Cách trồng su hào bằng cây con

Su hào là loại cây được trồng nhiều tại các tỉnh miền Bắc nước ta. Đây là giống cây cho năng suất cao, dễ trồng và chăm sóc. Su hào chứa nhiều vitamin và chất xơ, chế biến được nhiều món ăn đơn giản nhưng ngon miệng và giàu dinh dưỡng.

Bạn ở Sài Gòn hoặc nơi có khí hậu nóng vẫn có thể trồng được su hào, đừng bỏ qua bài viết dưới cây để có cách trồng su hào trong chậu ngay tại Sài Gòn cực đơn giản nhé.

Su hào trong chậu ngay tại Sài Gòn

Su hào có vụ chính gieo hạt tháng 9 – 10, trồng tháng 10 – 11. Vụ muộn gieo vào tháng 11 trồng tháng 12.

Gieo trồng vào thời điểm này cây su hào sẽ cho quả to và chất lượng tốt. Từ thời điểm gieo trồng đến khi thu hoạch su hào trong 2-3 tháng [tùy giống].

Đất trồng: trồng su hào nên là loại đất thịt nhẹ và giàu mùn trộn thêm giá thể giúp đất tơi xốp như mụn dừa, tro trấu, trấu hun va phân bón.

Bạn có thể lựa chọn loại đất trộn sẵn tơi xốp giàu dinh dưỡng như Orgamix thích hợp trồng cây ăn củ trong chậu.

Hạt giống: Ở Sài Gòn, bạn nên chọn hạt giống su hào chịu nhiệt như su hào PN, su hào tím RD giống kháng bệnh và ngắn ngày thu hoạch sau 55-65 ngày sau gieo.

Cây su hào ươm từ hạt

Đầu tiên bạn cho hạt vào ngâm với nước ấm đến khi thấy vỏ hạt đã mềm, không còn cứng nữa thì bạn vớt ra và tiến hành gieo hạt trên bề mặt đất ẩm trong khay ươm.

Có thể gieo vãi hạt giống su hào lên đất trồng. Sau đó, rãi một lớp đất mỏng và dùng rơm, trấu sống phủ mặt chậu và tưới nước ẩm.

Sau khi gieo hạt, tiến hành tưới nước mỗi ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều muộn.

Cây Su Hào con chuẩn bị đem trồng

Sau 1 tuần, hạt nảy mầm. Khoảng 20 ngày sau, cây đã lên 1-2 lá thật, bạn có thể chuyển cây non vào các chậu trồng to hơn. Trồng khoảng cách 15x15cm, hoặc một chậu trồng một cây để củ đủ dinh dưỡng phát triển to, mập.

Che phủ cho cây mới cấy trong tuần đầu, tránh để tình trạng cây bị héo, chết.

Che phủ gốc su hào bằng rơm rạ

Rễ su hào ăn nông nên cần tưới nhiều nước. Tưới nước đều đặn mỗi ngày 1 đến 2 lần, nhằm đảm bảo cho đất luôn ẩm tạo điều kiện tốt để cây phát triển.

Nếu trường hợp cây đang ra củ và trong độ lớn thì hạn chế tưới nước vì dễ làm nứt củ.

Bón lót: sử dụng bằng phân bò ủ hoai, phân hữu cơ vi sinh, kết hợp với phân lân và kali.

Bón thúc: Sử dụng phân bón chia làm 3 lần

  • Lần 1 [Sau khi trồng cây khoảng 7 đến 10 ngày]: Sử dụng 15% đạm và 10% kali pha loãng để bón.
  • Lần 2 [Sau khi trồng 20 đến 25 ngày]: Sử dụng 25% phân đạm và 20% kali, hoặc NPK 16.16.8, NPK 20.20.15 để bón.
  • Lần 3 [Sau khi trồng 35 đến 40 ngày]: Dùng NPK bón vào gốc, duy trì đến trước thu hoạch 1 tuần thì ngưng bón.

Giữa các đợt bón thúc thì có thể sử dụng thêm phân bón lá tảo biển phun đều cả cây.

Cây su hào trong chậu ngay tại Sài Gòn

Su hào là cây ưa sáng nên đặt chậu cây nơi có ánh sang đầy đủ và thoáng mát. Tiến hành vun xới để đất không bí chặt, cắt tỉa bớt những lá phía dưới để giúp cho củ đón được nhiều ánh sáng hơn, giúp củ phát triển nhanh hơn.

Cây su hào trong chậu ngay tại Sài Gòn

Su hào rất dễ bị sâu bệnh do vậy bạn cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu bị tổn thương ở cây.

Đối tượng gây hại chủ yếu là các loại rệp. Chúng ký sinh trên các củ và cả lá non, chích hút khiến lá bị cong teo lại, còi cọc, củ không lớn được.

Bên cạnh đó còn có sâu ăn lá, ốc sên. Sử dụng bắt sâu bằng tay vào sáng sớm hoặc phun thuốc hóa học nếu sâu xuất hiện với mật độ cao.

Đối với các giống ngắn ngày, sau 2 tháng củ to có đường kính khoảng 8 – 10 cm là có thể thu hoạch được. Nếu để lâu củ sẽ bị xơ, ăn cứng và vị nhạt dần.

Bạn dùng dao cắt sát gốc rồi bỏ bớt lá già, lá su hào non có thể ăn được. Sau mỗi vụ thu hoạch, bạn tiến hàng cải tạo lại đất và gieo giống mới và luân canh cây trồng khác họ để hạn chế sâu bệnh.

Sau 2 tháng trồng có thể thu hoạch củ su hào

Tham khảo cách cải tạo đất tại đây.

Trên đây là cách trồng su hào ngay tại Sài Gòn, hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức về kinh nghiệm trồng cây lấy củ này. Vườn Sài Gòn chúc bạn có khu vườn luôn tươi tốt.

Vườn Sài Gòn

Video liên quan

Chủ Đề