Cách tính lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp

Luật sư tư vấn về chế độ tiền lương đối với hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước. Có phải tất cả các hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước đều áp dụng chế độ lương theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP không? Để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn sau đây:

1. Tư vấn về chế độ tiền lương đối với hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước.

Tiền lương luôn là vấn đề quan tâm của tất cả người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước và làm việc trong các doanh nghiệp. Vậy, chế độ tiền lương của hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước có khác so với chế độ tiền lương của hợp đồng lao động trong doanh nghiệp không? Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định về vấn đề này, bạn có thể liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Các công việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp được thực hiện chế độ lương theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP;

+ Chế độ lương theo hợp đồng lao động thông thường;

+ Mức lương của hợp hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169, bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây:

2. Chế độ lương theo hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước

Hỏi: Đơn vị tôi: Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng thuộc Sở Xây dựng, là một đơn vị sự nghiệp công lập, biên chế của đơn vị gồm: công chức, viên chức và người lao động [theo nghị định số 68/2000/NĐ-CP]Trong quá trình làm việc đơn vị có phát sinh thêm công việc chuyên môn nên thuê thêm 02 lao động hợp đồng ngoài biên chế, nội dung hợp đồng lao động: lao động kỹ thuật, mức lương theo hệ số 2,34 x lương cơ bản hiện hưởng 1.210.000đ x hệ số khu vực 0,3. Khi đơn vị khai báo đóng nộp Bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN thì cơ quan BHXH không nhất trí vì Trung tâm kiểm định không xác định đúng đối tượng áp dụng mức lương trích đóng nộp BHXH, BHYT, BHTN theo hệ số lương và mức lương cơ bản và đã yêu cầu Trung tâm đóng nộp BHXH theo mức lương tối thiểu vùng [áp dụng cho doanh nghiệp]; đơn vị có giải thích: Hợp đồng lao động 68 và hợp đồng thuê ngoài đóng nộp BHXH theo mức lương do thủ trưởng đơn vị quyết định và tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương ghi trong hợp đồng, nhưng cơ quan BHXH vẫn bảo lưu ý kiến như trên, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động theo quy định Nhà nước. Vậy Trung tâm kiểm định xin quý Tổng đài tư vấn pháp luật cho xin ý kiến? Trung tâm xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, về vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Theo quy định của Nghị định 68/2000/NĐ – CP có quy định như sau:

Điều 1.Thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp:

1. Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp;

2. Lái xe;

3. Bảo vệ;

4. Vệ sinh;

5. Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp;

6.Công việc khác.

Các công việc khác theo Khoản 6 Nghị định trên được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 2 Mục I Thông tư 15/TT – BTCCBCP như sau:

“2. Công việc khác nói tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP được hiểu là các công việc như: nấu ăn tập thể, tạp vụ, mộc nề, chăm sóc và bảo vệ cảnh quan trong cơ quan, tổ chức, đơn vị,...”

Ngoài ra khoản 2 Điều 5 Nghị định này có quy định thêm:

“2. Không ký hợp đồng đối với các công việc quy định tại Điều 1 của Nghị định này khi những người trong biên chế đang đảm nhận công việc có đủ điều kiện, khả năng thực hiện.”

Như vậy HĐLĐ được ký theo Nghị định 68/2000 chỉ áp dụng đối với các công việc được nêu theo quy định tại Điều 1 theo Nghị định trên, vậy bạn phải xác định công việc đó có thuộc đối tượng được quy định tại Nghị định 68/2000 hay không, nếu không thuộc các công việc đó thì phải ký HĐLĐ theo quy định của Bộ Luật Lao động 2012. Do không xác định rõ việc ký thêm hai HĐLĐ đó là thuộc công việc gì, có được áp dụng HĐLĐ theo Nghị định 68/2000/NĐ – CP hay phải ký kết HĐLĐ theo quy định của BLLĐ. Vì vậy chúng tôi xin đưa ra hai trường hợp để bạn tham khảo thêm:

Thứ nhất, Việc ký HĐLĐ trên là hợp đồng lao động thông thường giữa đơn vị với người lao động [không thuộc đối tượng theo quy định tại Nghị định 68/2000 NĐ – CP].

Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2012:

“1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định…”

Theo quy định trên, nếu đây chỉ là HĐLĐ thông thường đối với người lao động thì tiền lương sẽ áp dụng mức lương theo thỏa thuận giữa các bên, tuy nhiên sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên hiện nay đa phần các cơ quan đơn vị hành chính Nhà nước vẫn thực hiện việc trả tiền lương cho người lao động theo hệ số lương của cán bộ công chức, việc trả lương như vậy là không phù hợp với quy định của Bộ Luật Lao động, nhưng do hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể về việc trả lương như vậy nên không thể giải quyết triệt để được.

Thứ hai, Việc ký thêm hai HĐLĐ trên là ký theo Nghị định 68/2000/NĐ – CP.

Theo quy định tại Khoản 4 mục II Thông tư 15/2001/TT – BTCCBCP quy định:

“4. Trường hợp ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với cá nhân trực tiếp làm các công việc nói tại Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ - CP thì ngoài những quy định được ghi trong mẫu hợp đồng được ban hành kèm theo Quyết định số 207/LĐTBXH ngày 02 tháng 4 năm 1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cá nhân trực tiếp làm hợp đồng được hưởng các chế độ, chính sách như cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp như sau:

4.1. Được áp dụng bảng lương hành chính quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 để xếp lương theo ngạch và để làm các công việc nói tại Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ - CP;

4.2. Được nâng bậc lương theo thâm niên quy định;

4.3. Được điều chỉnh mức lương khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu hoặc theo thang bảng lương mới do cải cách chính sách tiền lương.

4.4. Được tham gia học tập, bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ quan;

4.5. Được hưởng các chính sách về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội;

4.6. Nếu được cơ quan cử đi nước ngoài thì được hưởng quyền lợi như cán bộ, công chức,...”

Vậy nếu công việc mà đơn vị ký đúng với đối tượng áp dụng của Nghị định 68/2000/NĐ – CP thì mức lương sẽ được áp dụng bảng lương hành chính để xếp lương theo quy định trên. Và mức lương được đóng BHXH sẽ dựa trên bảng lương đó.

Do đó hiện nay bạn phải xem xét công việc mà đơn vị ký kết 2 HĐLĐ mới thuộc công việc gì, có đúng đối tượng theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ - CP hay không, nếu không đúng đối tượng theo quy định tại Nghị định đó thì việc cơ quan BHXH xác định bạn không áp dụng đúng đối tượng tính lương để trích đóng BHXH là hoàn toàn phù hợp với quy định trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chế độ tiền lương đối với hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước.. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn liên hệ luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 04/2019/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở cho đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội...

Ảnh minh họa của Đức Minh

Cụ thể, các đối tượng áp dụng là: Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý và viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập, theo quy định của pháp luật.

Cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, biệt phái đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định số 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Đại biểu HĐND các cấp hưởng hoạt động phí theo quy định của pháp luật hiện hành. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

Thông tư cũng nêu thêm một số đối tượng thuộc phạm vi áp dụng thông tư này khi tính toán xác định mức đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và giải quyết các chế độ liên quan đến tiền lương theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh hướng dẫn các tính lương, tính phụ cấp, tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Thông tư số 04 hướng dẫn tính mức hoạt động phí của đại biểu HĐND các cấp từ ngày 1/7/2019 theo công thức sau: Mức hoạt động phí = 1.490.000 đồng/tháng x hệ số hoạt động phí.

Được biết, hệ số hoạt động phí của đại biểu HĐND các cấp được quy định tại Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13/5/2016 [hệ số đại biểu HĐND cấp xã là 0,3 mức lương cơ sở; đại biểu HĐND cấp huyện là 0,4; đại biểu HĐND cấp tỉnh là 0,5].

Thông tư 04/2019/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 15/7/2019.

Khánh Huyền

Video liên quan

Chủ Đề