Cách xử lý khi trẻ bị sốt tay chân lạnh

Sốt ở trẻ em thường có biểu hiện như trẻ quấy khóc, người nóng, đổ mồ hôi, nhiều trẻ sốt cao tay chân lạnh ngắt khiến ba mẹ lo lắng không biết con có bị nguy hiểm không? Chăm sóc trẻ như thế nào? Và khi nào cần đưa bé đi thăm khám? Để giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng này, ba mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Nhiều trẻ sốt cao tay chân lạnh ngắt khiến ba mẹ lo lắng không biết con có bị nguy hiểm không? Chăm sóc trẻ như thế nào? Và khi nào cần đưa bé đi thăm khám? [ảnh minh họa]

Sốt là một phản ứng của cơ thể trẻ do hệ miễn dịch tạo ra nhằm chống lại xự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Khi trẻ bị sốt, nhiệt độ trong cơ thể bé tăng lên, dẫn tới hệ thần kinh trung ương điều khiển giúp nhiệt thoát ra qua da bằng cách phóng thích các chất khiến mạch máu ở chân và tay của bé co lại, do đó chân tay của con có cảm giác lạnh.

2. Dấu hiệu trẻ sốt tay chân lạnh

Trẻ bị sốt tay chân lạnh mẹ cần theo dõi bé thường xuyên và có biện pháp xử trí kịp thời tránh để bé sốt cao, tay chân lạnh kéo dài dễ gây nguy hiểm. [ảnh minh họa]

Những biểu hiện trẻ bị sốt tay chân lạnh đang ở tình trạng nguy hiểm, ba mẹ cần lưu ý là:

– Bé sốt cao, môi và má hồng hơn bình thường

– Trẻ quấy khóc, mặt mũi tím tái, ra nhiều mồ hôi

– Chân tay lạnh trong nhiều giờ

– Bé sốt cao liên tục [trên 39 độ C] không đáp ứng với thuốc hạ sốt

– Con mệt mỏi, li bì, có vài cơn lạnh run

3. Trẻ sốt cao và tay chân lạnh có nguy hiểm không?

Phần lớn trẻ bị sốt là do sự tấn công của virus, vi khuẩn, đặc biệt là các bệnh do siêu vi [virus] gây ra như bệnh cúm, tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết,… một số bệnh khác do vi khuẩn cũng khiến bé bị sốt cao như viêm tai giữa, viêm phổi… Nếu bé bị sốt tay chân lạnh kéo dài mẹ không có biện pháp xử trí hiệu quả có thể gây biến chứng nguy hiểm cho bé như bị mất nước kéo dài, co giật, suy hô hấp, nguy hiểm hơn là có thể để lại di chứng não, thậm chí tử vong.

4. Không nên làm những điều sau khi trẻ sốt tay chân lạnh

– Không nên lau người hay chườm cho bé bằng nước lanh

– Không nên bôi dầu, cao khi con bị sốt

– Không nên mặc quần áo ấm cho bé

– Không tự ý cho bé uống hạ sốt aspirin hay ibuprofen khi chưa được chỉ định từ bác sĩ. Chỉ nên dùng paracetamol hạ sốt khi bé sốt từ 38,5 độ C.

5. Cách chăm sóc trẻ sốt cao và tay chân lạnh tại nhà

Khi thấy trẻ sốt cao và tay chân lạnh, ba mẹ không nên quá lo lắng, hãy thực hiện những biện pháp sau để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn như:

– Cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ

– Lau người cho con bằng nước ấm, đặc biệt là lau tại các vị trí như cổ, nách, bẹn,..

– Cho con uống hạ sốt chỉ khi thân nhiệt bé từ 38,5 độ C, không cho bé uống hạ sốt khi thân nhiệt bé chưa đến 38,5 độ C.

– Cho bé uống nhiều nước, bé còn bú mẹ nên cho bé bú nhiều hơn.

– Cho con ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân đối thời gian học tập, vui chơi để bé nghỉ ngơi “lấy lại” sức khỏe.

6. Khi nào cần đưa trẻ đi thăm khám

Trẻ bị sốt tay chân lạnh mẹ không nên quá lo lắng, nếu bé sốt trên 38,5 độ C mẹ nên cho con uống thuốc hạ sốt sau đó đưa bé đi thăm khám sớm với bác sĩ Nhi khoa để con được kiểm tra và có biện pháp xử trí tốt nhất. [ảnh minh họa]

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C trên 2 tiếng mà không đáp ứng với thuốc hạ sốt hoặc bé sốt kèm các biểu hiện quấy khóc, mệt mỏi, li bì, chân tay lạnh kéo dài,.. ba mẹ nên cho con đi thăm khám với bác sĩ Nhi khoa tại cơ sở y tế uy tín để con được kiểm tra, chẩn đoán đúng nguyên nhân gây sốt và có biện pháp xử trí hiệu quả cho bé.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc, địa chỉ chăm sóc sức khỏe được nhiều ba mẹ lựa chọn bởi: Đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm; Hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại; Không gian rộng rãi, đầy đủ tiện nghi; Khám tận tình hạn chế kháng sinh; Có khu vui chơi dành riêng cho bé; Con không sợ hãi khi thăm khám; Áp dụng thanh toán BHYT và Bảo hiểm bảo lãnh,…

Sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ và gây ra một số hậu quả như: Trẻ sốt chân tay lạnh đầu nóng, trẻ sốt cao bàn chân, tay lạnh, trẻ sốt cao rét run chân tay lạnh...Nhiều trường hợp trẻ sốt cao nhưng bàn chân, tay lạnh cóng. Sợ con bị lạnh, mẹ cố gắng trùm thêm nhiều chăn cho bé để giữ ấm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cách làm này chẳng những không giúp bé khỏe hơn mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe bé cưng, làm bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Khi thân nhiệt tăng thay vì cơ thể nóng hổi, nhiều bé bị sốt nhưng chân tay lạnh làm mẹ lo lắng không biết xử lý sao cho đúng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp các mẹ nhận diện tình trạng bệnh của con và có cách xử trí phù hợp nhất.

Hiện tượng trẻ sốt cao chân tay lạnh là gì?

Sốt được tạo ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể dưới sự chỉ đạo của trục não bộ - vùng hạ đồi. Vùng hạ đồi nhận diện có tình trạng nhiễm khuẩn, thì sẽ đặt một “setpoint” bắt cơ thể phải tăng nhiệt độ lên [sốt]. Hệ miễn dịch lúc này sẽ phóng thích các chất khiến các mạch máu ở chân và tay co lại, nên bố mẹ sẽ thấy trẻ lạnh tay chân.

Tuy nhiên, khi cơ thể đã đạt đến con số của “setpoint” thì mạch máu sẽ giãn ra. Khi đó bố mẹ sẽ thấy tay chân bé hồng lên, có khi có cả đốm đỏ lấm tấm, bé vã mồ hôi, không cảm thấy lạnh nữa.

 Tay chân lạnh là hệ quả của sốt 

Một số trường hợp sốt cao tay chân lạnh lại là dấu hiệu của tình trạng nhiễm siêu vi. Siêu vi tấn công vào não bộ và các mạch máu nhỏ của tay chân bé. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, bé có thể bị viêm màng não hoặc một tình trạng nhiễm trùng máu. 

Vì vậy, cách tốt nhất khi gặp trường hợp trẻ bị sốt cao tay chân lạnh, bạn phải mang trẻ đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác.

Nguyên nhân trẻ sốt chân tay lạnh

Đa phần những trường hợp bé bị sốt cao đều do sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh trẻ em như: thủy đậu, suy vi gây bệnh cúm, sốt xuất huyết, chân tay miệng… Một số trẻ cũng sốt do mọc răng, cảm nắng hoặc sốt sau khi tiêm phòng.

Tình trạng trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng kéo dài có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ như co giật, mất nước, rối loạn hô hấp, nặng hơn thì có thể để lại di chứng não và thậm chí có thể dẫn tới tử vong. 

 Trẻ sốt cao chân tay lạnh do nhiều nguyên nhân 

Triệu chứng, biểu hiện trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng

Ngoài những triệu chứng thông thường của một số cơn sốt như: lừ đừ, thiếu lực, ra mồ hôi nhiều, quấy khóc, nóng ở vùng trán, nách, bụng…, mẹ có thể nhận thấy tay chân trẻ lạnh toát trong một số trường hợp. Theo các chuyên gia, nguyên nhân trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là do virus đã tấn công vào mao mạch, gây rối loạn vận động mạch, dẫn đến hạ nhiệt độ tứ chi.

Những dấu hiệu cho thấy bệnh đang ở tình trạng nguy hiểm:

Xử trí trẻ sốt cao chân tay lạnh

  Thường xuyên theo dõi thân nhiệt khi trẻ bị sốt cao

Trước khi các mẹ đưa ra cách xử trí tình trạng sốt cho con mình, trước hết phải biết sốt là triệu chứng hay gặp ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó:

Chăm sóc bé bị sốt tay chân lạnh, mẹ cần lưu ý gì?

Thực đơn dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này cần ưu tiên thực phẩm mềm và lỏng để giúp trẻ dễ tiêu hóa. Cách tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ theo các bác sĩ khuyên bạn vẫn nên duy trì cho bé ăn đầy đủ chất như đạm, tinh bột, béo và đường. 

Đồng thời, lượng thức ăn mỗi bữa cho bé nên ít và chia thành nhiều lần trong ngày để tránh tình trạng con yêu bị đầy bụng, khó chịu. Ngoài ra, mẹ cũng nên tăng cường bổ sung nước cho bé. Với những bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể tăng thêm cữ bú và cho con bú mỗi lần nhiều hơn. 

Trong một số trường hợp, trẻ sốt chân tay lạnh có thể là dấu hiệu của viêm màng não. Mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra ngay nếu bé có những triệu chứng sau: sốt, co giật, biếng ăn, da xanh tái, mệt mỏi. Viêm màng não nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. 

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. 

Video liên quan

Chủ Đề