Cách vận hành máy may công nghiệp

90
6 MB
3
81

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 90 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

pdf

22 1 3

pdf

23 1 6

pdf

14 0 1

pdf

20 0 39

doc

99 0 4

doc

111 1 20

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG PHÒNG KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN Giáo trình: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY MAY CÔNG NGHIỆP [Tài liệu nội bộ có bản quyền- không lưu hành ra ngoài] Biên soạn: Năm 2013 1 LỜI TỰA Thực hiện tinh thần chỉ đạo của ông BÙI ĐỨC THỊNH - Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị và Ban giám đốc công ty. Chúng tôi, biên soạn giáo trình “ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY MAY CÔNG NGHIỆP” để phục vụ việc nâng cao hiểu biết về vận hành, sử dụng nhằm khai thác tốt các tính năng của thiết bị hiện có tại Công ty CP may SÔNG HỒNG. Đây là công việc khó vì chúng ta đã có bề dầy kinh nghiệm gần 25 năm xây dựng và trưởng thành. Vì vậy, chúng tôi cố giắng biên soạn những kiến thức tối giản nhất nhưng vẫn đảm bảo truyền tải và đưa ra những GHI NHỚ mang tính quy trình bắt buộc để mọi người có thể áp dụng. Nội dung giáo trình gồm các phần sau: Phần I: Các hiểu biết cơ bản Bài 1: Hiểu biết về vải Bài 2: Hiểu biết về kim máy may Bài 3: Hiểu biết về chỉ Bài 4: Hướng dẫn vận hành máy một kim thắt nút Bài 5: Hướng dẫn vận hành máy hai kim thắt nút Bài 6: Hướng dẫn vận hành máy vắt sổ Bài 7: Một số đồ gá may thông dụng Phần II: Các máy chuyên dùng đặc biệt- Chúng tôi sẽ biên soạn và giới thiệu với các bạn trong thời gian gần nhất. Do thời gian hạn chế, cuốn sách không tránh khỏi các vấn đề về học thuật cũng như cách trình bày. Rất mong nhận được sự góp ý từ tất cả mọi người. Tập thể biên soạn xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty và các phòng ban đã tạo điều kiện để hoàn thành giáo trình này. Tháng 3 năm 2013 BAN BIÊN SOẠN Kỹ sư: Chu Sĩ Dương 2 Bài 1: HIỂU BIẾT VỀ VẢI Có hai nhóm vải chính: *Nhóm vải có nguồn gốc tự nhiên: Là vải được tạo ra từ sợi động vật, thực vật, kén tằm, vỏ cây, thân cây có sẵn trong tự nhiên như vải bông [Cotton], Vải sợi to[Corduroy], Vải bông chéo [Denim], Vải nỉ mỏng[Flannel], Vải gai [Hemp], Vải da thú [Leather], Vải lanh [Linen], Vải tơ tằm [Silk], Vải lông mịn [Velvet], Vải len [Wool] v.v. *Nhóm vải tổng hợp: Vải tổng hợp chứa các sợi được làm từ vật liệu vô cơ như thủy tinh, các bon, kim loại hoặc gốm. Các vật liệu hữu cơ có nguồn gốc dầu mỏ. Ví dụ Acetate, Acrylic, Nylon, Polar Fleece – Lông động vật bắc cực, Polyester, Rayon – Tơ nhân tạo, Spandex – Vải thun v.v. Chúng ta sẽ nói rõ đến đặc tính của từng loại vải như sau: I- Nhóm vải có nguồn gốc tự nhiên: A-Vải bông [Cotton] Đặc điểm: - Mềm, mặc rất mát và thoải mái. Hấp thụ và giải phóng mồ hôi nhanh. Mặc ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè. - Tổ chức sợi bền chặt. Dễ bị nhăn nhưng cũng rất dễ là phẳng. - Đa dạng về kiểu và cấu trúc dệt. - Dễ nhuộm mầu, dễ in nhưng cũng dễ bị ô xy hóa mầu. - Không chịu được ngâm nước, dễ ẩm mốc. Cách chăm sóc. - Có thể giặt bằng máy - Có thể dùng thuốc tẩy trắng Clo với lượng vừa đủ để tránh làm bay mầu vải. - Có thể là ở nhiệt độ cao B- Vải bông chéo [Denim] Đặc điểm: - Được làm từ bông tự nhiên, kiểu dệt chặt và bền. - Có thể trao đổi nhiệt hai chiều - Hấp thụ nước như bông và bền hơn. - Dễ nhuộm và in Cách chăm sóc: - Có thể giặt bằng máy và là ở nhiệt độ cao - Màu sắc thường bị nhạt theo thời gian sử dụng, vì vậy cần lộn ngược quần áo trước khi đưa vào máy giặt. C- Vải nỉ mỏng[Flannel] Đặc điểm: - Vải nỉ được tạo ra không qua phương pháp dệt, nhưng nó được sử dụng như vải. - Nó thường được làm từ bông, nhưng cũng có thể từ len. - Nỉ cho cảm giác mềm và - Cấu trúc vải làm cho nó dầy hơn, nên độ cách nhiệt tốt hơn nên khả năng giữ ấm cơ thể tốt hơn. - Hấp thụ và giải phóng mồ hôi khi mặc tốt hơn. - Nó rất bền. Cách chăm sóc Vải nỉ mỏng được chế tạo từ bông hoặc lông thú, vì vậy khi may hoặc giặt là cần tuân thủ hướng dẫn của nhà chế tạo. 3 D- Vải gai [Hemp] Đặc điểm: - Là vải dệt thoi từ sợi thân cây Cannabis Sativa - Tương tự như vải Lanh - Độ bền giấp ba lần vải Cotton - Không mềm như các sợi khác [Cứng và thô hơn] - Có khả năng kháng nấm mốc, khuẩn, thối ngay cả trong điều kiện tự nhiên. - Dễ dàng nhuộm mầu. Hấp thụ và thoát mồ hôi nhanh nên ít có mùi khi mặc. - Kháng tia UV [Tia cực tím]. Hay bị nhăn và khó là - Không được treo khi bảo quản. Cách chăm sóc - Vải tự mềm sau mỗi lần giặt nhưng không bị mất cấu trúc sơ - Chỉ giặt trong nước lạnh - Sợi sẽ bị co mạnh khi sấy hoặc giặt trong nước nóng nếu quá trình thiết kế không tính đến vấn đề này. E- Vải da thú [Leather] Đặc điểm - Phổ biến nhất là từ da lợn, cừu hoặc trâu bò. - Đòi hỏi nhiều hóa chất khi sử lý - Hấp tụ và giải phóng mồ hôi tốt, giữ nhiệt tốt. - Bền và khó rách, điều kiện may sẽ khó khăn hơn. - Linh hoạt - Đòi hỏi nhiều công đoạn hoàn thành - Không thấm nước và khó nhuộm - Khó cháy Cách chăm sóc - Cần để nơi thaóng mát, không bảo quản trong túi Nylon - Nếu quần áo bị ẩm, hãy treo nơi thoáng mát để da khô tự nhiên. Tránh nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. - Các vết nhăn tự nó sẽ dãn ra khi treo quần áo trên mắc. Nếu cần có thể sử dụng bàn là ở nhiệt độ rất thấp [67-70o C] và không phun nước. - Làm sạch bằng các phương pháp đặc biệt. F- Vải lanh [Linen] Đặc điểm: - Được sản xuất từ sợi cây lanh, sợi thực vật - Bền giấp hai lần Cotton - Hấp thụ và thoát mồ hôi dễ ràng, vì vậy khi mặc rất thoáng và mát - Trọng lượng nhẹ và hút nước. - Không bền và dễ bị nhăn Cách chăm sóc - Giặt bằng tay hoặc các phương pháp đặc biệt khác. H- Vải tơ tằm [Silk] Đặc điểm: - Linh hoạt, mềm mỏng và thoải mái - Bền nhất trong các loại sơ tự nhiên - Hút ẩm mạnh, do vậy mặc rất mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông 4 - Dễ ràng nhuộm các mầu sắc khác nhau và rất bền mầu - Làm từ sợi Protein tự nhiên của kén tằm. - Bị yếu đi dưới ánh nắng mặt trời, và khi thấm mồm hôi. Cách chăm sóc - Phương pháp làm sạch phụ thuộc vào công đoạn hoàn thành vải, có thể giặt bằng tay, máy. Tuy nhiên, vải có độ co lớn sau giặt. - Nhanh bị mất mầu sau giặt. II- NHÓM VẢI TỔNG HỢP A- Vải Acetate Đặc điểm - Cảm giác mềm, dễ ràng nhuộm và in. Khó bị nấm mốc. - Không hút ẩm và nhanh khô. - Độ co giãn ít Cách chăm sóc - Acetate chỉ được phép làm sạch mà không giặt B- Vải Acrylic Đặc điểm: Nhẹ, mềm và ấm. Mầu sắc tươi sáng và bền mầu. Hấp thụ và giải phóng độ ẩm nhanh. - Vải acrylic đàn hồi, luôn ổn định hình dạng, chống co rút và nhăn. - Sợi acrylic đẹp giống như len, giữ được nếp gấp khi là, không thấm dầu, hóa chất nhưng lại bị hóa cứng dưới ánh năng mặt trời. - Có khả năng tích điện. Làm áo khoác không tốt Cách chăm sóc - Có thể giặt máy và sấy. Khô rất nhanh C- Vải Nylon Đặc điểm - Bền và nhẹ nhất trong các loại vải. Sợi bóng và khô nhanh. - Không bám bẩn và lau sạch. Có khả năng chống mài mòn và hóa chất. - Không hấp thụ độ ẩm. Không chịu được nhiệt độ cao và dễ quăn mép Cách chăm sóc - Hầu hết các loại vải Nylon đều giặt được bằng máy với nước ấm và sấy khô ở nhiệt độ thấp. - Không sử dụng sấy sau khi giặt - Nếu phải là, sử dụng nhiệt độ thấp để tránh làm nóng chảy vải. D- Vải Polyester Đặc điểm - Khỏe, chịu kéo và bền. Không bị nhăn, và khô nhanh. - Không hấp thụ độ ẩm, và bị hóa dẻo khi giặp nhiệt độ cao - Poly sợi nhỏ, ví dụ như lông Cừu có thể hút ẩm Cách chăm sóc - Có thể giặt bằng máy giặt với nước ấm và sấy khô ở nhiệt độ thấp - Nóng chảy ở nhiệt độ trung bình và cao. Nếu sử dụng bàn là phải đặt ở nhiệt độ thấp. - 5 Bài 2: CÁC KIỂU ĐƯỜNG MAY Có 3 loại đường may cơ bản: 1- Đường may thắt nút: [Lock Stitch] 2- Đường may móc xích đơn [Chain Stitch] 3- Đường may móc xích kép [Double chain Stitchs] I - Đường may thắt nút - 301 [Lock Stitch] a- Thông số hình học. L- Chiều dài mũi may [ mm ] T – Chiều dầy may [mm ] Chỉ trên [ Chỉ kim ] Chỉ dưới [ Chỉ suốt ] Đường may tiêu chuẩn phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Nút thắt phải nằm giữa lớp nguyên liệu. - Chỉ trên và chỉ dưới phải ép chặt vào lớp nguyên liệu may. - Chiều dài mũi may phải đều, và không bị nhăn vải b- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐƯỜNG MAY P – Lực nén của chân vịt Nguyên tắc: Phải có giá trị nhỏ nhất có thể để không làm nhăn đường may, đồng thời đảm bảo cho các lớp vật liệu may được ép sát vào nhau và không bị trượt giữa hai lớp nguyên liệu may. - Khi lực ép P quá lớn sẽ làm nhăn lớp nguyên liệu trên và làm lệch các lớp vải. - Khi lực ép quá nhỏ, các lớp nguyên liệu sẽ không ép chặt vào nhau và bước may sẽ không đều. h – độ cao nâng răng cưa Nguyên tắc: Độ nâng cao nhất của răng cưa phải cách mặt tấm kim từ 0.8 – 1.2 mm tùy thuộc vào may dầy hay may mỏng 6 Kim máy Kim được chế tạo chính xác và có nhiệm vụ xuyên chỉ qua lớp nguyên liệu và kéo lên để hình thành mũi may. YÊU CẦU: - Kim phải xuyên qua nguyên liệu may dễ ràng. - Không làm hỏng mặt vải và đứt sợi vải. NGUYÊN TẮC CHỌN KIM. - Chọn kim theo loại máy. - Chọn kim theo nguyên liệu may - Chọn kim theo loại chỉ may - Chọn kim theo điều kiện may Fk - Lực kéo của chỉ kim Fth - Lực kéo của chỉ thoi Nguyên tắc: Hai lực này phải bằng nhau. Fk = Fth Khi: Fk > Fth Sẽ lỏng chỉ trên Khi: Fk < Fth Sẽ lỏng chỉ dưới Để rễ dàng cho quá trình điều chỉnh. - Người ta điều chỉnh cố định lực kéo chỉ thoi, và chỉ điều chỉnh lực kéo chỉ kim tương ứng. - Khi may dầy, lực kéo chỉ phải tăng lên và ngược lại. CHỈ MAY - Chỉ phải đủ bền để không bị đứt chỉ. - Chỉ không bị sơ trong quá trình may. - Chỉ không bị giòn hoặc xoăn khi nhiệt độ của kim tăng. - Mầu sắc của chỉ không bị thay đổi. Nguyên tắc lựa chọn chỉ - Mầu chỉ phù hợp với nguyên liệu may. - Lựa chọn cỡ chỉ [Chi số chỉ] theo điều kiện may và yêu cầu của khách hàng. - Lựa chọn chỉ theo máy 7 c- ĐỊNH MỨC TIÊU HAO CHỈ CỦA ĐƯỜNG MAY THẮT NÚT Định mức tiêu hao chỉ của đường may thắt nút được tính theo công thức sau: Σ A = 2 x [ L + T ] x M : L x [1.001 ÷ 1.01] Trong đó: ΣA- Tổng lượng chỉ M – Tổng chiều dài may L – Chiều dài mũi may T - Chiều dầy may [1.001 ÷ 1.01] - Hệ số phụ II - Đường may móc xích đơn [Chain Stitch] a- Khái niệm: Là đường may chỉ sử dụng một chỉ của kim để tạo vòng xích ở dưới mặt nguyên liệu. Trong đó: L – Chiều dài mũi may T- chiều dầy may Ưu điểm: Chỉ sử dụng một chỉ của kim, có tính đàn hồi cao nên được sử dụng trong các vật liệu co giãn hoặc các vị trí đường may hay co giãn như đường dọc ống quần, v.v. Nhược điểm: - Đường may có tính một chiều. - Dễ tháo chỉ, do vậy không cho phép đứt chỉ hoặc bỏ mũi khi may. b- ĐỊNH MỨC TIÊU HAO CHỈ ĐƯỜNG MAY MÓC XÍCH ĐƠN Σ A = { [ L + 2T ] + 2 L } x M : L x [1,005 ÷1,01] Trong đó: A – Tổng lượng chỉ tiêu hao M – Chiều dài đường may L - Chiều dài mũi may Hệ số phụ - [1,005 ÷ 1,01] III - Đường may móc xích kép [Double Chain Stitches] 8 a- Khái niệm: Đường may móc xích kép được hình thành bởi 1 chỉ kim và 1 chỉ của móc để hình thành 2 vòng xích ở mặt dưới của lớp nguyên liệu may. Trong đó: 1- Chỉ trên [ Chỉ Kim ] T – Chiều dầy may 2 – Chỉ dưới [ Chỉ móc ] L – Chiều dài mũi may Ưu điểm: - Sử dụng chỉ của kim và chỉ của móc tạo thành các vòng xích. - Có tính đàn hồi cao nên được sử dụng trong các vật liệu co giãn hoặc các vị trí đường may hay co giãn như đường dọc ống quần, v.v. Nhược điểm: - Đường may có tính một chiều. - Dễ tháo chỉ, do vậy không cho phép đứt chỉ hoặc bỏ mũi khi may. - Tiêu tốn chỉ nhiều giấp 2,5 lần khi mũi may thắt nút. ĐỊNH MỨC TIÊU HAO CHỈ ĐƯỜNG MAY MÓC XÍCH KÉP Σ A = { [ L + 2T ] + 3 L } x M : L x [1,005 ÷1,01] Trong đó: A – Tổng lượng chỉ tiêu hao M – Chiều dài đường may L - Chiều dài mũi may Hệ số phụ - [1,005 ÷ 1,01] 9 Bài 3 : HIỂU BIẾT VỀ KIM MÁY MAY Có rất nhiều loại kim của các hãng khác nhau. Chúng tôi sẽ trình bày những hiểu biết cơ bản về kim máy may trên cơ sở tài liệu kỹ thuật của hãng kim ORGAN – Nhật. 1- Khái niệm. a]- Tên gọi các bộ phận của kim 1- Đầu kim. Phụ thuộc vào vật liệu may 2- Mũi kim. Có dạng nhọn hoặc dạng bi tròn và được lựa chọn theo vật liệu may 3- Mắt kim. Phần xuyên chỉ có dạng ô van. Chiều rộng và dài của mắt kim phụ thuộc vào chỉ may và điều kiện may. 4- Thân kim. Có dạng tròn hoặc có cánh. Đường kính thân kim dùng để xác định cỡ kim và được lựa chọn theo điều kiện may. 5- Rãnh chứa chỉ dài. Phần chứa sợi chỉ để giảm ma sát giữa chỉ và vật liệu may. 6- Vai kim. Phần chuyển tiếp giữa đốc kim và thân kim. 7- Đốc kim. Phần lắp vào trụ kim để cố định với trụ kim. Đường kính đốc kim được quy định theo tiêu chuẩn và do hãng máy đã chọn trước. 8- Rãnh chống đứt chỉ. Được vê tròn và làm nhẵn để giảm ma sát giữa chỉ và kim, chống làm sơ và đớt chỉ khi may. 9- Hõm bắt chỉ 10- Rãnh chứa chỉ ngắn. Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể, có thể có hoặc không. b]- Các kích thước cơ bản của kim. 10

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề