Cảm nhận về câu của cho không bằng cách cho

Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước. Nhưng để bố thí đúng pháp, có kết quả tốt, phước báo đủ đầy thì không phải ai cũng biết và ứng dụng thực hành.


Người xưa cũng khái quát được vấn đề bằng câu “Của cho không bằng cách cho”. Cho đi là quý nhưng không phải cho suông mà đó là hiến tặng người với tấc lòng trân trọng. Gọi bố thí cho người có giới đức là cúng dường cũng không ngoài ý này. Người Phật tử thực hành bố thí đúng pháp không bao giờ cho suông mà phải dụng tâm. Hiểu một cách đơn giản, dụng tâm nghĩa là khi bố thí cần hiểu và thấy rõ, chánh niệm cao độ với việc mình đang làm. Cho nhiều hay ít, tốt hay xấu không mấy quan trọng. Điều cần thiết là hãy cho bằng cả tấm lòng, nghĩa cử trân trọng và cung kính, nguyện với lòng tăng trưởng thiện pháp này cho cuộc đời thêm vui, thấy rõ và tin tưởng vào phước báo của việc lành đang làm, trước -trong - sau khi bố thí tâm đều hoan hỷ, chính là dụng tâm bố thí.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ trưởng giả Cấp Cô Độc đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồi một bên. Thế Tôn hỏi trưởng giả: - Thế nào trưởng giả, trong nhà ông cũng thường bố thí chứ? Trưởng giả bạch Phật: - Nhà con bây giờ nghèo mà cũng thường bố thí. Nhưng thức ăn uống xấu tệ, không bằng lúc thường. Thế Tôn bảo: - Nếu lúc bố thí, hoặc tốt hay xấu, dù nhiều hay ít mà không dùng tâm ý, cũng không phát nguyện, lại không có lòng tin nên do quả báo của việc làm này mà sanh ra không được thức ăn ngon, ý không ưa vui, ý lại cũng không thích mặc quần áo đẹp, cũng không thích gia nghiệp ruộng vườn tốt, tâm cũng không vui ngũ dục. Cho dù có nô tỳ, đầy tớ, họ cũng không biết vâng lời. Vì sao thế? Chính vì trong lúc bố thí không dụng tâm, nên chịu quả báo này.

Nếu lúc trưởng giả bố thí, dù tốt hay xấu, nhiều hay ít, nên chí thành dụng tâm, chớ có làm tổn phí thêm cầu đò đời sau. Như thế nếu sanh ở đâu trưởng giả cũng có thức ăn uống tự nhiên, bảy báu đầy đủ, tâm thường vui trong ngũ dục. Cho dù có nô tỳ, đầy tớ, họ đều biết vâng lời. Sở dĩ như thế là vì trong lúc bố thí, có phát lòng hoan hỷ".

[Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Tứ đế [trích], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.17]


LỜI BÌNH : Pháp thoại này cho thấy, khi đại thí chủ Cấp Cô Độc bố thí gần hết gia sản của mình, ông vẫn nhiệt tình san sẻ nhưng lòng không vui vì những gì mình đem cho không được nhiều và tốt đẹp như xưa. Giống như phần lớn chúng ta ngày nay, cũng muốn hùn phước cúng dường, muốn san sẻ gì đó đến mọi người nhưng chợt ái ngại, băn khoăn vì cái mình sắp cho không lớn, không tốt, không nhiều… như những người khác. Không có gì phải ái ngại cả, chỉ cần dụng tâm bố thí thì phước báo vẫn đủ đầy.

Điều cần lưu ý là, có một số người thường bố thí những tài vật với giá trị lớn nhưng hiện thực đời sống của họ lại không mấy an vui. Vì sao? Vì bố thí mà thiếu dụng tâm, nói nôm na là cho thì có mà tu thì không. Họ bố thí vì tự ngã, chứng tỏ mình làm thiện nhiều để đánh bóng tên tuổi, tăng thêm uy tín cho mình. Bố thí vì miễn cưỡng phải làm, vì thương hại. Bố thí rồi tiếc nuối, nghi ngờ. Bố thí vì tài vật bất chính thu được quá nhiều, như một hình thức khác của “rửa tiền” v.v… Những cách bố thí như vậy cũng có phước nhưng chắc chắn không nhiều và đời sống không mấy an vui.

Cho nên, người đệ tử Phật tu tập hạnh bố thí cần dụng tâm, không ngại ít nhiều, chỉ đem hết lòng thành bố thí để trước, trong và sau khi bố thí thân tâm đều thanh tịnh, hoan hỷ.

Thích Quảng Tánh - Vườn hoa Phật giáo

Lâu nay, câu chuyện tặng quà từ thiện đã trở nên quá quen thuộc trên dải đất Việt Nam. Không cần đến khi có dịch Covid-19, cũng chẳng cần đến lúc có thiên tai, truyền thống “lá lành đùm lá rách” mới có dịp phát huy. Mà bất cứ lúc nào, nơi nào người ta cũng thấy những câu chuyện thiện nguyện. Ấy thế nhưng đến thời điểm hiện nay, câu chuyện từ thiện vốn tốt đẹp ấy lại có lắm điều để nói.

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền video clip phát cơm từ thiện của một kênh trên youtube. Trong video, người quay phim đã thể hiện ngôn từ hết sức tự do, người này bắt bẻ, cho rằng một số người không xứng đáng để đến nhận cơm do sơn móng, hay nghi ngờ người nhận không có hoàn cảnh khó khăn vì ngoại hình mập mạp.

Chưa dừng lại ở đó, cộng đồng mạng còn vô cùng bức xúc khi người này thể hiện thái độ gay gắt, trịnh thượng khi làm từ thiện. Qua video, người xem thấy rõ nhiều người đến nhận cơm bị từ chối thẳng thừng, hay một cụ già cũng bị "chỉnh" với những ngôn từ khiếm nhã.

Cụ già đến nhận cơm và nhận những lời khiếm nhã. Hình ảnh được cắt từ video.

Vốn việc tự quay phim về việc làm từ thiện vốn từ trước đến nay đã nhận được nhiều ý kiến không đồng tình, nhiều những ý kiến cho rằng việc quay lại những hình ảnh đó là không cần thiết.

Và rằng, việc làm từ thiện là việc tự thân chứ không phải là việc để PR hay đánh bóng tên tuổi của bất cứ ai. Video đã nhắc trên rõ ràng nhận được nhiều những trách cứ của dư luận.

Còn nhớ năm ngoái, ở một bối cảnh khác nhưng cũng có một câu chuyện tương tự. Câu chuyện xảy ra tại một cây ATM gạo miễn phí. Nhân viên trực ở cây ATM gạo lúc đó đã từ chối và nhất định không cho một cô gái tóc ngắn, ăn mặc sạch sẽ với lý do bạn này không đúng đối tượng được nhận gạo.

Hành động đó được truyền lại với người xem qua hình thức livestream, ngày ấy, nhiều người sau khi xem vẫn còn ám ảnh với ánh mắt bẽ bàng, ngơ ngác của cô gái ấy.

Hai câu chuyện ở hai thời điểm khác nhau, nhưng cũng tương tự về cách “cho” trong chuyện từ thiện. Tấm lòng của các nhà hảo tâm là rất đáng quý. Thế nhưng, của cho không bằng cách cho. Một bữa cơm, một túi gạo có giá trị không lớn nhưng nó có ý nghĩa rất lớn với những người đang gặp cảnh sa cơ lỡ vận, với những người vốn đã khốn khó lại càng khốn khó hơn trong thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành.

Thế nhưng cái cách cho người ta thế nào lại cũng là một câu chuyện đáng nói. Chẳng cần Covid-19 nhiều người dân đang ngửa tay nhận lấy những xuất cơm ấy cũng đã bội phần khốn khổ, đâu cần chỉ với một miếng ăn mà tiếp tục nhấn chìm những con người vốn không được may mắn ấy.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, anh Phan Dương [Nam Định] cho rằng, chuyện thiện nguyện xuất phát từ tâm, cho đi là không cần nhận lại. Với câu chuyện về người quay phim phát cơm từ thiện vừa qua, theo anh Dương: “Anh ta nên tập dùng chữ “mời” thay cho chữ “phát”. “Việc tốt” thay cho “từ thiện”.

Bởi theo anh Dương, vì với cụm từ “phát cơm từ thiện” với những người, những nhóm khác anh rất trân trọng, còn với người này: “Tôi thấy sai sai sao đó.”, anh Dương nói.

Cũng theo anh Dương, nếu có đi “mời” cơm, thì tốt nhất nên cất cái camera đi. “Rảnh tay rảnh chân đi tìm nhiều ông bà cụ đang ngồi đói thu lu ở một mái hiên nhà người khác chứ đừng lợi dụng những chuyện đau khổ của người khác mà PR cho bản thân.”, anh Dương nói.

Còn với anh H.T [Hải Phòng], anh chia sẻ trên facebook cá nhân: “Người nghèo, người túng quẫn suy nghĩ thường rất cạn.

Vậy thế nên giờ khi đi “gửi quà” cho các cô các chú ngoài đường mình luôn bắt nhóm mình không được quay phim, chụp ảnh khi đang tặng quà và phải nói cám ơn khi người ta nhận quà của mình.

Cám ơn là vì mình gửi cho người ta phần quà, nhưng người ta cho mình lại sự vui vẻ, an lạc trong tâm hồn và sự nhẹ lòng. Lúc đó thoải mái lắm.

Trong Phật giáo, giúp đỡ hoặc bố thí là hành động hiến tặng vật chất, năng lực hoặc trí tuệ hoặc tinh thần cho người khác. Trong Thiên Chúa giáo, trong phần “Hành vi bác ái”, có chỉ rõ có sự bác ái trong lời nói, suy nghĩ và hành động.

Tùy trường hợp, tùy khả năng, chúng ta bị đòi buộc phải giúp đỡ những người thiếu thốn, hoạn nạn, những người cần đến chúng ta".

Từ thiện là một nét văn hóa, bởi lẽ hoạt động từ thiện tự thân nó đã là một hành vi văn hóa và nhân đạo. Về vấn đề này, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, PGS Nguyễn Thị Xuân Thu đã từng phát biểu: “Làm từ thiện cũng phải có văn hóa, văn hóa từ thiện, đừng mang danh từ thiện cứu trợ để trục lợi, đánh bóng tên tuổi hay phô trương đạo đức… Của cho không bằng cách cho, cả văn hóa cho nhận cũng cần phải học, cho làm sao để người nhận không bị cảm giác băn ơn, bố thí, nhận làm sao để người cho cảm thấy vui và hạnh phúc. Các cụ ta có câu “làm ơn, nhớ chịu ơn, chớ nên quên” là vậy.”

Minh Dương

 

Sự đóng góp về nhân lực, vật lực, khắc phục hậu quả trận lũ quét tại xã Chà Nưa [huyện Nậm Pồ] tháng 9 vừa qua là một trong những cách “cho” kịp thời, hiệu quả của cộng đồng.

Trước hết, phải khẳng định trong xã hội chúng ta hiện nay có rất nhiều người tốt, luôn sẵn sàng san sẻ, “cho” đi bằng cả cái tâm, với mong muốn tốt đẹp đến với người “nhận”. Nhiều người không hẳn dư dả về của cải vật chất nhưng với cái tâm sáng của mình, họ vẫn hàng ngày góp nhặt, kết nối, để giúp người nghèo, người gặp khó khăn, tai họa. Thậm chí, có những người không cho, tặng món đồ hay tiền bạc nào, mà âm thầm dõi theo người nghèo, âm thầm đóng góp bằng truyền thông, vận dụng chính sách. Trong giai đoạn đẩy mạnh xã hội hóa, tất cả những cá nhân, tổ chức sẻ chia, đóng góp cho các địa phương nghèo khó, thiên tai địch họa, người nghèo, gia đình chính sách… đều đáng quý. Bởi đó là phẩm chất, truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc tốt đẹp của dân tộc ta với tinh thần “lá lành đùm lá rách” hay “lá rách ít đùm lá rách nhiều”.

“Của cho” là vậy. Còn “cách cho”? Có thể thấy hiện nay, trong hoạt động từ thiện cộng đồng, cơ bản những người mang quà đến với người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn đều ý thức được sự thể hiện sao cho đúng phép, phù hợp. Vì vậy, “cách cho” hiện nay cũng cần được tính toán, sao cho đúng chỗ, đúng thời điểm. Bởi hoạt động từ thiện, nhân đạo từ trước đến nay chưa bao giờ là phương thức thay thế chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Ðặc biệt ở Ðiện Biên, chúng ta phải khẳng định với nhau rằng: Không thể lấy từ thiện để xóa đói, giảm nghèo được! Thậm chí nếu từ thiện không đúng, không có sự tìm hiểu bản chất, mang tính cào bằng, hình thức. Ðơn cử như: tặng quà cho gia đình có “truyền thống nghèo bền vững” hoặc nghiện ma túy, còn có thể mang đến hậu quả cho cá nhân, cộng đồng nhận quà như: Tính trông chờ, ỷ lại; xa rời tư liệu, phương thức sản xuất - yếu tố quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội. Việc từ thiện cần thiết nhất khi cộng đồng hoặc cá nhân gặp rủi ro trong cuộc sống, sự giúp đỡ khi đó giống như “cái phao” khi họ cần chỗ bấu víu chứ không thể trở thành “cái giường” nâng giấc hàng đêm. Ðiển hình là trong đợt thiên tai, mưa lũ như ở xã Chà Nưa [huyện Nậm Pồ] vừa qua, địa phương và người dân bị thiệt hại cần những tấm lòng thiện nguyện, cái tâm của những người chung tay vì cộng đồng. Và thực tế đã diễn ra như vậy, bằng sự vào cuộc kịp thời của nhiều lực lượng, nhiều cá nhân, tổ chức, giống như một cuộc vận động, “rốn lũ” Chà Nưa đã nhanh chóng khắc phục hậu quả, nhà cửa của người dân vùng thiên tai được khôi phục, trẻ em sớm được đến trường.

Nói đến đây, không thể không nhắc đến vai trò định hướng quan trọng của cấp ủy, chính quyền trong từng hoạt động cụ thể. Bởi trong xã hội hiện nay, hoạt động từ thiện mang tính tự phát, tự vận động, tổ chức cấp phát, chưa được quản lý chặt chẽ nên bị không ít cá nhân, tổ chức lợi dụng, làm biến tướng. Thậm chí, có tổ chức, cá nhân đã lợi dụng hoạt động từ thiện để lừa đảo. Hoặc nhiều hình thức từ thiện nhưng thực chất là bán hàng đa cấp; tặng quà là các sản phẩm hết hạn gây tác hại cho người sử dụng; lợi dụng từ thiện để “đánh bóng” cá nhân, tổ chức… Ðiều này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, tinh thần của những người tự nguyện góp tiền của mà còn làm mất lòng tin của nhân dân đối với những giá trị nhân văn tốt đẹp. Vì những lẽ trên, việc tăng cường quản lý, điều hành của cơ quan chức năng đối với tình trạng mạo danh, trá hình làm từ thiện... là rất cần thiết. Ðặc biệt là sự vào cuộc, phát hiện và xử lý nghiêm của ngành chức năng.

Video liên quan

Chủ Đề