Cách trị rệp trong đất

Khi trồng các loại cây lấy quả, đặc biệt là cây trái có múi thường bị bệnh rệp sáp tấn công nụ và trái. Chúng làm cho trái không phát triển, hút hết chất dinh dưỡng, làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng.

Nếu phát hiện bệnh muộn thì trái không thể thu hoạch được nữa. Chính vì vậy bà con nông dân nên chú ý chăm sóc cây trồng, phòng và trị bệnh càng sớm càng tốt.

1. Đặc điểm của rệp sáp

Rệp sáp có tên khoa học là Planococcus citri, chúng ký sinh và gây hại trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt các cây ăn trái có múi, tiêu, cà phê… Theo khoa học nghiên cứu chúng có thể gây bệnh cho hơn 70 họ cây khác nhau.

Rệp cái trưởng thành có hình bầu dục, không có cánh, kích thước dài 2,5-5mm, ngang 2-3mm. Toàn thân có màu hồng phủ lớp sáp trắng, quanh thân có các tia sáp trắng dài.

Vòng đời của rệp sáp cái là 115 ngày từ ngày trứng nở đến ấu trùng và nở thành rệp.

Rệp đực nhỏ hơn, dài 1mm, màu xám nhạt, vòng đời khoảng 27 ngày.

Những con rệp sáp gây hại mỗi lần đẻ trứng khoảng 200-250 quả, đặc biệt sinh sôi phát triển mạnh mẽ vào mùa hè, thời tiết nắng nóng tỉ lệ trứng nở rất cao, lên đến 91%. Lúc này trị rệp sáp sẽ khó khăn.

2. Cách thức gây hại của rệp sáp

Giai đoạn ký sinh:

Rệp tập trung giữa gốc cây và mặt đất hoặc ở những khe, rãnh trên rễ cây phần nằm dưới mặt đất sau đó đến phần rễ bên. Chúng gây hại cho rễ từ khi còn non khiến cây chết hoàn toàn.

Khi rệp tập trung mật độ cao cây biểu hiện rõ nhất là chuyển sang màu vàng vì không có dưỡng chất.

Giai đoạn trưởng thành:

Rệp sáp xuất hiện trên lá, cuống hoa, khi hoa nở hình thành quả chúng sẽ hút nhựa ở cuống, làm trái nhỏ kém phát triển. Nếu tập trung nhiều sẽ làm chết cành.

Nhìn chung rệp sáp là loài ký sinh ăn tạp gây hại nặng nề cho cây cối.

3. Cách xử lý khi bị rệp sáp tấn công

Chuẩn bị môi trường điều kiện đất, nước, không khí, chất dinh dưỡng cho cây trước khi trồng cây là điều rất quan trọng. Cải tạo đất, xới cày ải phơi khô để những mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn.

Đối với mảnh đất từng bị rệp sáp tấn công thì phải thu gom tiêu hủy cây cành lá bị bệnh trước khi trồng cây mới.

Trường hợp khi trồng cây bị rệp sáp tấn công phải xử lý càng sớm càng tốt, cụ thể như sau:

  • Không trồng cây xen kẽ với cây dễ bị rệp sáp tấn công.
  • Khi cây bị bệnh dùng vòi nước áp suất cao, tia nước mạnh để xịt xoáy loại bỏ những ổ bệnh bám trên cây.
  • Sử dụng thiên địch như ong, kiến vàng, bọ rùa để xử lý rệp.
  • Thường xuyên dọn dẹp vườn quanh đãng để cây phát triển trong điều kiện tốt nhất.

Bên cạnh cách xử lý thủ công, phòng trừ thì bắt buộc vẫn phải dùng đến thuốc đặc trị rệp sáp đặc dụng.

4. Cách trị rệp sáp bằng nước rửa chén

Pha 30ml nước rửa chén với 500ml nước tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh, nước lạnh là nước ở nhiệt độ bình thường. Cho vào bình xịt và lắc đều để tạo bọt.

Phun trực tiếp lên những chỗ có rệp sáp sao cho ướt lá là được, phun vào 17h chiều hiệu quả nhất. Thường thì sau 1 lần phun thì rệp sáp đã bị giệt rồi. Nếu chưa sạch hết, bạn có thể phun lại lần nữa.

Thường thì người ta dùng nước rửa chén Mỹ Hảo sẽ có hiệu quả hơn, nhưng các loại khác vẫn dùng được.

Ưu điểm của việc dùng nước rửa chén giệt rệp sáp là chi phí rẻ, dễ làm, làm nhanh và an toàn. Sau khi phun, nước rửa chén sẽ khô lại tạo thành một lớp màng bao lấy rệp sáp, khiến chúng nhanh chóng chết do thiếu dưỡng khí.

5. Cách trị rệp sáp bằng thuốc lào

Có nhiều cách chế biến thuốc lào thành dung dịch trị rệp sáp, tuy nhiên mình chỉ hướng dẫn cách đơn giản nhất và nhanh nhất những vẫn đảm bảo độ hiệu quả.

Bạn lấy 500g thuốc lào ngâm với 1 lít nước sôi trong vòng 24-48 tiếng. Khi dùng thì lọc bỏ bã, pha thêm nước đủ ấm 30 độ và 10-30ml nước rửa chén để phun lên chỗ bị rệp sáp tấn công.

Thuốc lào chữa chất kiềm thực vật như Nicotin, Nornicotin, lại có tính cay nóng nên rất hiệu quả trong việc trị rệp sáp.

6. Các loại thuốc trị bệnh rệp sáp

Khi rệp xuất hiện với mật độ dày có thể sử dụng thuốc trị rệp sáp sinh học Movento 150OD, Anboom 40EC hay một số loại thuốc có tính lưu dẫn có hoạt chất Imidacloprid hoặc Chlopyrifos để phun hàng ngày.

Một số loại thuốc khác như:

  • Applaud 10WP có công dụng đặc trị rệp sáp, rầy nâu trên các loại cây rất hiệu quả. Tác động của thuốc ngăn cản quá trình lột xác của ấu trùng, làm giảm sự đẻ trứng, gây cho con bệnh bị mất nước và chết.
  • Mospilan 3EC đặc trị bệnh rệp sáp trên cây cà phê rất hiệu quả.
  • Wellof 330 EC chứa hai hoạt chất Chlopyrifos Ethyl + Fipronil là 330g/lít và Wellof 3GR, có khả năng trị bệnh theo 4 con đường: tiếp xúc – vị độc – xông hơi – lưu dẫn.
  • Termicide 40EC có hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl [min 94%] đặc trừ rệp sáp trên cây cà phê, tác động của thuốc qua cách tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi; không có tính nội hấp.
  • Mãnh hổ 750 [Vk.Sudan 750EC] có thành phần là Alpha-cypermethrin 50 g/lít và Chlorpyrifos Ethtyl 700 g/lít để đặc trị rệp sáp hại cà phê.
  • Dragon 585EC chứa các hoạt chất Cypermethrin 5.5%, Chlorpyriphos Ethyl 53% và Chất phụ gia 41.5%. Nên pha với dầu khoáng Sk Enspray 585EC hoặc Butyl để tăng hiệu quả.
  • Marshal 200SC chứa hoạt chất Carbosulfan 200g/l để chuyên trị rệp sáp hại cà phê, đục thân, rầy nâu hại lúa.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc, những con rệp sáp có thể dễ dàng nhận thấy trên cây trồng nên tùy vào mật độ của chúng mà sử dụng thuốc khi đến ngưỡng nhất định.

Tuân thủ nguyên tắc khi đến ngưỡng tức là mức độ bằng này con sẽ làm giảm năng suất cây trồng. Không dùng tràn lan làm ảnh hưởng đến thiên địch, côn trùng có lợi.

Khi hòa thuốc nên thêm với dung dịch gì đó cho sâu chết nhanh. Với rệp sáp nhiều người pha cùng xà phòng hoặc nước rửa chén để lớp sáp trên mình rệp dễ phá vỡ.

Tuy nhiên điều này lại phản tác dụng vì xà phòng có tính kiềm gây ra phản ứng bất lợi. Tốt nhất nên pha loãng với 1 nước sau đó mới pha với lượng nước nhiều.

Trị rệp sáp cần phun đẫm lá và cả gốc để thuốc phát huy hiệu quả tối đa.


NHẬP "TỪ KHÓA" BẠN CẦN TÌM KIẾM

Rệp sáp là một loại côn trùng phá hại mạnh và vô cùng nguy hiểm đối với cây trồng. Do đó trong quá trình canh tác, bà con cần lưu ý cách phòng ngừa và tiêu diệt rệp sáp khi chúng xuất hiện trên cây trồng. Do đó hôm nay mình sẽ chia sẻ đến bà con đặc điểm của rệp sáp, loài rệp sáp thường hại những cây nào, sau cùng là hướng dẫn trị rệp sáp bằng sinh học? 

Đặc điểm loài rệp sáp và hướng dẫn trị rệp sáng bằng sinh học

Đặc điểm của rệp sáp

Tên khoa học: Pseudococcus spp.

Đặc điểm hình thái của rệp sáp Pseudococcus spp

Rệp sáp có độ dài khoảng 2,5-4mm , chiều ngang khoảng 0,8-3mm, thân có nhiều sợi sáp màu trắng. Rệp có hình oval [hình bầu dục]. Con đực nhỏ hơn có cánh, mắt đen to, không có sáp ,nó không ăn chỉ chờ giao phối, con cái không có cánh.

Trứng được để trong bọc và xếp chồng lên với nhau, có hình bầu dục màu trắng. 

Rệp non nhỏ, màu xám sau khi lột xác lần 1 thì chuyển thành màu hồng nhạt, lúc này còn nhỏ nên chưa có sáp trắng. Rệp sau 1 tuần khi nở sẽ hình thành các tua gần đuôi, sau ngày càng lớn thì tua cũng hình thành lên và cơ thể sau đó dần xuất hiện các áp trắng bao phủ. Tuy nhiên, khi có các áp trắng này thì làm cho rệp sáp di chuyển chậm hơn và chúng thường đi tìm những nơi kín đáo để sống.

Vòng đời rệp sáp

  • Trứng 3 – 5 ngày
  • Rệp non 6 – 7 ngày
  • Trưởng thành 20 – 30 ngày.

Vòng đời rệp sáp

Một con đẻ trứng được khoảng 200-500 trứng. Nếu nắng tầm 28°c thì khả năng trứng nở cao hơn so với bình thường, khoảng 4-5 ngày trứng sẽ nở.

Sau khi rệp lớn lên thành rệp trưởng thành thì sau khoảng 25-30 ngày thì bắt đầu đẻ trứng. Rệp sau khi đẻ xong thì khoảng 20- 30 ngày sau sẽ chết. Vòng đời rệp sáp khoảng 45-60 ngày tuổi.

Rệp sáp gốc phát triển mạnh vào mùa mưa, tập trung nhiều nhất là ở phần rễ chính. Nếu mật độ lên cao thì chúng lây lan sang các vùng rễ khác như là rễ nang, rễ tơ.

Đặc điểm gây hại

Đầu tiên khi giai đoạn mới kí sinh thì rệp thường tập trung ở trung tâm gốccaay hoặc ở mặt đất . Sau đó, rệp lan dần sang các rễ xung quanh. Rệp tập trung phá hại từ khi rễ cây con non đến khi cây chết đi. 

Nếu mật độ rệp sáp ở rễ cao thì làm cho cây sinh trưởng kém, rụng lá, giảm sản lượng và chất lượng nông sản hoặc có thể chết.

Nếu cây bị nặng thì có lớp màu đen che phủ lá, quả, cành làm cho cây quang hợp kém đi.

Rệp không vận động đi lại mà chúng di chuyển nhờ loài kiến

Loài rệp sáp thường gây hại những cây nào

Rệp sáp hại cây ăn quả

Rệp sáp trên cây có múi

Đối với cây có múi thì rệp sáp gây hại ở các lá, đọt non và cả hoa, trái…Nếu bị nặng cây có thể bị vàng lá, quả có thể kém phát triển hoặc rụng.

Rệp sáp gây hại chủ yếu những lúc thời tiết khô han và mùa nắng 

Rệp sáp hại xoài

Ở cây xoài thì rệp sáp chủ yếu gây hại ở quả non và làm cho quả xoài bị ảnh hưởng nặng nề về chất lượng, sản lượng của xoài.

Ở lá các rệp sáp chích hút nhựa các lá non, cuống trái xoài làm cho trái chậm phát triển. 

Rệp sáp hại sầu riêng

Đối với cây sầu riêng thì nó hại đa số trên các bộ phận của cây gồm có: lá, rễ, cành, bông, trái…Rệp sáp gây hại nặng nhất ở cây là trái non và bông sầu riêng.

Bông sầu riêng: khi rệp sáp tấn công bông làm cho cuống bông bị teo tóp, bông héo và dễ rụng hơn.

Trái non: cuống trái cũng bị teo tóp, gai trên trái sầu riêng không đồng đều, trái sầu riêng bị méo mó và dễ rụng hơn.

Ngoài ra, rễ cây cũng bị rệp sáp tấn công mạnh làm cho rễ cây kém phát triển và hay hay bị các loại bệnh như thối rễ, xì mũ do các nấm bệnh gây ra.

Rệp sáp trên cây cảnh

Rệp sáp ở hoa hồng

Khi bị rệp sáp tấn công trên hoa hồng  nếu nhẹ thì lá hoa hồng có những đốm trắng nhỏ. Nếu bị nặng, thì sẽ tạo thành các mảng bao phủ trên lá, làm cây quang hợp kém đi. Từ đó, làm cho cây kém phát triển, lá hoa hồng bị khô và rụng đi cho đến khi cây chết đi.

Rệp sáp trên cây mai – hướng dẫn trị rệp sáp bằng sinh học

Rệp sáp chuyên hút nhựa cây mai làm cho cây mai héo dần và sau đó chết đi. 

Nếu mật độ rệp sáp trên cây mai cao thì rệp sẽ hút sạch hết nhựa trong lỗi gõ làm cho cây kém phát triển, héo cây và dễ cây dễ gãy hơn.

Rệp di chuyển nhờ loài kiến. Lúc này kiến sẽ tha rệp từ dưới rễ lên tới tận ngon cây mai rồi di chuyển hết các bộ phận của cây. Cây mai bị rệp hút nhựa để sống và rệp sẽ tiết ra các chất ngọt cho kiến ăn. 

Rệp sáp hại hoa lan

Rệp gây hại bằng cách là chích hút lá cây, cuống của hoa, nụ và thân cây.

Nếu bị nặng lá cây lan bị vàng, rụng đi và teo tóp lại đến chết. Nếu lan đang trong quá trình tạo nụ cho hoa thì rệp cúng tấn công nụ và tạo ra những bông hoa lan không bình thường.

Rệp thường gây hại vào mùa nắng và thời han khô 

Rệp sáp ở cây cà phê

Rệp sáp ở cây cà phê – Hướng dẫn nhận biết rệp sáp trên cây cà phê và trị rệp sáp bằng sinh học hiệu quả

Ở cây cà phê thường có 2 loại rệp gây hại đó là: rệp sáp tấn công rễ và tấn công các đọt non, lá non, quả.

Rệp sáp hại rễ: chúng thường sống ẩn nấp trong đất, bu quanh rễ cây và chúng hút nhựa cây cà phê làm cho cây thiếu dinh dưỡng, kém phát triển, rồi chết đi. Ngoài ra, nơi chúng sống có các vết thương tạo điều kiện cho các nấm bệnh tấn công cây trồng.

Rệp sáp hại quả, chồi non: chúng thường đẻ trứng ở các nách lá, các chum bông, quả cà phê. Sau khi nở thành con non và nó bắt đầu đi hút chích nhựa cây cà phê. Nơi rệp sinh sống có các mảng màu trắng sáp làm cho cây giảm năng suất.

Trị rệp sáp bằng sinh học

Có nhiều biện pháp phòng trừ rệp sáp xử lý rệp sáp nhưng đặc biệt nhất là cách xử trị rệp sáp bằng sinh học. Hiện nay thì cách xử lý này đang được nhiều bà con nông dân thực hiện cho vườn nhà mình. Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn 2 biện pháp phòng trừ hiệu quả cho cây. Đó là dụng cụ rửa chén trừ rệp sáp và dùng thuốc diệt trừ rệp sáp. 

Dụng cụ rửa chén trừ rệp sáp

Chúng ta có thể tiêu diệt rệp sáp bằng nước rửa chén. 

Hướng dẫn thực hiện: gồm có 3 bước 

  • Bước 1: chúng ta chuẩn bị 10ml nước rửa chén, 2 muỗng canh dầu ăn, và 1,5 lít nước. Sau đó chúng ta sẽ trộn các hỗn hợp này lại với nhau.
  • Bước 2: Tiếp đó chúng ta lấy hỗn hợp vừa mấy trộn lại với nhau cho vào bình xịt đem đi xịt lên cây trong vòng bán kính 60 cm để chắc chắn là tiêu diệt sạch rệp sáp. Chú ý nên xịt lúc 9-10 giờ sáng vì lúc này trời nắng làm cho hỗn hợp mấy phun lên cây nhanh khô hơn và hiệu quả cao hơn. 
  •  Bước 3: Sau khi hỗn hợp khô nên vệ sinh thân cây để loại bỏ rệp sáp bám trên thân cây. Chúng ta nên sử dụng 1 tuần 2 lần xịt để hiệu cao và tiêu diệt hết rệp sáp khu vườn nhà ban.

Thuốc trị rệp sáp bằng sinh học

Cách dùng:

  • Phun lá: 60 – 100 lít nước và chúng ta nên phun những lúc thời tiết mát 
  • Tưới gốc: 100 – 200 lít nước chúng ta nên tưới theo tán cây

Video liên quan

Chủ Đề