Chạy xe đạp có tốt không

Đạp xe nhiều có tốt không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi mới bắt đầu với bộ môn này, đặc biệt là những người muốn đạp xe để giảm cân. Bài viết này, AVASport sẽ giải đáp thắc và hướng dẫn bạn cách nhận biết đi xe đạp quá nhiều.

1Lợi ích của việc đạp xe mỗi ngày

  • Kiểm soát cân nặng: Đạp xe giúp bạn tiêu hao calo vô cùng hiệu quả, nhờ đó mà cân nặng sẽ được giảm xuống đáng kể, giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn.
  • Săn chắc cơ bắp: Đạp xe thường xuyên giúp cho các nhóm cơ trên cơ thể phát triển và săn chắc hơn, đặc biệt là cơ đùi và mông.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch: Khi đạp xe, tim sẽ đập nhanh hơn và tăng khả năng bơm máu khắp cơ thể.
  • Giúp khớp xương trở nên linh hoạt: Đạp xe sẽ giúp cho mật độ xương được tăng lên cao đáng kể, đồng thời giúp cho hệ thống xương khớp trở nên chắc chắn và linh hoạt hơn, đặc biệt là khớp gối.
  • Phòng chống bệnh tật: Cơ thể sẽ được tăng cường hệ miễn dịch và chống lại một số căn bệnh như: cảm cúm, ho và thậm chí là một số căn bệnh ung thư nếu duy trì thói quen đạp xe thường xuyên.
  • Tăng sức bền và độ dẻo dai: Khi đạp xe, bạn cần phải phối hợp nhịp nhàng và đều đặn giữa các bộ phận, nhờ đó mà cơ thể sẽ được tăng sức bền và trở nên linh hoạt hơn.
  • Phòng tránh bệnh tiểu đường: Việc đạp xe thường xuyên giúp bạn có khả năng giảm mắc các bệnh tiểu đường lên đến 40%.
  • Tăng khả năng quan sát: Đạp xe giúp bạn tăng khả năng quan sát một cách đáng kể vì bạn phải nhìn cảnh vật 2 bên đường thường xuyên trên chặng đường đi.
  • Thư giãn tinh thần: Đạp xe giúp cơ thể tiết ra hormone có tên endorphins có chức năng làm tinh thần phấn chấn và thoải mái hơn.

Có thể bạn quan tâm: Các lợi ích của việc đạp xe mỗi ngày tốt cho sức khỏe

Lợi ích của việc đạp xe mỗi ngày

2 Đạp xe nhiều có tốt không?

Tham khảo thêm: Cách đạp xe không mệt khi đi đường dài hiệu quả

Việc đạp xe thường xuyên để vận động cơ thể là phương pháp giúp bạn nâng cao sức khỏe rất tốt. So với đi bộ thì đạp xe được đánh giá cao bởi tất cả các bộ phận của bạn đều có thể phối hợp hoạt động nhịp nhàng.

Tuy nhiên, nếu thường xuyên đạp xe từ 30 - 40km mỗi ngày sẽ gây hại cho sức khỏe vì dẫn đến hội chứng luyện tập quá sức [OTS]. Đây là hiện tượng cơ thể của bạn chịu nhiều tổn thương trong quá trình luyện tập.

Đạp xe nhiều có tốt không?

3 Những tác hại khi đạp xe nhiều 

3.1. Thay đổi nhịp tim

Đạp xe quá sức sẽ khiến bạn có thể xảy ra hội chứng OTS và làm thay đổi nhịp tim. Nhịp tim hạ thấp hoặc tăng cao thất thường báo động cơ thể cần được nghỉ ngơi đầy đủ.

3.2. Mất ngủ

Nếu như bạn bắt đầu trằn trọc khó ngủ vào mỗi tối và sáng thức dậy luôn có cảm giác mệt mỏi thì đây là dấu hiệu của việc mất ngủ. Tuy hiện tượng này nhận được nhiều ý kiến trái chiều rằng có phải do đạp xe nhiều gây nên hay không nhưng thật sự vẫn có ảnh hưởng.

3.3. Chán ăn

Khi bạn đạp xe nhiều sẽ đốt cháy calories, thông thường điều này sẽ kích thích cảm giác thèm ăn và muốn nạp năng lượng vào trong cơ thể. Nếu như bạn không có cảm giác đói đồng nghĩa với việc bạn đang đạp xe quá sức, cần nên điều chỉnh chế độ luyện tập bạn nhé!

3.4. Suy giảm miễn dịch

Lợi ích của việc đạp xe mỗi ngày là tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe cho bạn. Nhưng khi bạn đạp xe vượt quá mức cơ thể cho phép thì chúng sẽ sản sinh ra phản ứng ngược là làm ức chế hệ miễn dịch ngắn hạn. Bất kì dấu hiệu xuất phát từ cảm lạnh hay phát ban, vết thương lâu lành,... đều nhắc nhở bạn đừng nên hoạt động quá sức.

3.5. Vô sinh

Nam giới cần nên lưu ý điều chỉnh chế độ đạp xe phù hợp với sức khỏe, khi đạp xe liên tục sẽ làm gia tăng nhiệt độ khu vực ở hai bên háng, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng của phái mạnh. Nếu như tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến hiện tượng vô sinh.

3.6. Chấn thương

Việc đạp xe quá sức quá thể làm tăng nguy cơ gặp chấn thương do hệ thống các cơ và xương khớp đã phải làm việc liên tục trong thời gian dài. Vì vậy, nếu đạp xe trong khoảng vài tháng, bạn hãy dành ít nhất vài ngày nghỉ ngơi để hồi phục cơ thể, giảm chấn thương nhé!

4 Cách nhận biết mình có đi xe đạp quá nhiều hay không

Xe đạp là phương tiện có ích cho sức khỏe con người nhưng khi đạp xe quá mức sẽ thể gây hại cho cơ thể. Để nhận biết bạn có đạp xe quá nhiều hay không phải thông qua xét nghiệm máu để xác định được sự tăng giảm của hemoglobin và testosterone trong cơ thể.

Ngoài ra, còn một cách nhận để bạn biết dễ dàng hơn thông qua việc theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân như rối loạn giấc ngủ, cảm giác chán ăn,.... một khi các hiện tượng đó xuất hiện thì bạn cần chú ý đến chế độ luyện tập.

5 Một số lưu ý để đạp xe đúng cách và hiệu quả

Khởi động trước khi tập là điều cần thiết mà bạn nên làm. Hãy làm nóng cơ thể bằng các động tác xoay khớp gối, xoay cổ tay, chạy bộ nhẹ nhàng,... bài tập sẽ giúp bạn phòng tránh chấn thương và căng cơ khi đạp xe.

Cung cấp năng lượng trước khi đạp bằng một bữa ăn nhẹ và bổ sung 1 ly nước cam hoặc sữa tươi từ 1 - 2 giờ trước khi luyện tập. Bên cạnh đó, bạn hãy uống đủ nước trong quá trình chạy để cơ thể không bị mệt mỏi.

Mặc trang phục thoải mái sẽ giúp bạn không bị gò bó, vướng bận trong quá trình tập luyện. Bạn nên mặc quần thể thao, áo thể thao vừa vặn với cơ thể, không quá chật cũng không quá rộng vì chúng dễ gây ra sự bất tiện khi đạp xe.

Nên đề ra chế độ tập luyện phù hợp, từ khi mới bắt đầu tập chạy cho đến chạy thuần thục và chuyên nghiệp để cải thiện sức khỏe tốt nhất. Bạn cũng nên sắp xếp thời gian đạp xe vào buổi sáng sớm hay tối để đạt hiệu quả tốt.

Đạp xe đúng bằng cách tăng tốc từ từ, giữ tư thế cân bằng cho lưng, hít thở đều và tránh cúi đầu, vẹo lưng hoặc ngồi lệch mông. Lưu ý nhỏ cho bạn đó là lúc đạp phải giữ chân thẳng, bàn chân nằm ngang tại điểm thấp nhất của vòng quay, không nên chùn chân vì sẽ ảnh hưởng đến khớp gối.

Xem thêm:

  • Cách phòng tránh chấn thương phổ biến khi đạp xe cụ thể nhất
  • Đạp xe đạp có to chân không? Mẹo đạp xe giúp chân thon gọn chân
  • Nên đạp xe bao nhiêu phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe?
  • Các tác dụng khi đạp xe vào buổi sáng đối với sức khỏe

Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi "Đạp xe nhiều có tốt không?", mong rằng sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu như bạn có thắc mắc hãy gọi đến số hotline 1900.988.970 để được giải đáp ngay nhé!

Chủ Đề