Cách quản lý công nhân công trường

Việc quản lý nguồn nhân lực ngành xây dựng chủ yếu liên quan đến việc đảm bảo rằng một dự án có đủ người và chấm công - tính lương chính xác cho nguồn lực đông đảo ấy.

Tuy nhiên, việc doanh nghiệp chấm công bằng tay dẫn đến vấn đề chấm công còn nhiều sai sót, không biết chính xác số lượng công nhân vào công trình, khó xử lý việc chấm công tăng ca, nghỉ phép… Vì thế mà bộ phần nhân sự luôn mất nhiều thời gian để rà soát dữ liệu. 

Đây là những lý do khiến các quản lý nhân sự công ty xây dựng nhức đầu. 

Tanca đang là phần mềm quản lý nhân sự bằng điện thoại và Web tốt nhất để giải quyết các vấn đề trong quản lý nhân sự cho công ty xây dựng. Hãy cùng tìm hiểu những giải pháp sau của Tanca:

1. Cho nhân viên xây dựng chấm công bằng công nghệ

Nhiều công trình xây dựng của nhà thầu chính có sử dụng máy chấm công vân tay cho công nhân. Tuy nhiên việc lắp đặt máy chấm công mất thời gian, tốn thêm chi phí hoặc đôi lúc không lắp đặt máy chấm công kịp cho các công nhân thi công vào thời gian đầu của công trình. 

Các file chấm công Excel được xuất từ máy chấm công có thể bị chỉnh sửa khiến cho dữ liệu chấm công không chính xác. Ngoài ra, đa phần các công ty xây dựng, nhà thầu phụ sẽ chấm công bằng Sổ chấm công, điều này tạo ra một kẻ hở về việc sai lệch dữ liệu chấm công rất lớn.

Tanca giúp giải quyết vấn đề này bằng việc cho phép Quản đốc hay Quản lý đội chấm công cho đội mình qua điện thoại thay thế Sổ chấm công, và dữ liệu sẽ được cập nhật ngay lập tức. Ngoài ra, nhiều công ty xây dựng cũng cho phép nhân viên tự chấm công thông qua hệ thống định vị vị trí tại khu vực thi công. Điều này giúp cho các Quản lý nắm được tình hình chấm công chính xác cũng như thời gian vào ra của công nhân trên công trường

Điểm quan trọng của Tanca là các dữ liệu chấm công là trực tuyến [online] nghĩa là các dữ liệu chấm công từ máy chấm công, điện thoại, chấm công hộ đều được truyền về máy chủ ngay lập tức. Do vậy, các dữ liệu này không thể bị can thiệp, chỉnh sửa trước khi tính lương. Mọi điều chỉnh về thông tin chấm công đều được thông báo trên hệ thống, do vậy tính minh bạch và rõ ràng trên Tanca luôn được đề cao giúp dữ liệu chấm công trở nên chính xác và đáng tin cậy.

Xem thêm: Tính năng chấm công trực tuyến của Tanca

2. Quản lý tình trạng công trường một cách khoa học

Nhiều nhà Quản lý khó khăn trong việc quản lý nhân công của họ. Liệu số lượng nhân viên vào làm có đúng thời gian và có đủ theo yêu cầu hay không? Tanca giúp các Quản lý công trường giải quyết điều này. 

Từ dữ liệu chấm công trực tuyến, Tanca cung cấp cho người dùng biết số lượng nhân viên vào trể, chưa vào ca hoặc vắng mặt. Ngoài ra, Tanca còn cung cấp tính năng cảnh báo dành cho nhà quản lý, nếu số lượng công nhân tại một công trình không đủ với số lượng cho phép, hệ thống sẽ gửi thông báo đến nhà quản lý, giúp họ nắm bắt được tình hình và đưa ra các quyết định điều chỉnh hợp lý.

Xem thêm: Reivew 4 phần mềm chấm công nhận diện gương mặt

3. Đơn giản trong việc tính tăng ca, nghỉ phép 

Tăng ca đôi khi là thường xuyên đối với công nhân công trường, làm sao có thể tính tăng ca chính xác thời gian? Bằng điện thoại qua ứng dụng Tanca thì việc này trở nên đơn giản hơn hẳn. 

Công nhân có thể xác nhận họ ra khỏi giờ tăng ca từ điện thoại của họ hoặc quản đốc cũng dễ dàng tính thời gian chấm công tăng ca cho nhân viên. Ngay cả việc công nhân sử dụng máy chấm công, hệ thống thông minh của Tanca cũng giúp cho Quản lý biết chính xác thời gian nào tính công cho ca bình thường và thời gian nào tính tăng ca.

Không giống như công việc hành chính văn phòng, công nhân có thể làm nhiều công trình một lúc hoặc nhiều khi chỉ làm nửa buổi tại công trình. Nếu như cách chấm công thông thường đôi khi sẽ rất mất thời gian rà soát. Điều này cũng không gây khó cho Tanca, phần mềm có thể xử lý chấm công ngay cho việc nhân viên di chuyển nhiều công trình hay là nghỉ nữa buổi. Hệ thống Tanca có thể xuất ra các báo cáo chi tiết giúp cho việc theo dõi và giám sát rất minh bạch.

4. Tự động hóa tính lương cho công nhân

Nhờ các dữ liệu chấm công được xử lý tốt, do vậy việc tính lương trên hệ thống của Tanca hoàn toàn đơn giản. Chỉ cần tạo các công thức tương tự như trên Excel, bạn có thể tạo ra các Bảng lương mẫu và mỗi tháng hệ thống phần mềm sẽ tính toán lương tự động giúp bạn.

Điểm thú vị là nhân viên cũng có thể xem phiếu lương của mình để theo dõi chính xác tính trạng công, phé, tiền thưởng, tiền phạt… hàng tháng nhắm biết chính xác số lương của mình. Nhờ đó mà các phàn nàn về tiền lương được giảm đi và công việc của các kế toán cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Tanca là phần mềm quản lý nhân sự nền tảng Web và ứng dụng di động theo xu hướng 4.0. Phần mềm này không cần cài đặt phức tạp và bạn có thể sử dụng ngay lập tức khi đăng ký thông qua website. Bạn cũng có thể tải ứng dụng “Tanca” trên kho tải để thử sử dụng phần mềm này. 

>>> Xem thêm:

Chấm công trên điện thoại nhất cử lưỡng tiện

7 phần mềm quản lý công việc phổ biến nhất

KPI là gì? Phần mềm KPI nổi tiếng nhất hiện nay

Trong mọi quy trình sản xuất, công nhân là lượng lực đóng vai trò quan trọng quyết định đến năng suất của doanh nghiệp. Do đó việc quản lý công nhân luôn cần được chú trọng để mang lại kết quả làm việc tốt nhất. Vậy đâu là cách làm một tổ trưởng tốt, một người quản lý xuất sắc? Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những cách quản lý công nhân hiệu quả.

Mỗi người công nhân là một cá thể riêng với những quan điểm cách nhìn khác nhau. Việc dung hòa những điểm khác biệt và giúp họ tin tưởng cống hiến cho doanh nghiệp là điều không dễ dàng. Cách quản lý của tổ trưởng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hài lòng của công nhân. Bản thân nhân viên quản lý cũng cần được đào tạo, nâng cao trình độ thường xuyên. Dưới đây là một số cách cơ bản giúp cho quá trình quản lý công nhân đạt kết quả tốt hơn.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 

Dù là trong môi trường xưởng sản xuất, chúng ta không nên coi nhẹ văn hóa doanh nghiệp. Con người sẽ làm việc hiệu quả nhất khi họ hài lòng, vui vẻ và tin tưởng vào tổ chức. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có văn hóa riêng và tích cực lan tỏa đến nhân viên. Số lượng công nhân càng lớn, văn hóa doanh nghiệp lại càng quan trọng. Điều đó giúp mọi người hiểu được mục tiêu chung là gì, gia tăng sự gắn kết giữa các bộ phận sản xuất. 

Cơ bản, yếu tố này được lan tỏa thông qua chia sẻ và giao tiếp. Người quản lý phải là người biết cách dung hòa giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung. Họ nên giúp cho công nhân tin rằng doanh nghiệp không chỉ vì lợi nhuận mà còn sẵn sàng hỗ trợ cho lực lượng đặc biệt này.

Sắp xếp vị trí, môi trường làm việc phù hợp

Sắp xếp vị trí, môi trường làm việc phù hợp

Trong phân xưởng sản xuất sẽ tồn tại nhiều bộ phận chức năng khác nhau. Với số lượng công nhân lớn, người quản lý cần phân tầng hợp lý. Khả năng hoạt động nhịp nhàng của cả quy trình phụ thuộc vào cách thức sắp xếp ai ở khu vực nào. Tùy vào chuyên môn, năng lực của công nhân, hãy đưa họ tới vị trí công việc thích hợp.

Ngoài ra, trong quá trình làm việc cần đảm bảo tuân thủ những quy tắc an toàn lao động cho công nhân. Đặc biệt đối với cách quản lý công nhân xây dựng điều này lại càng quan trọng hơn. Những tác động từ bên ngoài có thể giúp tăng năng suất cũng có thể cản trở khả năng làm việc của công nhân. Ban quản lý nên thường xuyên xem xét môi trường làm việc và cải thiện tốt hơn. 

👉 Xem thêm: Cách quản lý nhân viên hiệu quả: 7 tips bạn nhất định phải biết

Đặt ra chỉ tiêu cụ thể, hợp lý

Đặt ra chỉ tiêu cụ thể, hợp lý

Việc đặt ra chỉ tiêu phù hợp là cách quản lý người làm công mà mọi doanh nghiệp đều áp dụng. Đối với mỗi bộ phận, đội nhóm hay cá nhân khác nhau sẽ có những bảng KPIs tương ứng. Thông thường, người quản lý có thể đưa ra bảng chỉ tiêu theo ngày/ tuần/ tháng. Những thông tin, yêu cầu cần được cụ thể hóa với mô tả công việc chi tiết cũng như con số chính xác cần đạt được. Khi có bảng chi tiêu, công nhân sẽ nắm được mình cần làm gì và làm đến mức nào. Điều này giúp họ chủ động phân bổ thời gian, công sức. 

Theo dõi, đánh giá và thưởng phạt minh bạch

Người tổ trưởng/nhóm trường/quản lý cần thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả làm việc của công nhân. Thông qua bảng chỉ tiêu để ghi chép, nhận xét từ đó đi tới những quyết định thưởng/phạt sau này. Khi phát hiện sai sót, thiếu hiệu quả cần giải quyết ngay lập tức. Cách quản lý công nhân thuyết phục nhất chính là phải luôn công bằng, minh bạch để tránh mâu thuẫn không đáng có. 

Theo dõi, đánh giá và thưởng phạt minh bạch

Ngoài mức lương cứng, công nhân vô cùng quan tâm tới các khoản thưởng doanh số/doanh thu. Không chỉ là động lực mà đó còn là yếu tố giữ chân công nhân quan trọng. Phòng kế toán phát lương sẽ căn cứ vào chính những đánh giá của người quản lý để có kế hoạch chi. Do đó, một nhân viên quản lý công nhân phải luôn công bằng, chính xác. 

Những khoản phạt cũng rất cần thiết trong quá trình quản lý. Không phải mọi công nhân đều sẽ làm việc nghiêm túc, hiệu quả. Đây là lúc mức phạt chứng minh năng lực của nó. Hãy để cho công nhân biết doanh nghiệp luôn đối xử xứng đáng với những gì họ bỏ ra bao gồm cả sai sót. Các mức phạt cần có quy định, mức độ cụ thể và được thông báo thường xuyên đến công nhân. 

Lắng nghe và giải quyết vấn đề 

Lắng nghe và giải quyết vấn đề 

Thực tế hầu hết các nhóm trưởng/ tổ trưởng thường từ công nhân lên làm quản lý. Khi đã từng trải qua vị trí công nhân, bạn nên hiểu và thông cảm với những khó khăn của họ. Chúng ta đều có áp lực công việc, cuộc sống, đừng quá khắt khe hay khó khăn với đối phương. Người quản lý tốt là người luôn sẵn sàng lắng nghe chia sẻ của công nhân. Đó có thể là những vướng mắc trong công việc, chế ngộ đãi ngộ hay thưởng phạt. Hãy giải thích để họ hiểu và được thuyết phục. 

Giữa quản lý với công nhân hay công nhân với nhau đều khó tránh xảy ra mâu thuẫn. Lúc này, trách nhiệm của người quản lý là xử lý “tận gốc” vấn đề phát sinh đó. Hãy nhớ bạn đang nắm trong tay quyền lực. Bạn nên giải quyết một cách công bằng để vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp giữa các công nhân. 

Người quản lý là một tấm gương

Một trong những cách quản lý công nhân cứng đầu đó là bạn phải là một người dẫn dắt xứng đáng. Bản thân người quản lý cần “nói được làm được”. Chứng minh cho mọi người thấy năng lực của bạn với vị trí quản lý bằng cách thực hiện tốt chính công việc của mình. Người quản lý luôn phải đảm bảo tuân thủ quy định, quy tắc đã đặt ra. 

Người quản lý là một tấm gương

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Quản lý sản xuất

Tóm lại, để quản lý tốt công nhân chính người đứng đầu phải có đủ kỹ năng, kinh nghiệm. Ngoài ra bạn cũng nên cân nhắc áp dụng cách quản lý công nhân phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp. Cuối cùng, đừng quên thường xuyên tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý chủ chốt.

Video liên quan

Chủ Đề