Cách xử lý khi bị rắn cắn

Mùa mưa cảnh giác với rắn cắn

BVĐK tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận bệnh nhân H.V.T [37 tuổi, Quảng Hòa, Cao Bằng] bị rắn cắn vào mu bàn tay trái.

Trước đó, trong lúc đang nghỉ ngơi trong nhà, người bệnh bị rắn bò vào nhà cắn vào mu bàn tay trái, sau đó lan ra đau nhức cả cánh tay. Ngay lập tức bệnh nhân được người nhà đưa vào BVĐK Quảng Hòa cấp cứu và nhanh chóng chuyển lên BVĐK tỉnh Cao Bằng.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc tốt, mạch ngoại biên không thấy, da xanh, niêm mạc hồng, mu bàn tay trái có vết cắn sưng nề, chảy máu, đau tê lan lên cẳng tay. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm độc rắn cắn và được các bác sĩ nhanh chóng xử trí vết thương, lấy nọc độc ra khỏi cơ thể. 

Qua trường hợp của bệnh nhân trên, các bác sĩ cảnh báo: Vào mùa mưa, bệnh nhân nhập viện cấp cứu do bị rắn độc cắn thường gia tăng. Với thời tiết ẩm ướt, nhất là tại các vùng đồng bằng, vùng núi cao, nơi thường xuyên xảy ra ngập lụt rất dễ xảy ra hiện tượng côn trùng vào nhà. 

Do vậy, khi thời tiết mưa bão, cần đóng kín cửa, bịt các lỗ thông cửa nhằm tránh côn trùng và rắn vào nhà. Trong nhà có thể trồng thêm các bụi sả, cây sắn dây, cây lưỡi hổ, đây là những loại cây gây khó chịu với loài rắn. 

Ngoài ra, nên nuôi chó mèo để giúp phát hiện những sinh vật bất thường. Dọn dẹp nhà thường xuyên để tránh các ổ rắn làm tổ hoặc đẻ trứng trong nhà.

Khi bị rắn độc cắn cần được sơ cứu đúng cách để làm chậm và hạn chế nọc độc xâm nhập vào cơ thể nạn nhân.

Sơ cứu đúng cách khi bị rắn cắn

TS. BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc [BV Bạch Mai] cho biết thời gian từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm sinh sôi phát triển của các loại rắn độc. Nhất là vào thời điểm mùa mưa bệnh nhân nhập viện do rắn độc cắn tăng cao. 

Việt Nam có khoảng 60 loài rắn độc, mỗi loại có cơ chế gây độc khác nhau nên tùy theo loại rắn sẽ có các biện pháp sơ cứu cũng như sử dụng các loại huyết thanh khác nhau. Do đó, nếu bắt được rắn, người dân cần mang theo con rắn đến bệnh viện để bác sĩ nhanh chóng xác định đúng loại huyết thanh.

BS. Nguyên nhấn mạnh, hầu hết các trường hợp bị rắn độc cắn, nọc độc sẽ gây liệt cơ, dẫn tới suy hô hấp và tử vong nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp đến viện trễ do người dân loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu như chích hút nọc đọc, đắp lá... đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp [tím tái, co cơ, khó thở…] mới đưa bệnh viện, lúc này điều trị rất khó khăn và tốn kém.

Rất nhiều trường hợp tự ý buộc garô, làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch [mạch máu vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể]. Nếu quá 40 phút, chân tay rất dễ bị thiếu máu, gây hoại tử. Thực tế, đã có nhiều trường hợp phải cắt cụt chi vì buộc garô quá lâu.

Ngoài ra, người dân cần tránh trích, rạch, trâm, chọc, hút máu tại vùng vết cắn. Các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy các biện pháp này không có lợi ích rõ ràng, gây hại thêm cho bệnh nhân như tổn thương mạch máu, dây thần kinh, nhiễm trùng nặng thêm, chảy máu khó cầm...

Thay vào đó cần sơ cứu đúng cách với mục đích làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có trang thiết bị để cấp cứu hô hấp, tim mạch hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu để điều trị.

Ngay khi bị cắn, nên nằm bất động hoặc băng ép bất động chân, tay bằng nẹp, việc đi lại vận động sẽ khiến chất độc ngấm nhanh hơn. Sau đó, duy trì băng ép, vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.

Nếu bệnh nhân khó thở trên đường, cần thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...


Trong số khoảng 3.000 loài rắn trên thế giới, chỉ có khoảng 15% trên toàn thế giới và 20% ở Hoa Kỳ nguy hiểm cho con người vì nọc độc hoặc chất tiết nước bọt độc hại [xem bảng Các loại Rắn độc Hại Quan trọng theo Vùng Các loại Rắn độc hại quan trọng theo vùng

]. Ít nhất một loài rắn độc có nguồn gốc ở mọi tiểu bang ở Hoa Kỳ trừ Alaska, Maine và Hawaii. Hầu như tất cả đều là crotalines [còn gọi là pit vipers vì hố ở hai bên đầu, là các cơ quan cảm nhận nhiệt]:

  • rắn đuôi chuông

  • Rắn hổ Copperheads

  • Cottonmouths [rắn nước kịch độc, rắn hổ mang nước]

Hơn 60.000 vết cắn và đốt được báo cáo cho các trung tâm độc và kết quả là khoảng 100 ca tử vong mỗi năm tại Hoa Kỳ. Khoảng 45.000 là rắn cắn [trong đó 7000 đến 8000 là độc và gây ra 5 người chết]. Rắn chuông chiếm phần lớn các vụ rắn cắn và hầu hết các ca tử vong. Rắn hổ Copperheads, và ở một mức độ thấp hơn, rắn hổ nang nước chiếm hầu hết các vết cắn độc. Rắn san hô [elapids] và các loài nhập khẩu [trong vườn thú, trường học, trang trại rắn, và các bộ sưu tập nghiệp dư và chuyên nghiệp] 100.000 người chết hàng năm.

Nọc độc của rắn là một phức hợp phức tạp, chủ yếu là các protein, có hoạt tính enzym. Mặc dù enzyme đóng một vai trò quan trọng, các tính chất gây chết người của nọc độc là do một số polypeptit nhỏ hơn. Hầu hết các thành phần nọc độc dường như gắn kết với các thụ thể sinh lý khác nhau, và các nỗ lực để phân loại nọc độc theo hệ thống cụ thể [ví dụ độc tố thần kinh neurotoxin, độc tố tan máu hemotoxin, độc tố tim mạch cardiotoxin, độc tố trên cơ myotoxin] gây hiểu nhầm và có thể dẫn đến sai sót trong đánh giá lâm sàng.

Nọc độc của hầu hết những con rắn lục ở Bắc Mỹ đều có những tác động tại chỗ cũng như những tác động có hệ thống như chứng rối loạn đông máu. Các triệu chứng có thể bao gồm

  • Các tổn thương mô địa phương, gây phù nề và chứng loạn dưỡng

  • Tổn thương nội mô mạch

  • Tan máu

  • Hội chứng đông máu nội mạch rải rác [DIC] - giống như hội chứng giảm fibrinogen

  • Các khuyết tật về phổi, tim, thận và thần kinh

Nọc độc làm thay đổi tính thấm thành mạch, gây ra sự thẩm thấu các chất điện giải, albumin, và hồng cầu qua các thành mạch vào vị trí vết cắn. Quá trình này có thể xảy ra ở phổi, cơ tim, thận, phúc mạc, và, hiếm khi, hệ thần kinh trung ương. Các hội chứng lâm sàng thứ phát từ thông thường đến nặng nề do nọc độc của rắn lục bao gồm:

  • Phù: Ban đầu, xảy ra phù nề, hạ albumin máu và tụ máu.

  • Giảm thể tích máu: Sau đó, máu và dịch tụ lại ở vi tuần hoàn, gây hạ huyết áp, toan máu tăng acid lactic, sốc, và, trong trường hợp nặng, suy đa tạng. Lưu lượng máu lưu thông hiệu quả giảm và có thể góp phần làm suy tim và suy thận.

  • Sự chảy máu: Giảm tiểu cầu có ý nghĩa lâm sàng [số tiểu cầu rắn hổ mang nước > rắn copperheads]

  • Số lượng nọc độc được tiêm mỗi lần cắn [chưa xác định được]

  • Số vết cắn

  • Vị trí và chiều sâu vết cắn, ví dụ, vết cắn ở đầu và thân có xu hướng nặng hơn vết cắn ở tay chân

  • Tuổi, trọng lượng và sức khoẻ của người bệnh

  • Thời gian bị cắn cho đến khi tới trung tâm y tế

  • Sự nhạy cảm của bệnh nhân với nọc độc

Mức độ nghiêm trọng của nọc độc có thể được phân loại từ nhẹ, trung bình đến nghiêm trọng dựa trên triệu chứng tại vị trí cắn, các triệu chứng toàn thân và các dấu hiệu, các thông số đông máu và kết quả xét nghiệm khác [xem bảng Mức độ Nghiêm trọng của Nọc độc Rắn lục Mức độ nghiêm trọng của nọc độc rắn lục

]. Việc phân loại phải được nhận định dựa trên các triệu chứng, dấu hiệu hoặc các thông số xét nghiệm.

Nhiễm độc có thể tiến triển nhanh chóng từ nhẹ đến nặng và phải được theo dõi, đánh giá lại liên tục.

  • Sơ cứu

  • Chăm sóc hỗ trợ

  • Chống độc

  • Chăm sóc vết thương

Điều trị ngay khi phát hiện, trước cả khi bệnh nhân được đưa đến cơ sở y tế.

Trên đồng ruộng, bệnh nhân nên tự di chuyển hoặc được đưa ra khỏi phạm vi nguy hiểm của con rắn. Họ nên đươc hạn chế vận động, trấn an, giữ ấm, và vận chuyển nhanh đến cơ sở y tế gần nhất. Phía trên vết cắn nên cuốn băng lỏng lẻo và cố định ở vị trí ngang mức tim, đồng thời tất cả các nhẫn, đồng hồ và quần áo bó sátnên được loại bỏ. Băng chặt có thể làm chậm sự hấp thu hệ thống của nọc độc [ví dụ băng bản rộng hoặc các băng chun xung quanh chi] có thể sử dụng cho các vết cắn của rắn san hô, tuy nhiên không được khuyến cáo ở Hoa Kỳ, nơi mà phần lớn các vết cắn là từ rắn lục; băng chặt có thể gây ra giảm máu tới mô và hoại tử.

Người phát hiện đầu tiên nên hỗ trợ đường thở và hô hấp, bổ sung Oxygen, và thiết lập đường truyền tĩnh mạch ở bên không bị ảnh hưởng trong khi vận chuyển bệnh nhân. Tất cả các biện pháp can thiệp khác ngoài bệnh viện [ví dụ như ép tay lên vết thương, bôi thuốc, hút máutại vết thương, rạch rộng vết thương, chườm lạnh, sốc điện,...] được chứng minh không có tác dụng mà còn có thể gây hại, và có thể trì hoãn việc điều trị kịp thơi. Tuy nhiên, nếu đã thực hiện băng ép, trừ khi có đe dọa thiếu máu chi cấp tính, nên giữ nguyên cho đến khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện và nọc độc được loại bỏ hoặc phương pháp điều trị thật sự được tiến hành.

Đánh giá và kiểm tra bắt đầu ở khoa cấp cứu. Việc đánh dấu ranh giới hàng đầu về phù nề tại vị trí vết thương mỗi 15 đến 30 phút có thể giúp các nhà lâm sàng đánh giá sự tiến triển của hiện tượng nhiễm độc tại chỗ. Chu vi chi cũng nên được đo từ khi đến và liên tiếp những khoảng thời gian đều đặn cho đến khi tiến triển triệu chứng tại chỗ giảm xuống. Tất cả những vết cắn nhỏ đều cần

  • Công thức máu cơ bản [bao gồm tiểu cầu]

  • Dữ liệu về đông máu [ví dụ, thời gian prothrombin, thời gian thromboplastin một phần, fibrinogen]

  • Định lượng các sản phẩm thoái hóa fibrin

  • Xét nghiệm nước tiểu

  • Xét nghiệm Điện giải đồ, BUN và creatinine

Đối với những trường hợp nhiễm nọc độc trung bình và nặng, bệnh nhân cần phải xét nghiệm nhóm máu và phản ứng chéo, ECG, chụp X-quang phổi, và xét nghiệm Creatine kinase, tùy theo tình trạng của bệnh nhân, có thể thực hiện 4 giờ một lần trong 12 giờ đầu tiên và sau đó mỗi ngày một lần. Trong việc quản lý bệnh nhân bị rắn san hô cắn, nhiễm nọc gây độc thần kinh cần theo dõi oxy bão hòa Đo độ bão oxy máu theo xung mạch Quá trình trao đổi khí được đo bằng một số phương pháp, bao gồm: Khả năng khuếch tán carbon monoxide Đo độ bão hòa oxy máu theo xung mạch Khí máu động mạch Khả năng khuếch tán của carbon monoxide... đọc thêm và xét nghiệm cơ bản và đo chức năng hô hấp [thí dụ, lưu lượng đỉnh, dung tích sống của phổi].

Thời gian theo dõi đối với tất cả các bệnh nhân bị rắn lúc cắn kéo dài ít nhất là 8 giờ. Bệnh nhân không có dấu hiệu của nhiễm độc sau 8 giờ có thể được cho về nhà sau khi chăm sóc vết thương đầy đủ Các biện pháp hỗ trợ

. Bệnh nhân bị rắn cắn san hô phải được giám sát chặt chẽ trong ít nhất 12 giờ trong trường hợp có tê liệt cơ hô hấp tiến triển. Sự nhiễm độc ban đầu được đánh giá là nhẹ có thể tiến triển đến mức nặng chỉ trong vòng vài giờ.

Chăm sóc hỗ trợ có thể bao gồm hỗ trợ về hô hấp, thuốc chống loạn thần và thuốc an thần, thuốc giảm đau, lọc máu và vận máu trong trường hợp sốc. Có thể cần phải truyền máu [ví dụ: khối hồng cầu, huyết tương đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu] nhưng không nên cho trước khi bệnh nhân nhận được đủ lượng thuốc trung hòa độc tính vì hầu hết các rối loạn đông máu đều đáp ứng tốt nếu đủ lượng thuốc trung hòa độc tố. Dự phòng sốc khi nghi ngờ [ví dụ, với các triệu chứng toàn thân xuất hiện ngay lập tức] được điều trị bằng các biện pháp tiêu chuẩn, bao gồm cả epinephrine. Mở khí quản Mở khí quản Nếu đường thở ở trên bị cản trở vì dị vật hoặc chấn thương lớn hoặc nếu không thể thông khí được bằng các phương tiện khác thì cần phải phẫu thuật vào khí quản. Trước đây, phẫu thuật đường thở... đọc thêm có thể cần thiết nếu có dấu hiệu cứng hàm, co thắt thanh quản, hoặc tiết nhiều đờm dãi.

Cùng với chăm sóc hỗ trợ tích cực, chống độc là yếu tố chính để điều trị cho bệnh nhân.

Đối với nọc độc rắn độc, yếu tố chính trong điều trị ở Hoa Kỳ là Crotalidae polyvalent immune FAb một loại kháng độc được dẫn xuất từ cừu có tính kháng độc miễn dịch FAb [các mảnh FAb tinh khiết của IgG thu hoạch từ những con cừu được tiêm nọc độc rắn]. Hiệu quả của thuốc chống độc này liên quan tới thời gian và liều sử dụng; hiệu quả trong việc ngăn ngừa tổn thương mô gây ra do nọc độc càng cao khi được tiêm sớm. Sẽ ít hiệu quả hơn nếu bị trì hoãn nhưng có thể cải thiện rối loạn đông máu và có thể có hiệu quả ngay cả tiêm sau 24 giờ nhiễm độc. Crotalidae polyvalent immune FAb rất an toàn, mặc dù nó vẫn có số ít có thể gây phản ứng cấp tính [phản ứng trên da hoặc phản ứng phản vệ] và phản ứng quá mẫn sau đó [bệnh huyết thanh]. Bệnh về huyết thanh xuất hiện ở 16% bệnh nhân từ 1 đến 3 tuần sau khi dùng sản phẩm FAb.

Một liều từ 4 đến 12 lọ chứa Crotalidae polyvalent immune FAb pha loãng trong 250 mL nước muối thông thường nên truyền chậm ở 20 đến 50 mL/h trong 10 phút đầu tiên; sau đó, nếu không có phản ứng bất lợi xảy ra, phần còn lại được truyền vào trong các giờ tiếp theo. Liều tương tự có thể được lặp lại 2 lần nếu cần thiết để kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng, rối loạn đông máu, và các chỉ số sinh lý. Ở trẻ em, liều không được giảm [ví dụ, dựa trên cân nặng hoặc kích cỡ]. Đo chu vi của chi cùng bên bị cắn ở 3 điểm gần với vết thương và đo ranh giới phù nề từ 15 đến 30 phút có thể giúp đưa ra các quyết định về nhu cầu bổ sung liều. Sau khi đạt được sự kiểm soát, 2 liều pha trong dung dịch muối 250 mL được cho ở khoảng thời gian 6, 12, và 18 giờ để tránh tái phát sưng phồng và các biến chứng khác.

Crotalidae miễn dịch F [ab '] 2 [ngựa] là một loại kháng nguyên có nguồn gốc từ ngựa mới được tạo ra bao gồm các mảnh Fab2 miễn dịch hoàn nguyên và được sử dụng để điều trị rắn đuôi chuông Bắc Mỹ cắn ở người lớn và trẻ em. Liều khởi đầu được đề nghị là 10 lọ pha loãng trong 250 mL dung dịch muối thông thường và truyền với liều 25 đến 50 mL/giờ trong 10 phút đầu, đồng thời theo dõi các bằng chứng về phản ứng dị ứng. Nếu không có phản ứng xảy ra, truyền dịch có thể tiến hành ở tốc độ tối đa 250 mL/giờ cho đến khi hoàn thành. Liều ban đầu này có thể được lặp lại mỗi giờ nếu cần để ngăn chặn sự tiến triển của các triệu chứng. Các triệu chứng muộn hoặc tái phát có thể được điều trị bằng thêm 4 lọ thuốc.

Tùy loài rắn lục có thể ảnh hưởng đến liều lượng. Nọc độc gây ra do rắn hổ mang cá, rắn hổ mang, và rắn đuôi chuông có thể dùng liều kháng độc nhỏ hơn. Tuy nhiên, thuốc kháng độc không nên được giữ lại dựa trên loài rắn và nên được dùng dựa trên mức độ nhiễm độc ở bất kể các loài. Cần lưu ý đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi và bệnh nhân có các tình trạng bệnh lý [ví dụ như tiểu đường, bệnh động mạch vành], những người nguy cơ dễ bị ảnh hưởng đến nọc độc hơn.

Đối với rắn san hô,dẫn xuất kháng nọc có nguồn gốc từ ngựa được đưa ra với liều 5 lọ trong trường hợp nghi ngờ và thêm 10 đến 15 lọ nếu có triệu chứng xuất hiện. Liều tương tự cho người lớn và trẻ em. Liều lượng này khuyến cáo có thể được giảm xuống trong thời gian thiếu hụt kháng độc rắn san hô mang tính quốc gia.

Các biện pháp phòng ngừa nên được xem xét đối với những bệnh nhân đã biết quá mẫn cảm với loại kháng nọc cụ thể đang được xem xét, huyết thanh ngựa hoặc cừu, và những người có tiền sử hen suyễn hoặc dị ứng nhiều lần. Ở những bệnh nhân như vậy, nếu sự nhiễm độc được coi là đe dọa đến tính mạng hoặc cả chi, kháng histamin H1 và H2 nên được dùng trước khi dùng kháng độc trong một môi trường chăm sóc đặc biệt được trang bị đầy đủ đề phòng sốc phản vệ Sốc phản vệ Phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính, có khả năng đe dọa đến tính mạng, phản ứng dị ứng qua trung gian IgE, xảy ra ở những người nhạy cảm trước đó khi chúng được... đọc thêm . Các phản ứng phản vệ đối với thuốc kháng nọc đã được ghi nhận và thường là do truyền nhanh quá; xử trí là tạm ngừng truyền dịch và cho epinephrine, thuốc kháng histamin H1 và H2 và truyền dịch đường tĩnh mạch, tùy theo mức độ nghiêm trọng. Thông thường, thuốc kháng độc có thể được truyền tiếp tục sau khi pha loãng thêm và truyền với tốc độ chậm hơn.

Bệnh huyết thanh Triệu chứng và Dấu hiệu có thể xuất hiện, biểu hiện từ 7 đến 21 ngày sau khi điều trị như sốt, nổi ban, mệt mỏi, nổi mề đay, đau khớp, và nổi hạch. Điều trị là thuốc kháng H1 và một liều corticosteroid uống.

Bệnh nhân nên được dự phòng uốn ván [vaccin chứa độc tố đã bất hoạt hoặc đôi khi là dùng huyết thanh kháng uốn ván] theo chỉ định, dựa trên tiền sử bệnh nhân [xem thêm Dự phòng uốn ván trong Xử trí vết thương định kỳ Dự phòng uốn ván trong điều trị vết thương thường quy

]. Vết rắn cắn hiếm khi bị nhiễm trùng, kháng sinh chỉ được chỉ định cho các bệnh nhân có bằng chứng lâm sàng của nhiễm trùng. Nếu cần thiết, các lựa chọn kháng sinh bao gồm cephalosporin thế hệ 1 [ví dụ cephalexin uống, cefazolin đường tĩnh mạc] hoặc penicillin phổ rộng [ví dụ: amoxicillin/clavulanat đường uống, ampicillin/sulbactam đường tĩnh mạch]. Các lựa chọn kháng sinh sau đó nên dựa trên kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kết quả kháng sinh đồ.

Chăm sóc vết thương cho vết cắn cũng tương tự như các vết thương hở khác. Vết thương được làm sạch và băng bó. Đối với các vết cắn ở chi, chi được nẹp cố định ở vị trí cơ năng và đặt ở vị trí cao hơn. Vết thương nên được kiểm tra và làm sạch hàng ngày và được bao phủ bởi gạc vô trùng. Mụn nước, bọng nước chứa máu hay các mảng hoại tử trên bề mặt nên được cắt lọc vào khoảng ngày thứ 3 đến ngày thứ 10, từng phần một nếu cần thiết. Kĩ thuật dùng dòng xoáy nước vô trùng cũng có thể được chỉ định cho việc sạch vết thương và vật lí trị liệu. Mở cân cơ [ví dụ đối với hội chứng của khoang Hội chứng chèn ép khoang Hội chứng khoang là hiện tượng tăng áp lưc mô mềm trong khoang kín, dẫn đến thiếu máu mô. Triệu chứng sớm nhất là đau quá mức thương tổn. Chẩn đoá... đọc thêm ] hiếm khi được chỉ định và chỉ nên cân nhắc khi áp lực khoang 30 mmHg trong > 1 h hoặc < 30 mm Hg dưới huyết áp tâm trương, gây tổn thương mạch nghiêm trọng, không đáp ứng với điều trị nâng cao chi và truyền tĩnh mạch mannitol 1 - 2 g/kg, và liều thuốc kháng nọc độc không có tác dụng. Chỉ phù to đơn độc không phải chỉ định cho mở cân cơ. Vận động, cơ lực, cảm giác và đường kính chi nên được đánh giá lại trong vòng 2 ngày sau khi có vết cắn. Cứng khớp có thể phòng tránh bằng việc tập dần các bài tập nhẹ nhàng sau thời gian bất động, nâng dần từ các động tác bị động sang chủ động.

Các trung tâm chống độc và sở thú tại địa phương là nơi có các nguồn hỗ trợ tuyệt vời khi xử trí các vết rắn cắn, ngay cả với những loại rắn không có nguồn gốc tại nơi đó. Các cơ sở này giữ một danh sách các bác sĩ được đào tạo về nhận dạng rắn và chăm sóc các vết thương do rắn cắn, cũng như danh mục các loại thuốc kháng nọc độc, được công bố và cập nhật định kỳ bởi Hiệp hội động vật và sinh vật biển Hoa Kỳ và Hiệp hội các Trung tâm Chống độc Hoa Kỳ. Danh mục này cho biết vị trí và số lượng các lọ thuốc có sẵn cho tất cả các loài rắn độc bản địa và hầu hết các loài ngoại lai. Đường dây hỗ trợ toàn quốc: 1-800-222-1222.

  • Ở Mỹ, các loại rắn thông thường bao gồm rắn đuôi chuông, rắn hổ ma, rắn hổ mang cá [tất cả đều thuộc họ rắn lục], trong đó rắn đuôi chuông là nguyên nhân của phần lớn các vết cắn và hầu hết các ca tử vong.

  • Sự xâm nhập nọc độc của rắn lục có thể gây ra những tác động tại chỗ [ví dụ như đau, sưng tấy, xuất huyết] và các ảnh hưởng toàn thân [như nôn mửa, vã mồ hôi, giảm ý thức, chảy máu, sốt, đau ngực, khó thở, dị cảm, tụt huyết áp].

  • Các đặc điểm có thể giúp phân biệt rắn lục với các loài rắn không độc bao gồm: đồng tử hình elip, đầu hình tam giác, các nanh có thể thu vào, các lỗ cảm ứng nhiệt giữa mắt và mũi, và một hàng vảy bắt đầu từ vùng vảy hậu môn ở mặt dưới đuôi.

  • Tại hiện trường, đưa bệnh nhân ra khỏi khỏi khu vực bị rắn tấn công, chuẩn bị phương tiện nhanh chóng vận chuyển, quấn kín chi bị cắn, cố định nó ở ngang mức tim, và tháo bỏ các vật dụng gây bó, thắt như nhẫn và đồng hồ; không cắt, rạch vào vết thươn hay thực hiện garo.

  • Theo dõi bệnh nhân có các vết cắn của rắn lục thường xuyên trong ít nhất 8 giờ, lâu hơn nếu phát hiện thấy có nhiễm nọc độc rắn.

  • Điều trị vết thương và triệu chứng, và hội chẩn với trung tâm chống độc.

  • Dùng thuốc kháng nọc độc sớm với liều hợp lí, trẻ em được dùng liều đủ như người lớn.

Chủ Đề