số loại dược liệu khác.

Tác dụng của rượu ngâm bằng rễ cây xấu hổ:

  • Rượu xấu hổ có khả năng làm giảm các cơn đau nhức xương khớp.

  • Có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

Cách ngâm rượu rễ cây xấu hổ như sau:

Bạn cần chuẩn bị 200 gram rễ cây xấu hổ xắt lát phơi khô, rượu gạo. Đổ vào bình sạch, ngâm 2 nguyên liệu trên khoảng chừng 1 tiếng. Ta chia rượu ngâm xấu hổ làm 5 phần, mỗi ngày sắc 1 phẩn để uống.

4. Có thể mua xấu hổ khô ở đâu, giá bao nhiêu?

Có rất nhiều nơi có bán cây xấu hổ [trinh nữ] khô như tại các chợ, cửa hàng thuốc nam, trên các trang mạng bán hàng trực tuyến

Nhưng để đảm bảo sức khỏe và tác dụng mang lại như mong muốn, các bạn cần chú ý nên mua ở những nhà cung cấp có uy tín, có địa chỉ rõ ràng và có giấy phép hoạt động sản xuất thuốc thảo dược.

Bởi vì hiện tại trên thị trường, có không ít các sản phẩm chế biến từ cây xấu hổ có nguồn gốc không rõ ràng, được tẩm hóa chất, chất bảo quản nên rất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Giá bán 1 kg cây xấu hổ khô hiện nay vào khoảng 120.000 – 150.000 VND/kg.

Bạn có thể tham khảo và đặt mua cây xấu hổ khô tại đây:

  • Shopee: //tvms.info/Shopee_pQ

Những công dụng của cây xấu hổ [trinh nữ] đã được thuvienmuasam.com trình bày chi tiết ở bài viết trên. Hi vọng, những kiến thức của chúng tôi sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều bài thuốc quý trị bệnh về cho mình.

Tham khảo thêm về công dụng của các loại thảo dược chữa bệnh khác tại đây:

//thuvienmuasam.com/t/cong-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-cay-ngai-cuu/797

Video liên quan

Chủ Đề