Cách tắt màn hình chờ trên máy tính

Chế độ màn hình chờ một tính năng được phát triển từ thời Windows XP. Tính năng này hiện vẫn có trên Windows 10. Nhưng hiện nay chức năng này đã không còn được ưa chuộng cho lắm nên nhiều người muốn tắt màn hình chờ Win 10. Trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 3 cách tắt màn hình chờ nếu như bạn lỡ có thiết lập tính năng này của Windows 10.

Trong 3 cách mà ComputechZ sắp chia sẻ dưới đây sẽ có cách đơn giản, có cách phức tạp, nhiều bước thực hiện hơn một chút. Nhưng một lời khuyên dành cho bạn đó là nên biết tất cả các cách để lỡ có lúc mà Windows bị đơ, không truy cập vào được các folder hệ thống thì cũng khá là mệt phải không.

1. Cách tắt màn hình chờ Win 10 trong Personalization

Đây là cách tắt chức năng màn hình chờ trong Windows 10 khá đơn giản và chỉ dùng chuột để thao tác.

– Bước 1: Chuyển tới màn hình Desktop => Click chuột phải vào không gian trống trên màn hình => Chọn Personalization

– Bước 2: Giao diện Personalization của Settings hiện lên, bạn tìm tới mục Lock screen bên tay trái => chọn Screen Saver settings

– Bước 3: Tại dòng Screen saver => chọn mục None trong menu sổ xuống.

– Bước 4: Nhấn Apply => OK

Vậy là xong rồi đó.

Để mở giao diện Personalization như vậy, bạn cũng có thể truy cập vào Settings => Personalization.

2. Tắt màn hình chờ Win 10 trực tiếp bằng Change screen saver

Có một cách khác để giúp cho anh em tắt màn hình chờ Windows 10 một cách nhanh chóng hơn so với cách 1 đó là sử dụng thanh tìm kiếm trong Start Menu.

– Bước 1: Mở Start Menu bằng cách bấm nút Windows.

– Bước 2: Gõ dòng chữ Change screen saver => chọn kết quả đầu tiên

– Bước 3: Hiện lên hộp thoại Screen Saver Settings rồi thiết lập như cách 1

3. Sử dụng lệnh Command Prompt để tắt màn hình chờ Win 10

Thêm một cách nữa cho mọi người muốn tắt tính năng này trông sẽ khá ngầu, người không rành về công nghệ thì sẽ nhìn bạn như một anh IT thực thụ đó là gõ lệnh vào CMD.

– Bước 1: Mở CMD lên bằng tổ hợp phím Windows + R => cmd => Enter

– Bước 2: Nhập dòng lệnh powercfg.exe /SETACVALUEINDEX SCHEME_CURRENT SUB_VIDEO VIDEOCONLOCK 60 => Enter.

Tại đây để tắt hẳn chức năng màn hình chờ thì bạn thay số 60 => 0.

– Bước 3: Nhập thêm dòng powercfg.exe /SETACTIVE SCHEME_CURRENT => bấm Enter

– Bước 4: Khởi động lại máy tính để sự thay đổi được cập nhật.

Trên đây là 3 cách để tắt màn hình chờ Win 10 đơn giản. Hi vọng nội dung mà ComputechZ vừa chia sẻ đã giúp bạn có thêm được một thủ thuật về windows 10 mới.

>> Khám phá thêm các mẹo hay khác về khi sử dụng máy tính Windows:

Có thể bạn muốn thay đổi cài đặt thời gian chờ màn hình khóa vì thời gian này quá lâu hoặc quá nhanh để Windows khóa màn hình khi máy tính không hoạt động. Windows khóa màn hình máy tính tự động sau khi không sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và nó sẽ hiển thị màn hình bảo vệ hoặc chỉ tắt màn hình hiển thị. Đây là một tính năng tốt để bảo vệ máy tính.

  • Những cách tắt máy tính Windows 10
  • 4 cách khóa máy tính Windows 10 siêu nhanh

Các phương pháp thay đổi thời gian chờ khóa màn hình Windows 10

  • Thời gian chờ màn hình khóa là gì?
  • Hướng dẫn thay đổi hoặc vô hiệu hóa thời gian chờ màn hình khóa
    • Phương pháp 1: Tăng thời gian chờ khóa màn hình từ cài đặt Windows
    • Phương pháp 2: Thay đổi cài đặt thời gian chờ màn hình khóa từ Control Panel
    • Phương pháp 3: Sử dụng Registry
    • Phương pháp 4: Thay đổi thời gian chờ màn hình khóa sử dụng Command Prompt
    • Phương pháp 5: Thay đổi thời gian chờ khóa màn hình Windows 10 bằng PowerShell

Thời gian chờ màn hình khóa là gì?

Trong Windows 10, màn hình khóa đã trở nên khá tiên tiến và hữu ích hơn rất nhiều. Nó hiển thị ngày và giờ hiện tại, tất cả người dùng cục bộ có sẵn và thậm chí cung cấp cho bạn tùy chọn sử dụng Cortana và nhiều tiện ích Windows khác. Bạn cũng có thể chọn khởi động lại hoặc tắt thiết bị của mình ngay từ màn hình khóa.

Với nhiều chức năng hơn, nhiều người đang tìm cách kéo dài thời lượng hiển thị màn hình khóa khi máy tính không hoạt động. Màn hình này có thể được sử dụng để truy cập vào Cortana, hiển thị thời gian và ngày tháng với hình nền đẹp hoặc đơn giản là làm sống động bầu không khí thay vì hiển thị một màn hình đen xì.

Để có thể đạt được điều này, bạn cần phải cấu hình thời gian chờ cho màn hình khóa. Bằng cách đó, bạn có thể đưa ra hướng dẫn cho Windows 10, để nó không tắt màn hình. Màn hình sẽ vẫn được hiển thị ngay cả khi thiết bị ở màn hình khóa và không nhận đầu vào trong một khoảng thời gian dài.

Trước đây, màn hình bảo vệ máy tính được sử dụng để ngăn chặn việc ghi màn hình CRT nhưng ngày nay nó là một tính năng bảo mật. Ví dụ, nếu không sử dụng máy tính trong vài giờ, ai đó có thể truy cập tệp, mật khẩu nếu máy tính không khóa hoặc tắt. Nhưng nếu đã thiết lập chính xác thời gian chờ màn hình khóa thì màn hình sẽ tự động tắt sau khi máy tính không hoạt động trong vài phút và nếu ai đó cố gắng truy cập, Windows sẽ yêu cầu mật khẩu đăng nhập.

Vấn đề duy nhất với tính năng bảo mật này là đôi khi khoảng thời gian chờ màn hình khóa được đặt với thời gian ngắn, điều đó có nghĩa là máy tính sẽ khóa màn hình sau khi không hoạt động trong khoản thời gian đó. Thiết lập này có thể khiến nhiều người cảm thấy phiền phức vì máy tính của họ sẽ khóa thường xuyên và phải nhập mật khẩu để sử dụng, như vậy rất lãng phí thời gian. Để ngăn chặn điều này xảy ra, bạn cần tăng cài đặt thời gian chờ màn hình khóa trong Windows 10.

Lưu ý: Đảm bảo tạo một điểm khôi phục trong trường hợp xảy ra sự cố.

Hướng dẫn thay đổi hoặc vô hiệu hóa thời gian chờ màn hình khóa

Có nhiều cách để thay đổi hoặc vô hiệu hóa thời gian chờ của màn hình khóa trong Windows 10. Tất cả các bước này đều dễ làm theo, tuy nhiên, một số bước trong số đó đòi hỏi nhiều thời gian hơn các bước khác. Hãy thực hiện phương pháp nào bạn cảm thấy tốt nhất. Bạn luôn có thể quay lại bài viết của Quantrimang và thử một tùy chọn khác trong tương lai.

Mẹo: Tất cả các phương pháp này đều có thể được thực hiện bởi bất kỳ người dùng nào, vì hướng dẫn rất dễ làm theo và không yêu cầu bất kỳ kinh nghiệm sử dụng Windows 10 trước đó.

Bây giờ, hãy bắt đầu tìm hiểu về cách vô hiệu hóa hoặc sửa đổi thời gian chờ màn hình khóa trên hệ điều hành Windows 10.

Phương pháp 1: Tăng thời gian chờ khóa màn hình từ cài đặt Windows

Bước 1: Nhấn phím Windows + I để mở Settings, rồi nhấp vào Personalization.

Bước 2: Từ trình đơn bên trái chọn Lock Screen.

Bước 3: Bây giờ di chuyển xuống cho đến khi tìm thấy Screen timeout settings và chọn nó.

Bước 4: Đặt cài đặt thời gian trong Screen với giá trị cao hơn nếu muốn tránh tắt màn hình thường xuyên.

Bước 5: Nếu muốn vô hiệu hóa hoàn toàn cài đặt này, chọn Never từ trình đơn thả xuống.

Bước 6: Ngoài ra, đảm bảo rằng thời gian Sleep được thiết lập cao hơn thời gian tắt màn hình nếu không máy tính sẽ “đi ngủ” và màn hình sẽ không bị khóa.

Bước 7: Tốt nhất nên vô hiệu hóa chế độ Sleep hoặc thiết lập thời gian ít nhất 30 phút hoặc nhiều hơn.

Bước 8: Khởi động lại máy tính để lưu thay đổi.

Phương pháp 2: Thay đổi cài đặt thời gian chờ màn hình khóa từ Control Panel

Lưu ý: Đây chỉ là một phương pháp thay thế cho phương pháp trên, nếu đã làm theo cách trên thì bỏ qua bước này.

Bước 1: Nhấn phím Windows + X rồi chọn Control Panel.

Bước 2: Nhấp chuột vào System and Security, rồi nhấp vào Power Options.

Bước 3: Nhấp vào Change plan settings cạnh Power plan đang hoạt động.

Bước 4: Thiết lập các cài đặt giống với phương pháp trên.

Bước 5: Đảm bảo thiết lập các cài đặt cho cả hai pin và khi cắm vào ổ điện.

Phương pháp 3: Sử dụng Registry

Bước 1: Nhấn phím Windows + R rồi gõ regedit và nhấn Enter để mở Registry Editor.

Bước 2: Theo đường dẫn sau trong Registry:

HKEYLOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\Power\PowerSettings\7516b95f-f776-4464-8c53-06167f40cc99\8EC4B3A5-6868-48c2-BE75-4F3044BE88A7

Bước 3: Trên cửa sổ bên phải nháy đúp vào Attributes DWORD.

Bước 4: Nếu không thể tìm thấy nó thì bạn cần tạo DWORD, kích chuột phải vào vùng trống ở cửa sổ bên phải và chọn New > DWORD [32-bit].

Bước 5: Đặt tên là Attributes và kích đúp vào nó.

Bước 6: Bây giờ thay đổi giá trị từ 1 thành 2 và nhấn OK.

Bước 7: Khởi động máy tính để lưu thay đổi.

Bước 8: Nhấp chuột phải vào biểu tượng Power trên khay hệ thống và chọn Power Options.

Bước 9: Nhấp vào Change plan settings.

Bước 10: Sau đó bấm Change advanced power settings.

Bước 11: Cuộn xuống cho đến khi thấy Display, sau đó nhấp vào nó để mở rộng các cài đặt.

Bước 12: Nhấp đúp vào Console lock display off timeout và sau đó thay đổi giá trị từ 1 phút thành thời gian bạn muốn.

Bước 13: Bấm vào ApplyOK.

Bước 14: Khởi động lại máy tính để lưu thay đổi.

Phương pháp 4: Thay đổi thời gian chờ màn hình khóa sử dụng Command Prompt

Bước 1: Nhấn phím Windows + X rồi chọn Command Prompt [Admin].

Bước 2: Gõ lệnh sau và nhấn Enter:

powercfg.exe /SETACVALUEINDEX SCHEME_CURRENT SUB_VIDEO VIDEOCONLOCK 60 powercfg.exe /SETDCVALUEINDEX SCHEME_CURRENT SUB_VIDEO VIDEOCONLOCK 60

Lưu ý: Bạn phải thay "60" trong lệnh trên với thời gian chờ màn hình mong muốn [tính bằng giây], ví dụ nếu muốn 5 phút và đặt nó là 300 giây.

Bước 3: Sau đó, nhập lệnh sau và nhấn Enter:

powercfg.exe /SETACTIVE SCHEME_CURRENT

Bước 4. Khởi động lại máy tính để lưu thay đổi.

Phương pháp 5: Thay đổi thời gian chờ khóa màn hình Windows 10 bằng PowerShell

Nếu bạn cho rằng quá trình chỉnh sửa Registry quá phức tạp hoặc dài dòng, thì bạn có thể thử sử dụng tiện ích Power Options “PowerCFG.exe” để thay đổi thời gian chờ của màn hình khóa trên Windows 10. Để sử dụng tiện ích PowerCFG.exe, bạn sẽ cần sử dụng Windows PowerShell. Dưới đây là các bước để làm điều đó:

Bước 1: Nhấp chuột phải vào menu Start và chọn tùy chọn Windows PowerShell [Admin] từ menu xuất hiện.

Bước 2: Nhập các lệnh sau vào dấu nhắc lệnh trong PowerShell và nhớ nhập thời gian thực tính bằng giây vào vị trí như trong hình. Ngoài ra, nhấn Enter sau khi kết thúc mỗi lệnh.

powercfg.exe /setacvalueindex SCHEME_CURRENT SUB_VIDEO VIDEOCONLOCK powercfg.exe /setactive SCHEME_CURRENT
Thay đổi thời gian chờ khóa màn hình Windows 10 bằng PowerShell

VIDEOCONLOCK là khoảng thời gian không hoạt động trước khi màn hình PC bị khóa. Thay đổi nó sẽ thay đổi khoảng thời gian chờ của màn hình khóa.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Video liên quan

Chủ Đề