Cây lá vối nếp mua ở đâu singapore

Singapore sạch tinh khôi bất chấp đại dịch

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Cảm giác dễ chịu ùa đến ôm trọn lấy tôi mỗi lần tôi bước ra khỏi máy bay: dòng không khí mát dịu của máy điều hòa ướp mùi hương hoa lan đặc trưng tỏa ra từ máy khuếch tán.

Các sân bay khác có thể không cảm thấy đặc biệt, nhưng đến Changi - cả bây giờ và rất lâu trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 - luôn luôn là trải nghiệm độc đáo khi ta tới Singapore.

Nhang Himalaya: chìa khóa mở ra cánh cửa an lạc ở Bhutan

Tính cách 'quên mình' của người Mizo ở đông bắc Ấn Độ

Quảng cáo

Nigeria, đất nước của những ganh đua điên cuồng

Trên đường đi đến khu vực kiểm tra hộ chiếu, trong bầu không khí thơm mát, bạn sẽ băng qua những bức tường cây xanh được cắt tỉa công phu nối tiếp nhau và các thiết bị phun sương, tưới nước làm mát, đội ngũ nhân viên vệ sinh [bao gồm cả người và robot] và các phòng vệ sinh công nghệ cao với màn hình phản hồi tương tác thân thiện.

Nếu bạn rời sân bay với mong đợi rằng các nơi khác của thành phố đảo quốc cũng trật tự và sạch sẽ như vậy, chắc chắc bạn sẽ không phải thất vọng.

Từng được tờ New York Times mô tả là một nơi "sạch đến nỗi kẹo cao su - loại trẻ con hay chơi thổi bong bóng - cũng là một trong những thứ được kiểm soát", Singapore nổi tiếng với những con đường lát đá hoàn hảo, những công viên công cộng được cắt tỉa cẩn thận và những con phố sạch sẽ, không một cọng rác.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Singapore nổi tiếng với sự sạch sẽ hoàn hảo và hình ảnh công cộng giữ được nét nguyên sơ

Nhưng sự sạch sẽ không chỉ là một lý tưởng thẩm mỹ đơn thuần ở nơi đây. Tại thành phố nhỏ với chỉ chưa đầy 56 năm giành được độc lập, sự sạch sẽ đồng nghĩa với tiến bộ xã hội vượt bậc, tăng trưởng kinh tế chưa từng có và gần đây nhất là sự phối hợp đồng bộ để đối phó với đại dịch virus corona.

Trong khi bản thân người dân Singapore có xu hướng khiêm nhường trước lời khen rằng đất nước của họ đặc biệt sạch sẽ, thì các nhà lãnh đạo Singapore đã làm mọi cách để thiết lập và duy trì một hình ảnh công cộng sạch sẽ tinh tươm.

"Danh tiếng sạch sẽ của Singapore là điều mà chính phủ tìm cách vun đắp một cách có ý thức," Donald Low, một học giả về chính sách công và khoa học hàn lâm người Singapore giải thích. "Ban đầu, sự sạch sẽ đó bao hàm ít nhất hai ý nghĩa: thứ nhất là sự sạch sẽ về thể chất, về môi trường; thứ hai là một chính phủ và xã hội trong sạch không dung thứ cho tham nhũng."

Sau khi tách khỏi Malaysia vào năm 1965, dưới sự lãnh đạo của thủ tướng khi đó, ông Lý Quang Diệu, Singapore có tham vọng cao ngất là trở thành một "ốc đảo đứng đầu trong khu vực thế giới thứ ba", như cách gọi của ông.

"Là một thành phố mới độc lập, rất muốn thu hút đầu tư nước ngoài, Lý Quang Diệu tin rằng những điều này sẽ tạo nên sự khác biệt cho Singapore so với phần còn lại của Đông Nam Á," Low giải thích.

Về mặt thực tế, đạt được sự sạch sẽ đồng nghĩa với việc phát triển hệ thống thoát nước chất lượng cao, tạo ra các chương trình phòng chống bệnh sốt xuất huyết và dịch bệnh, làm sạch Sông Singapore từng bị ô nhiễm nặng kéo dài hàng thập kỷ, trồng cây trên toàn đảo và chuyển đổi các cá nhân bán hàng rong trên đường phố phổ biến một thời vào các trung tâm ẩm thực có mái che.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc ban hành nhiều chiến dịch vệ sinh công cộng trên toàn đảo quốc để kêu gọi người dân Singapore thực hiện phần nhiệm vụ của họ.

"Việc giữ gìn sự sạch sẽ cho cộng đồng đòi hỏi ý thức trách nhiệm của từng cá nhận," ông Lý Quang Diệu nói hồi 1968, tại lễ khánh thành chiến dịch "Giữ Sạch Singapore" [Keep Singapore Clean], sự kiện nay trở thành sáng kiến hàng năm, chống hoạt động xả rác bừa bãi.

Bài phát biểu của ông Lý đã khơi dậy một cảm giác tự hào dân tộc mới trong người dân Singapore, lôi cuốn tinh thần cộng đồng, chủ nghĩa tập thể mà ông coi là quan trọng để đạt được các mục tiêu của quốc gia.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Du khách đến Singapore sẽ tìm thấy những con đường lát đá hoàn hảo, những công viên công cộng được cắt tỉa cẩn thận và những con đường sạch sẽ, không có một cọng rác

Cùng với việc môi trường của thành phố đảo quốc được cải thiện là sự hấp dẫn của Singapore đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như khách du lịch tăng lên, mở ra một thời kỳ tăng trưởng kinh tế chưa từng có.

Những ngày này, Singapore thường xuyên đứng đầu các cuộc thăm dò xếp hạng về điều kiện xã hội, chẳng hạn như an toàn cá nhân và chất lượng sống, trong số các thành phố toàn cầu; trong khi nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao được xếp hạng là một trong những nền kinh tế cạnh tranh nhất hành tinh.

Không nơi nào mang lại cảm giác biểu tượng cho sức sống thời hiện đại của quốc gia hơn Khu Quận Thương mại Trung tâm của thành phố [Central Business District], nơi các tòa tháp văn phòng cao vút ốp kính long lanh - nơi hàng nghìn công ty quốc tế đặt trụ sở - nằm bên cạnh các khách sạn sang trọng đẳng cấp thế giới, trong đó có Marina Bay Sands do Moshe Safdie thiết kế. Đó là điều không tưởng đã thành sự thực mà vị thủ tướng sáng lập Singapore chỉ có thể mơ ước.

Một điều khiến ông Lý khá khó chịu là dẫu đất nước ông đã đạt được những thành tựu nhưng vì lý do gì đó ông luôn bị hỏi về lệnh cấm kẹo cao su khét tiếng trong các cuộc phỏng vấn với truyền thông nước ngoài.

Đương nhiên là ông không thể lường trước được mức độ chú ý toàn cầu mà nó sẽ gây ra khi ban hành luật vào năm 1992 để ngăn chặn chi phí làm sạch bã kẹo cao su nhả ra ở nơi công cộng, như trên hệ thống tàu điện ngầm [MRT] mới tinh chẳng hạn.

Ngày nay, trên thực tế, việc ăn kẹo cao su đã được cho phép - nếu bạn lỡ mang theo một gói kẹo đã bóc trong hành lý của mình vào Singapore, bạn sẽ không bị tống vào tù - nhưng việc bán kẹo cao su tại Singapore thì vẫn bị cấm.

Low giải thích rằng luật cấm kẹo cao su khét tiếng thực sự khá bất thường nếu xét đến việc ra chính sách của Singapore.

"Thay vì cấm hoàn toàn," ông giải thích, "chính phủ Singapore thường sử dụng các biện pháp đánh vào túi tiền đối với các hoạt động tạo ra chi phí cho xã hội," và nêu ví dụ như việc áp dụng thuế carbon gần đây, được thiết kế để hạn chế phát thải và khuyến khích các giải pháp thay thế năng lượng sạch.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Những người bán hàng rong trên đường phố nổi tiếng một thời của thành phố đảo quốc đã được chuyển đến các trung tâm bán hàng có mái che, được quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

Song, tôi tự hỏi, liệu Singapore có thực sự sạch như danh tiếng của nó không?

Không cần phải nói rằng những tòa nhà chọc trời lấp lánh, khách sạn hình con thuyền và các tiện nghi nước nhân tạo không vẽ nên bức tranh chính xác về cuộc sống thường nhật nơi đây.

Tuy nhiên, ngay cả khi tôi đi ra ngoài trung tâm thành phố và đến những khu vực mà khách du lịch hiếm khi mạo hiểm đặt chân tới, tôi vẫn thấy các khu nhà ở công cộng được thiết kế đồng nhất, các công viên công cộng được chăm chút tươm tất, các trung tâm bán thức ăn đường phố được quy định cẩn thận vẫn không hề bẩn thỉu.

Tôi đến Geylang, một khu vực của Singapore nổi tiếng với các món ăn địa phương tuyệt vời [Anthony Bourdain đã nếm trải cảm giác ẩm thực địa phương rất đặc sắc với món crab bee hoon [bún Singapore xào cua] ở đây vào năm 2001], và cũng nổi tiếng bởi đó là khu đèn đỏ hợp pháp duy nhất trong thành phố.

Chắc chắn là, tôi khi đó nghĩ, ở nơi đây tôi sẽ thấy một Singapore "thực sự".

Trời đã nhập nhoạng tối và đường phố được chiếu sáng bởi những biển hiệu đèn neon huỳnh quang cũ kỹ quảng cáo cho các cửa hàng kinh doanh đồ chơi tình dục, quán karaoke và quán ăn khuya bán cháo đùi ếch, một món đặc sản của vùng.

"Hãy coi đây là cuộc sống bên dưới của Singapore, đối lập với những tòa nhà chọc trời được chăm sóc cẩn thận mà chúng ta thấy ở Khu Thương mại Trung tâm," Cai Yinzhou đứng bên cạnh tôi trong một con hẻm mờ tối, nói.

Yinzhou, người Geylang chính hiệu và "lớn lên cùng với những hàng xóm hành nghề mại dâm và tổ chức đánh bạc", hiện đang điều hành Geylang Adventures, một tour du lịch nhằm "giới thiệu Geylang như một hệ sinh thái xã hội, vượt ra ngoài nguồn gốc lịch sử và khía cạnh tuyệt diệu mà hầu hết người dân địa phương đều biết rõ," anh nói với tôi.

Chuyến tham quan do Yinzhou thiết kế khám phá các nhà thổ, quán bar và khu dân cư của Geylang, những nơi thường bị coi là trái ngược với danh tiếng đạo đức nghiêm túc của người Singapore.

Mặc dù không phải là nơi rất phù hợp ở một thành phố vốn thân thiện với các du khách đưa cả gia đình đến Singapore chơi, nhưng Geylang không hề gây cảm giác nguy hiểm.

Đây cũng không phải là nơi vô thiên vô pháp.

Với gần 500 camera an ninh trải dài khắp khu phố, có cảm giác rõ rệt rằng những thành phần bất hảo - từ những tay ma cô dắt gái cho đến những gã buôn bán ma túy - đều đang bị kiểm soát cẩn thận và "thường xuyên bị quét sạch", Yinzhou nói.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nằm ở rìa phía đông của trung tâm Singapore, Geylang là khu đèn đỏ hợp pháp duy nhất trong thành phố

"Đây là Singapore thực sự," một người Singapore trong nhóm du lịch của chúng tôi thốt lên, "nó là nơi nên ghé thăm của mọi du khách."

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Mặc dù Geylang không phải là nơi vô trùng, nhưng quả thực nó được quản lý vệ sinh khá hợp lý, theo cách độc đáo của riêng nó, nhất quán với phong cách chung của Singapore về một xã hội sạch sẽ, không có tham nhũng.

Nề nếp sạch sẽ đến mức tinh tươm này của Singapore đã thực sự được minh chứng giá trị vào năm ngoái.

Không phải là do các chiến dịch vận động đầy nhiệt huyết của ông Lý hồi cuối thập niên 1960 mà chủ đề sạch sẽ mới được cảm nhận thỏa đáng, mà chính là do nhu cầu cấp bách của thời đại này.

Trong một thế giới đã được định nghĩa lại hoàn toàn bởi cuộc khủng hoảng Covid-19, việc giữ gìn vệ sinh công cộng tốt trở thành vấn đề sinh tử.

Trên phạm vi toàn cầu, cách ứng phó của Singapore đối với virus corona đã được nhiều nước ca ngợi.

Nhưng không giống như hầu hết các quốc gia, việc xử lý đại dịch của Singapore không hoàn toàn là phản ứng nhất thời. Cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng tiên tiến của quốc gia có nghĩa là Singapore đã có nền tảng chuẩn bị sẵn sàng về nhiều mặt.

"Chúng tôi đã đào tạo các nhân viên của mình cách đối phó với việc khử trùng các bệnh truyền nhiễm ngay cả trước khi Covid-19 vượt qua bờ biển tấn công vào đảo quốc Singapore," Tai Ji Choong, Giám đốc Bộ phận Vệ sinh Công cộng thuốc Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore, giải thích.

Phối hợp với Đại học Bách khoa Singapore để thiết kế một khóa học vào năm 2017, Choong nói với tôi rằng các nhân viên đã "được trang bị các kỹ năng và kiến thức cập nhật về kỹ thuật khử trùng, xử lý chất khử trùng, quy trình an toàn và sử dụng đúng các thiết bị bảo hộ cá nhân trong việc đối phó với dịch bệnh truyền nhiễm ở Singapore. Nội dung này đã chứng tỏ rất quan trọng khi chúng tôi được thông báo về trường hợp Covid-19 đầu tiên vào năm ngoái".

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Những chú chó robot đều đều phát ra thông điệp nhắc nhở mọi người chú ý thực hiện giãn cách xã hội an toàn trong không gian công cộng

Điều đó thể hiện ở việc triển khai hiệu quả các giải pháp công nghệ y tế công cộng: ứng dụng di động cho phép công dân biết nơi lấy khẩu trang; công nghệ tầm nhiệt giúp phát hiện thân nhiệt bất thường ở những nơi đông người; và những chú chó robot tuần tra các công viên công cộng để đo đạc, kiểm soát việc thực thi giãn cách xã hội.

Mặc dù quản trị hiệu quả là yếu tố quan trọng trong việc xử lý virus, nhưng đại dịch chắc chắn đã buộc các nhà lãnh đạo phải yêu cầu rất nhiều sự hợp tác từ người dân.

Ở Singapore, nơi việc đeo khẩu trang và theo dõi lịch trình tiếp xúc là yêu cầu bắt buộc, người dân có thái độ tuân thủ rất cao.

Thế nhưng trong một xã hội coi sự sạch sẽ như một loại di sản văn hóa, nơi chính sách vệ sinh công cộng của nhà nước và sự phối hợp của cộng đồng đã trở thành quy chuẩn, thì bạn còn trông đợi gì hơn nữa?

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Video liên quan

Chủ Đề