Chế độ của nhân viên thư viện trường học

Ngày hỏi:07/05/2019

Theo quy định nhân viên làm công tác thư viện trường học được hưởng phụ cấp độc hại là 0,2 x mức lương cơ sở. Nay Sở giáo dục An Giang ra công văn số 258/SGDĐT-TCCB. An Giang, ngày 27 tháng 02 năm 2018. Quy định thư viện trường chưa đạt chuẩn chỉ được hưởng mức 0,1. Như vậy theo quy định là đúng hay sai?

Theo Mục II Thông tư 26/2006/TT-BVHTT của Bộ Văn hóa-Thông tin hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với công chức, viên chức ngành Văn hóa- Thông tin thì mức phụ cấp hệ số 0,20 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các nghề, công việc sau:

- Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ;

- Tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện, viện lưu trữ và bảo tàng;

Theo Thông tư 07/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức thì Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:

a1] Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.

a2] Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

a3] Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

a4] Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

b] Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.

Từ hai văn bản trên có thể thấy, mức phụ cấp tối đa là hệ số 0,2. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào yếu tố độc hại, nguy hiểm mà có thể bị xét ở mức thấp hơn. Những yếu tố này một phần lớn phụ thuộc vào môi trường làm việc, cơ sở hạ tầng nơi làm việc. Vì vậy, Công văn số 258/SGDĐT-TCCB có thể đã căn cứ vào Quyết định 01/2003/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông để xác định mức độ độc hại, nguy hiểm và chia thành 02 mức phụ cấp.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Hiện nay, trường học để có thể hoạt động được cần có sự tham gia của rất nhiều người, không chỉ có giáo viên mà còn những bộ phận khác trong nhà trường cũng góp phần tạo nên sự phát triển của trường học. Nhân viên trường học là một bộ phận quan trọng trong nhà trường nhưng không phải giáo viên. Nhiều người cũng chưa phân biệt được nhân viên trường học và giáo viên khác nhau thế nào. Những chế độ lương, phụ cấp của nhân viên trường học có khác so với giáo viên không? Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp quý khách tìm hiểu những quy định pháp luật hiện nay về phụ cấp cho nhân viên trường học.

  • Điều kiện để được hưởng trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật
  • Nhiệm vụ của công chức Tài chính – kế toán cấp xã, phường, thị trấn
  • Chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý như thế nào?

Nhân viên trường học là nhân viên làm việc trong các bộ phận trường học nhưng không phải giáo viên như: kế toán, hành chính, thư viện, văn thư, y tế, bảo vệ, lao công,…

Theo pháp luật hiện nay chưa có quy định riêng về chế độ nghỉ hè cho cán bộ, nhân viên trong nhà trường, vì vậy chế độ làm việc của nhân viên trường học được thực hiện theo Bộ luật Lao động 2012. Theo đó, nhân viên trường học chỉ được hưởng nguyên lương và được nghỉ vào các ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ có lương và các ngày nghỉ hàng năm theo quy định. Như vậy, nhân viên nhà trường sẽ không được nghỉ hè như giáo viên mà sẽ làm việc, công tác trong thời gian nghỉ hè theo sự phân công, bố trí của Ban giám hiệu.

Bài viết liên quan  Các bước thành lập doanh nghiệp 

Theo Bộ luật Lao động 2012, chế độ làm việc của nhân viên trường học là 8 giờ /1 ngày, không quá 48 giờ /1 tuần. Nhà nước khuyến khích làm việc 40 giờ /1 tuần. Nhà trường có thể sắp xếp cho nhân viên nhà trường làm việc 40 giờ/ tuần và đưa vào hợp đồng lao động. Nếu thực hiện công việc quá số giờ quy định sẽ được hưởng chế độ thêm giờ theo quy định pháp luật.

  • Nhân viên thiết bị, thí nghiệm được áp dụng bảng lương viên chức loại A0 có hệ số lương từ 2,1 đến 4,89;
  • Nhân viên thiết bị, thí nghiệm được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo công văn số 9552/TCCB của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV về cách xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện, nhân viên thư viện có trình độ tiến sĩ chuyên ngành thư viện thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp thư viện hạng II.

  • Nếu nhân viên có trình độ thạc sĩ chuyên ngành thư viện thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III.
  • Nếu nhân viên có trình độ cao đẳng chuyên ngành thư viện thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng IV

Bài viết liên quan  Chữ ký số được dùng cho mục đích gì

Ngoài ra còn có chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với viên chức làm việc trong thư viện, theo thông tư số 07/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ và Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT của Bộ Văn hóa – Thông tin. 

Nhân viên y tế trường học được hưởng lương tương ứng loại B [hệ số lương 1,86 – 4,06], loại A0 [hệ số lương 2,1- 4,89], theo công văn 3561/BGDĐT-NGCBQLCSGD về hướng dẫn bổ nhiệm, xếp lương đối với viên chức làm công việc hỗ trợ phục vụ trong trường học theo chức danh nghề nghiệp.

Được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại trường học quy định tại Nghị định 56/2011/NĐ-CP  không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có].

Nếu có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp kỹ sư, kỹ thuật viên theo quy định tại Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV được xem xét để bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp.

Nếu có đủ tiêu chuẩn của các chức danh nghề nghiệp văn thư quy định tại Thông tư 14/2014/TT-BNV được xem xét để bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp.

  • Được được xếp lương tương ứng có hệ số từ 1,86 đến 2,34 áp dụng theo bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước [bảng 2] ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ được sửa đổi tại Nghị định 17/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
  • Về phụ cấp trách nhiệm kế toán thực hiện theo Thông tư số 163/2013/TTLT-BTC-BNV được hưởng phụ cấp trách nhiệm 0,1 nếu là kế toán trưởng thì sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc 0,2.

Bài viết liên quan  Quy định về tư vấn giám sát thi công

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về phụ cấp cho nhân viên trường học theo quy định của pháp luật hiện hành. Để biết nhiều hơn về những mức lương, phụ cấp của những nhân viên làm việc trong trường học, khách hành hãy tìm hiểu thêm trong những thông tư, nghị định. Mọi thông tin tư vấn và thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để giải quyết, tư vấn và hỗ trợ.

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT INSLAW

  • Điện thoại: 0931060668 [Mr.Lâu]
  • Email:
  • Website: //inslaw.vn/

Bạn đang xem bài viết “Phụ cấp cho nhân viên trường học được tính như thế nào? Hệ số ra sao?” tại chuyên mục “Kiến thức chung”

Tôi là nhân viên trường học, được hiệu trưởng phân công kiêm nhiệm phụ trách công tác thư viện.Tôi tốt nghiệp ĐH và đã có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện của trường ĐH Văn hoá Hà Nội. Vậy tôi xin hỏi: tôi có được nhận phụ cấp độc hại không ạ? Có văn bản quy định chung không ạ? Mong Quý Sở giải đáp giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn.!

BBT xin giải đáp cụ thể như sau:

Thứ nhất, có văn bản quy định về vấn đề này, cụ thể:

- Quyết định 01/2003/QĐ-BGDĐT [Quyết định 01] ngày 02/01/2003 của Bộ GD&ĐT Về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông;

- Thông tư 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/02/2006 [Thông tư 26] của Bộ Văn hóa Thông tin hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa - thông tin.

Thứ hai, người làm công tác thư viện trường học được hưởng phụ cấp độc hại khi: Thư viện của trường có Quyết định công nhận đạt chuẩn của Sở GD&ĐT theo Quy định của Bộ [quy định tại Quyết định 01].

Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 9, Quyết định số 01 “Mỗi trường đều phải bố trí cán bộ, giáo viên làm công tác thư viện. Nếu là giáo viên kiêm nhiệm làm công tác thư viện thì phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về thư viện trường học, được hưởng lương và các tiêu chuẩn khác như giáo viên đứng lớp. Cán bộ thư viện trường học không phải là giáo viên, nhưng được đào tạo nghiệp vụ thư viện thì được hưởng lương và các chế độ phụ cấp như ngành văn hóa - thông tin quy định”.

Mức phụ cấp của cán bộ làm công tác thư viện căn cứ theo quy định tại Mục II, Thông tư 26.

Tuy nhiên, nếu thư viện của bạn chưa có Quyết định công nhận đạt chuẩn của Sở GD&ĐT theo Quy định của Bộ thì có nghĩa bạn cũng sẽ không được hưởng phụ cấp như trong quy định tại Điều 9 của Quyết định số 01./.

N.Anh.pbgdpl

Video liên quan

Chủ Đề