Cách xét điểm thi đánh giá năng lực

Ngoài cung cấp những thông tin cơ bản về kỳ thi cho các thí sinh, 10 điều cần biết này còn giải đáp các thắc mắc thường gặp của thí sinh khi tham gia kỳ thi.

1. Kỳ thi ĐGNL có phải là kỳ thi bắt buộc để vào học ĐHQG-HCM không?

- Kết quả thi ĐGNL là một trong những phương thức xét tuyển vào các đơn vị thành viên ĐHQG-HCM. Năm 2022, ĐHQG-HCM dự kiến dành tối thiểu 40% tổng chỉ tiêu xét tuyển bằng hình thức thi đánh giá năng lực. Do vậy kỳ thi ĐGNL không phải là kỳ thi bắt buộc để tuyển sinh vào ĐHQG-HCM.

Nếu thí sinh tham gia kỳ thi ĐGNL thì thí sinh sẽ có thêm cơ hội để xét tuyển vào các đơn vị thành viên ĐHQG-HCM [Thí sinh vẫn được quyền đăng ký thêm các hình thức xét tuyển khác]. Ngoài ra, kết quả thi ĐGNL ĐHQG-HCM cũng được  hơn 80 trường ĐH, CĐ ngoài ĐHQG-HCM sử dụng để tuyển sinh đại học, cao đẳng

2. Đối tượng nào có thể đăng ký thi ĐGNL tại ĐHQG-HCM?

- Đối tượng đăng ký dự thi ĐGNL ĐHQG-HCM là một trong hai đối tượng sau: [1] Thí sinh đủ điều kiện dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; [2] Thí sinh đã tốt nghiệp Kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc có bằng tốt nghiệp tốt nghiệp THPT.

3. Đăng ký dự thi ĐGNL như thế nào?

- Thí sinh đăng ký thi trực tuyến TẠI ĐÂY.

4. Làm sao để đăng ký xét tuyển dựa trên kết quả thi ĐGNL?

- Kỳ thi ĐGNL ĐHQG-HCM năm 2022 sẽ tổ chức thực hiện đăng ký xét tuyển cùng lúc đăng ký dự thi ĐGNL vào các đơn vị trong ĐHQG-HCM và mở rộng cho các đơn vị ngoài ĐHQG-HCM cùng tham gia hệ thống đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi ĐGNL. Thí sinh đăng ký xét tuyển vào các đơn vị thành viên của ĐHQG-HCM và các Trường ĐH, CĐ ngoài ĐHQG-HCM tham gia hệ thống đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi ĐGNL trực tuyến tại địa chỉ: //thinangluc.vnuhcm.edu.vn/ trong thời gian sau:

Đợt 1:

+ 28/1: Mở đăng ký xét tuyển ĐGNL;

+ 28/2: Kết thúc đăng ký xét tuyển ĐGNL.

Đợt 2 [dự kiến]:

+ 6/4: Mở đăng ký xét tuyển ĐGNL;

+ 25/4: Kết thúc đăng ký xét tuyển ĐGNL.

Đặc biệt, thí sinh được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng. Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên, từ cao xuống thấp. Sau khi kết quả thi đợt 1 được công bố, thí sinh có thể đăng ký bổ sung và sắp xếp lại thứ tự nguyện vọng xét tuyển.

Đối với những Trường ĐH, CĐ có sử dụng kết quả thi ĐGNL ĐHQGHCM để tuyển sinh nhưng không có trong DANH SÁCH NÀY, thí sinh cần xem thông tin do nhà trường công bố để biết cách đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

Công bố kết quả xét tuyển bằng kết quả thi ĐGNL [đối với các đơn vị trong ĐHQG-HCM]: dự kiến trước 5/6 [trước thi THPT 2022];

Thông báo nhập học bằng kết quả thi ĐGNL: theo thông báo của đơn vị xét tuyển. Danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sẽ được công bố trên website của đơn vị mà thí sinh đăng ký xét tuyển. Thí sinh cần thường xuyên truy cập website của đơn vị để chuẩn bị và nộp hồ sơ theo đúng quy định.

Ngoài ra, đối với các Trường ĐH, CĐ ngoài ĐHQG-HCM không tham gia hệ thống đăng ký xét tuyển trực tuyến, thí sinh cần xem thông tin xét tuyển trên website của các Trường. Danh sách các Trường có sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG- HCM để xét tuyển được cung cấp TẠI ĐÂY.

5. Thí sinh bỏ thi, không tham gia thi và đi thi trễ sẽ được giải quyết như thế nào?

- Trường hợp thí sinh không thể tham dự kỳ thi theo ngày thi đã đăng ký vì lý do cá nhân hoặc các lý do khác, TTKT&ĐGCLĐT không hoàn trả lệ phí dự thi, hồ sơ dự thi sau khi thí sinh đã nộp trong mọi trường hợp.

Mọi trường hợp vắng mặt vào ngày thi hoặc đi trễ sau khi đã mở niêm phong túi đề thi đều được xem như thí sinh bỏ thi.

6. Phân bố điểm của đề thi ĐGNL như thế nào?

- Điểm của từng câu hỏi không giống nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.

7. Điểm thi ĐGNL được công nhận trong thời gian bao lâu?

- Kết quả của bài thi được công nhận và có giá trị dùng để đăng ký xét tuyển trong năm tuyển sinh hiện hành.

8. Thông tin ưu tiên [khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên] trên hồ sơ thi ĐGNL có khác thông tin ưu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT không?

- Hoàn toàn giống nhau.

9. ĐHQG-HCM có ban hành tài liệu ôn tập cho dạng này chưa? Nếu có thì mua ở đâu?

- ĐHQG-HCM công bố đề thi mẫu minh hoạ tại trang web sau: //cete.vnuhcm.edu.vn/thi-danh-gia-nang-luc.html
Ngoài ra, ĐHQG-HCM không ban hành các tài liệu ôn tập dưới mọi hình thức, không tổ chức luyện đề thi. ĐHQG-HCM chỉ đưa ra cấu trúc đề thi, mô tả đề thi và đề thi mẫu để thầy cô, học sinh biết được dạng đề thi đánh giá lực của ĐHQG-HCM.

10. Kỳ thi ĐGNL được tổ chức ở đâu và vào ngày nào?

- Năm 2022, kỳ thi ĐGNL được ĐHQG-HCM thành 2 đợt thi.

Đợt 1 vào Sáng Chủ Nhật, 27/3 tại 17 tỉnh/thành phố bao gồm:

+ Miền Trung: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Thuận;

+ Đông Nam bộ: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu; 

+ Tây Nam bộ: Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.

Đợt 2 [dự kiến]: Sáng Chủ Nhật, 22/5 tại 4 tỉnh/thành phố bao gồm: TP.HCM; Đà Nẵng; Khánh Hòa; An Giang

PHÒNG TT&TT

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2019 do ĐHQG-HCM tổ chức thu hút gần 50.000 thí sinh của 48 tỉnh, thành đăng ký dự thi, gấp gần 10 lần so với năm 2018. Trong đó, hơn 6.500 thí sinh tham gia cả 2 đợt thi. Đặc biệt, kết quả của kỳ thi đánh này được 32 đơn vị, trường ĐH, CĐ phía Nam sử dụng để xét tuyển.

10 điều cần biết dành cho kỳ thi ĐGNL 2020 bên cạnh việc cung cấp những thông tin cơ bản về kỳ thi cho các thí sinh, những điều cần biết này còn cho thấy một số điểm mới của kỳ thi ĐGNL năm nay so với năm 2019.

1. Thi Đánh giá năng lực [ĐGNL] là gì?

Bài thi ĐGNL chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học ĐH của thí sinh, thông qua một bài thi tổng hợp gồm 120 câu hỏi, thời gian làm bài 150 phút. Về hình thức, đề thi sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn [MCQ - Multiple Choice Questions]. Về nội dung, đề thi tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức lẫn tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản, đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT [Scholastic Assessment Test] của Hoa Kỳ và đề thi TSA [Thinking Skills Assessment] của Anh.

2. Bài thi ĐGNL có cấu trúc như thế nào?

Cấu trúc bài thi ĐGNL Bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút, cấu trúc bài thi như sau:

Bài thi ĐGNL mẫu xem tại đây.

3. Có bao nhiêu trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL để tuyển sinh đại học?

Năm 2020, thí sinh có thể sử dụng kết quả thi ĐGNL để đăng ký xét tuyển vào 10 đơn vị trong ĐHQG-HCM và dự kiến 30 Trường ngoài ĐHQG-HCM, gồm có:

- Các đơn vị trong ĐHQG-HCM gồm có: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Tự nhiên, Trường ĐH Kinh tế - Luật, Trường ĐH KHXH&NV, Trường ĐH Công nghệ thông tin, Trường ĐH Quốc tế; Trường ĐH An Giang, Khoa Y, Viện Đào tạo Quốc tế và Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre.

 - Các Trường ĐH, CĐ ngoài hệ thống ĐHQG-HCM: tại đây.

4. Phân bố điểm của bài thi ĐGNL như thế nào?

Kết quả thi ĐGNL được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi [Item Response Theory - IRT]. Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.

5. Điểm thi ĐGNL được công nhận trong thời gian bao lâu?

Điểm thi ĐGNL được công nhận trong vòng 12 tháng kể từ ngày tổ chức thi.

6. Kỳ thi ĐGNL có phải là kỳ thi bắt buộc để vào học ĐHQG-HCM không?

Kết quả thi ĐGNL là một trong những phương thức xét tuyển vào các đơn vị thành viên ĐHQG-HCM. Năm 2020, ĐHQG-HCM dành dự kiến tối đa 50% chỉ tiêu xét tuyển bằng hình thức thi đánh giá năng lực. Do vậy kỳ thi ĐGNL không phải là kỳ thi bắt buộc để tuyển sinh vào ĐHQG-HCM. Nếu thí sinh tham gia kỳ thi ĐGNL thì thí sinh sẽ có thêm cơ hội để xét tuyển vào các đơn vị thành viên ĐHQG-HCM [Thí sinh vẫn được quyền đăng ký thêm các hình thức xét tuyển khác]. Ngoài ra, kết quả thi ĐGNL tại ĐHQG-HCM cũng dự kiến hơn 30 trường ĐH, CĐ ngoài ĐHQG-HCM sử dụng để tuyển sinh đại học năm 2020.

7. Nếu tham gia kỳ thi ĐGNL này mà không trúng tuyển thì có còn cơ hội vào ĐHQG-HCM không?

Năm 2020 các trường ĐH thành viên của ĐHQG-HCM, Khoa Y, Viện trực thuộc và Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh, trong đó có phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi ĐGNL. Thí sinh có thể tham gia một hoặc nhiều phương thức xét tuyển để tăng cơ hội vào học tại ĐHQG-HCM.

8. ĐHQG-HCM có ban hành tài liệu ôn tập cho dạng này chưa? Nếu có thì mua ở đâu?

ĐHQG-HCM công bố đề thi mẫu minh họa tại đây.

Ngoài ra, ĐHQG-HCM không ban hành các tài liệu ôn tập dưới mọi hình thức khác, không luyện đề thi, chỉ có định hướng luyện thi khả năng toàn diện. ĐHQG-HCM chỉ đưa ra cấu trúc đề thi và bài thi để Thầy Cô dựa vào để biết luyện cách xử lý, tư duy.

9. Các mốc thời gian quan trọng của kỳ thi ĐGNL 2020?

- Đợt 1:

6/1: Mở đăng ký ĐGNL;

28/2: Kết thúc đăng ký ĐGNL;

29/3: Tổ chức thi ĐGNL [chính thức];

14/4: Thông báo kết quả thi ĐGNL.

- Đợt 2:

15/4: Mở đăng ký ĐGNL;

30/5: Kết thúc đăng ký ĐGNL;

5/7: Tổ chức thi ĐGNL [chính thức];

12/7: Thông báo kết quả thi ĐGNL.

10. Địa điểm tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2020?

 - Đợt 1 vào ngày 29/3 [Chủ nhật] tại: TP.HCM; Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Bến Tre và An Giang; Khu vực miền Trung: Đà Nẵng và Nha Trang.

- Đợt 2 vào ngày 5/7 [Chủ nhật] tại: TP.HCM; Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Cần Thơ; Khu vực miền Trung: Đà Nẵng và Nha Trang.

Video liên quan

Chủ Đề