Cách trình bày món ăn của người Nhật

24/07/2020

Không giống bất kì nền ẩm thực nào khác, món Nhật xinh đẹp như một tác phẩm nghệ thuật dù đó là món ăn bình dân, hàng ngày hay là các món ăn cho dịp trọng đại.  Với người Nhật, tiêu chuẩn Tam Ngũ được coi là bí quyết “thần thánh” giúp các đầu bếp Nhật Bản chinh phục mọi tín đồ ẩm thực trên thế giới.

Hãy cùng iSushi khám phá quy tắc này qua bài viết dưới đây!

Một bữa ăn của người Nhật thường quy tụ đủ 5 phương pháp, 5 hương vị, 5 màu sắc làm nên bộ Tam Ngũ. Những con số 5 này thể hiện sự tôn trọng mà các đầu bếp Nhật Bản dành cho các thực khách của mình.

1. 五味 [Go mi]: Ngũ vị

Đầu tiên dễ nhận ra nhất trong Tam Ngũ là Ngũ Vị, 5 vị hài hoà đó là chua, mặn, đắng, ngọt và umami. Hương vị được người Nhật khám phá từ lâu đời và biến nó thành đặc trưng, giúp phân biệt ẩm thực nước mình với ẩm thực thế giới. 

– Chua từ giấm gạo

– Mặn từ nước tương

– Đắng từ trà xanh

– Ngọt từ rượu mirin

– Umami từ cơm, thịt, hải sản

Vốn trân trọng những giá trị tự nhiên, người Nhật rất ít sử dụng các loại gia vị có mùi hương hay vị mạnh mà thiên về sử dụng các gia vị có tính điểm xuyết, giúp thực khách cảm nhận được hương vị thuần túy của món ăn.

2. 五色 [Go iro]: Ngũ sắc 

Với người Nhật, mỗi bữa ăn là một trải nghiệm từ vị giác đến cả thị giác. Do đó, các món ăn Nhật Bản luôn được trình bày với sự kết hợp màu sắc một cách cực kỳ tinh tế. 5 màu phổ biến trong món ăn của người nhật bao gồm: trắng, đen, đỏ, xanh lá cây và vàng. Nó đã trở thành một nét đẹp truyền thốngkể từ khi Phật giáo được du nhập từ Trung Quốc đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6. Nó có thể được nhìn thấy ở mọi nơi, từ kiến ​​trúc đền thờ, đồ gốm, các tác phẩm nghệ thuật đến ngay cả trong từng món ăn. Người Nhật tin rằng 5 màu sắc trong món ăn đại diện cho ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. 

Mỗi món hay thậm chí là cả bữa ăn đều hội tụ 5 màu sắc cơ bản, tạo nên cảm giác hài hòa và còn đủ giá trị dinh dưỡng:

– Trắng từ cơm. thịt cá, củ cải, nấm tuyết…

– Đỏ từ các loại thịt đỏ như bò, cá hồi, trứng cá…

– Xanh từ rau lá xanh, củ màu xanh…

– Vàng từ các loại rau củ có màu vàng cam, các loại nấm quý, trứng, nhím biển…

– Đen bao gồm cả các màu thẫm như tím, nâu… từ thịt nướng, nấm, cà tím, rong biển, nước tương…

3. 五方式  [Go hoshiki]: Ngũ pháp

Một bữa ăn Nhật thường có tổi thiểu 5 món với 5 cách chế biến khác nhau: gồm sống, ninh, nướng, hấp và rán. 5 cách chế biến này cũng giúp cho bữa ăn của người Nhật luôn phong phú dù được làm từ những nguyên liệu đơn giản.Dù nấu theo cách nào, món ăn luôn phải giữ được vị ngọt và độ dinh dưỡng tự nhiên. Đồng thời, những đầu bếp Nhật bản không chỉ lựa chọn những nguyên liệu tươi ngon nhất mà còn chọn cách chế biến thích hợp nhất để đảm bảo giữ được hương vị thuần khiết của món ăn. 

Câu chuyện về quy tắc Tam Ngũ minh chứng cho sự tận tâm trong việc chế biến món ăn của người Nhật nói chung và đầu bếp iSushi nói riêng, cho thấy sự cầu kỳ và tinh tế của người Nhật, cũng chính là nét văn hóa đặc trưng của xứ sở hoa anh đào. 

Hãy một lần thưởng thức ẩm thực chuẩn Nhật do chính tay Tổng bếp trưởng Noda Toshiro chế biến tại iSushi để cảm nhận hết ý nghĩa của quy tắc này bạn nhé! 

Đẹp, tinh tế và đầy tôn kính là những từ mô tả đúng nhất đối với các món ăn của Nhật Bản

Washoku, nền ẩm thực truyền thống của Nhật Bản, đã được đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO vào tháng 12 năm 2013. Sự công nhận xứng đáng nhận được này của washoku chính là để tôn vinh sự tôn trọng và cảm kích các mùa cũng như nét đẹp của nguyên liệu được chế biến thành các món ăn đậm chất Nhật Bản. Sự chú ý đến chi tiết còn thể hiện trong các vật dụng để trình bày các món ăn. Từ kaiseki sang trọng đến bữa sáng ở một quán trọ nhỏ, washoku là một bữa tiệc có thể thỏa mãn mọi giác quan.

Cá mới đánh bắt được sử dụng làm sashimi hoặc sushi, mì udon dai dai hoặc các bữa ăn kaiseki nhiều món được phục vụ tại các nhà hàng chuyên biệt đều có chung một số đặc điểm nổi bật, gắn kết chúng lại với nhau trong truyền thống ẩm thực Nhật Bản. Việc sử dụng các nguyên liệu tươi ngon, theo mùa là yếu tố trọng yếu hàng đầu. Một nét đặc trưng khác là sử dụng dashi, loại nước dùng được làm từ các nguyên liệu với vị ngọt umami đậm đà, chẳng hạn như cá ngừ bonito, tảo bẹ hoặc cá đã được nấu chín rồi phơi khô. Vị Umami này mang đến hương vị phong phú và đậm đà để gắn kết các hương vị ngọt, chua, mặn và đắng khác lại với nhau.

Nghi thức trên bàn ăn của người Nhật vốn dĩ dựa trên việc các vị khách thể hiện lòng cảm kích về những nỗ lực của chủ nhà. Đây là hình thức thực tế của tinh thần "omotenashi [lòng hiếu khách]" được phổ biến trong văn hóa Nhật Bản. Bằng cách thực hiện các quy tắc trên và vượt xa những gì được mong đợi, cả chủ nhà và khách đến thăm đều có thể có được trải nghiệm đáng nhớ.

Hãy thoải mái húp mì sùm sụp.

Hãy cố gắng hết sức ăn hết tất cả các món ăn của bạn.

Nâng bát đựng thức ăn lên gần miệng của bạn, đừng làm ngược lại.

Chia thức ăn thành những miếng vừa ăn trước khi cho vào miệng.

Không được coi nhẹ cách thức ăn được phục vụ [Không xé nhỏ món ăn hoặc ăn từ dưới lên trên]

Không được đặt khuỷu tay của bạn lên bàn.

Không ăn trực tiếp từ đĩa chung [trước tiên hãy lấy một ít và đặt vào đĩa nhỏ hơn của riêng bạn, sau đó thưởng thức]

Với tâm điểm là sự cân bằng, ẩm thực Nhật Bản cốt yếu ở việc mang đến hương vị thơm ngon nhất từ các nguyên liệu thay vì thêm nước sốt nặng vị. Một bữa ăn thường ngày gồm năm đĩa: một canh, ba món và một chén cơm trắng. Canh súp thường là nước dùng với cá, gà hoặc miso và các món ăn còn lại có thể là bất kỳ loại nguyên liệu tươi ngon nào khác tùy theo mùa. Một điều cũng đáng chú ý khác là vị trí sắp xếp các đĩa thức ăn. Cơm luôn được đặt ở phía trước bên trái, là vị trí dành riêng cho món ăn quan trọng nhất. Bạn sẽ thấy các món ăn còn lại được đặt ở phía sau chén cơm, và cuối cùng, súp sẽ nằm ở phía trước bên phải.

Có lẽ sẽ là một nhiệm vụ khó khăn với người không quen, nhưng cách sử dụng đũa lại khá đơn giản. Chỉ cần luyện tập một chút, bạn sẽ thành công trong việc biến thời gian thưởng thức bữa ăn thành một trải nghiệm thoải mái hơn rất nhiều. Hãy bắt đầu bằng cách đặt một chiếc đũa vào giữa gốc ngón tay cái và đầu ngón tay đeo nhẫn của bạn. Đối với chiếc đũa thứ hai, hãy tưởng tượng bạn đang cầm bút chì giữa ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Bạn chỉ nên di chuyển chiếc đũa trên cùng khi gắp thức ăn. Bây giờ bạn có thể di chuyển đũa xung quanh và có thể gắp được cả những món ăn nhỏ nhất. Hãy luyện tập một chút bằng cách gắp bất kỳ hoặc tất cả mọi món, sau đó đi ra ngoài và tận hưởng kỹ năng bạn mới học được này.

Mặc dù đũa rất dễ sử dụng, nhưng cũng có một số sai lầm phổ biến bạn nên cố gắng tránh khi sử dụng đũa. Không sử dụng đũa giống như muỗng hay dao và nĩa. Cố gắng đừng dùng đũa để cắm xuyên qua bất kỳ món ăn nào - đũa không dùng để xiên thức ăn. Nắm hai chiếc đũa với nhau bằng một tay cũng thể hiện sự không hài lòng, giống như dùng đũa để chỉ trỏ. Không dùng đũa để kéo đĩa và bát quanh bàn. Hai cách sử dụng đũa tuyệt đối không được làm đó là cắm đũa thẳng đứng trong chén cơm và chuyền thức ăn từ đôi đũa này sang đôi đũa khác.

Cầm chai bằng tay phải sao cho nhãn chai hướng lên trên và đỡ phần đế chai bằng tay trái. Rót đồ uống cho người khác nhưng đừng rót cho mình - hãy để người khác làm điều đó cho bạn. Nếu ai đó đang rót đồ uống cho bạn, điều nên làm để thể hiện sự lịch sự đó là cầm ly lên và hơi nghiêng ly của bạn. Không giống như thức ăn, việc không uống hết đồ uống của bạn là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được. Ly rỗng chính là ly cần được rót đầy lại, vì vậy nếu bạn không muốn uống thêm, hãy để chiếc ly của bạn luôn đầy.

Video liên quan

Chủ Đề