Chỉ số mchc trong xét nghiệm máu là gì

Những ai đã từng xét nghiệm công thức máu chắc chắn đều đã từng 1 lần nhìn thấy chỉ số MCHC nhưng chỉ số này có ý nghĩa như thế nào, xét nghiệm máu MCHC là gì? Cách đọc chỉ số MCHC ra sao? Nếu bạn cũng có chung những thắc mắc này thì bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời chi tiết và chính xác nhất.

Xét nghiệm máu MCHC là gì?

So với các chỉ số như RBC [số lượng hồng cầu] hay HGB [lượng huyết sắc tố] thì MCHC thường ít được mọi người chú ý hơn. Nhiều người đã từng làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi với khoảng 18 chỉ số máu các loại nhưng vẫn không hề biết xét nghiệm máu MCHC là gì.

MCHC là viết tắt của Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration, tức là nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu. Chỉ số này chính là nồng độ của huyết sắc tố hemoglobin trong một thể tích máu, thể hiện có bao nhiêu phần trăm tế bào máu được tạo nên từ hemoglobin.

Ý nghĩa của chỉ số MCHC

Nói đến đây chắc hẳn nhiều người đã nắm được sơ qua xét nghiệm máu MCHC là gì nhưng ý nghĩa của chỉ số này như thế nào đây? Theo thông tin từ các bác sĩ, chỉ số MCHC được thể hiện trên xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, có thể đánh giá nồng độ huyết sắc tố của tế bào hồng cầu nên từ đó giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý về huyết học,

Chỉ số MCHC bình thường ở mức 316-372g/L. Khi chỉ số này thấp hơn hay cao hơn ngưỡng trung bình đều là những dấu hiệu của một số bệnh lý.

Chỉ số MCHC giảm

Trường hợp này tương đối phổ biến, khá nhiều người làm xét nghiệm và phát hiện chỉ số MCHC giảm xuống thấp hơn mức trung bình do một số nguyên nhân như:

  • Thiếu máu thiếu sắt
  • Thiếu máu do các bệnh mãn tính
  • Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia
  • Chứng tăng hồng cầu lưới

Chỉ số MCHC tăng

Các bác sĩ cho biết đôi khi nồng độ hemoglobin cũng trở nên đặc hơn khiến chỉ số MCHC cũng tăng cao. Một số nguyên nhân khiến chỉ số MCHC tăng lên bao gồm:

  • Thiếu máu đa sắc hồng cầu bình thường
  • Chứng hồng cầu tròn di chuyển nặng
  • Thiếu vitamin B12

Kháng thể Agglutinin lạnh

Chỉ số MCHC cao hoặc thấp hơn so với ngưỡng thông thường có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phổ biến về máu như thiếu máu thiếu sắt, thiếu vitamin, mất máu hoặc bệnh lý tan máu bẩm sinh Thalassemia. Thông thường, các bác sĩ thường đánh giá chỉ số MCHC kết hợp cùng chỉ số xét nghiệm MCV [lượng huyết sắc tố trung bình trong 1 hồng cầu] và RDW [độ phân bố hồng cầu] để có thể kết luận đầy đủ về lượng huyết sắc tố, tình trạng và hình dạng hồng cầu từ đó có thể chẩn đoán chính xác trong các bệnh lý về huyết học.

Xét nghiệm MCHC ở đâu mới tốt?

Với các thông tin được trình bày ở trên, giờ đây chắc chắn bạn đã có cái nhìn tổng quan và tương đối đầy đủ cho câu hỏi xét nghiệm máu MCHC là gì và có ý nghĩa gì. Xét nghiệm MCHC có thể là dấu hiệu của khá nhiều bệnh lý huyết học chính vì thế nên việc thường xuyên thực hiện xét nghiệm cũng như lựa chọn đơn vị xét nghiệm MCHC chính xác có vai trò vô cùng quan trọng.

Theo các bác sĩ, ngay khi có các triệu chứng lâm sàng như thường xuyên chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, da xanh xao,… bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn làm xét nghiệm máu cụ thể. Trong trường hợp bạn là người bận rộn và muốn thực hiện xét nghiệm một cách nhanh chóng nhất, bạn có thể lựa chọn xét nghiệm máu tại nhà với Happiny – đơn vị xét nghiệm hàng đầu tại Hà Nội hiện nay.

Happiny được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại cho phép thực hiện nhiều xét nghiệm, đặc biệt là các xét nghiệm tổng phân tích máu một cách nhanh chóng với kết quả chính xác. Việc triển khai dịch vụ lấy mẫu máu tại nhà cùng Happiny cũng đồng thời là giải pháp lý tưởng giúp khách hàng dễ dàng kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó có được phương án điều trị hợp lý.

Hy vọng bài trên đã có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về vấn đề xét nghiệm máu MCHC là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe. Chúc bạn luôn mạnh mẽ và hẹn gặp lại trong bài viết chia sẻ về các chỉ số xét nghiệm tiếp theo!

Chỉ số xét nghiệm máu MCHC có thể giúp chẩn đoán chứng rối loạn máu và đánh giá lượng sắt trong cơ thể

MCHC tên tiếng anh là Mean corpuscular Hemoglobin Concentration [nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu]. Đây là lượng hemoglobin trung bình có trong mỗi tế bào hồng cầu, tương ứng với kích thước của tế bào.

MCHC được hiểu đơn giản hơn đó là nồng độ huyết sắc tố tế bào hồng cầu. Phản ánh có bao nhiêu phần trăm tế bào máu của bạn được tạo thành từ hemoglobin.

Chỉ số MCHC đánh giá nồng độ huyết sắc tố tế bào hồng cầu, qua đó giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý về máu như thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu bệnh lý [thalassemia – bệnh tan máu bẩm sinh, hồng cầu hình liềm,…], rối loạn đông máu và nhiều bệnh lý khác về máu.

Chỉ số MCHC được đánh giá thông qua xét nghiệm công thức máu toàn phần.

Chỉ số MCHC bình thường là từ 316 – 372 g/L. Nếu MCHC vượt mức giới hạn cho phép hay quá thấp so với tiêu chuẩn bình thường này, bạn cần lưu ý trường hợp dưới đây.

2. Chỉ số MCHC thấp có sao không?

Nếu kết quả xét nghiệm chỉ số MCHC của bạn thấp hơn mức bình thường, điều này có thể do thiếu máu [thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu bệnh lý, chứng tăng hồng cầu lưới, nhiễm trùng,… gây ra.

Các triệu chứng dẫn đến chỉ số MCHC thấp

Thiếu máu thiếu sắt

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm cho MCHC thấp là thiếu sắt và bệnh thiếu máu do thiếu sắt . Sắt là nguyên tố cần thiết để sản xuất hemoglobin, vì vậy nếu bạn thiếu sắt, hemoglobin sẽ được sản xuất ít hơn cho mỗi tế bào hồng cầu.

Bệnh Thalassemia

Bệnh thalassemia là một rối loạn về máu mà cơ thể tạo ra một dạng hemoglobin bất thường. Bệnh nhân mắc bệnh alpha và beta-thalassemia có MCHC thấp hơn so với người khỏe mạnh.

Chứng tăng hồng cầu lưới

Do đặc thù của hồng cầu lưới có ít hemoglobin trong mỗi tế bào hơn so với kích thước của tế bào hồng cầu trưởng thành, khi có lượng hồng cầu lưới trong máu cao có thể làm giảm tổng thể chỉ số MCHC của bạn.

Nhiễm trùng

Nhiều loại nhiễm trùng khác nhau cũng có thể làm giảm MCHC, chẳng hạn như:

  • Giun móc
  • H. Pylori
  • Bệnh lao
  • HIV

Nhiễm trùng gây viêm, từ đó khiến cơ thể sản xuất ít hemoglobin. Có lẽ, trong những bệnh nhiễm trùng này, hemoglobin bị giảm nhiều hơn hồng cầu , do đó  MCHC thấp hơn.

3. Chỉ số MCHC cao gây nguy hiểm thế nào? 

Nồng độ huyết sắc tố trung bình cao [MCHC] có thể gây ra chứng giảm sắc hồng cầu, hoặc các tế bào hồng cầu có màu sẫm hơn.

Chỉ số MCHC cao gây nguy hiểm không

Hereditary Spherocytosis

Hereditary Spherocytosis [HS] là một tình trạng với các tế bào hồng cầu bị phá hủy và vàng da. Trong quá trình HS, các tế bào hồng cầu thay đổi hình dạng, thay vì hình đĩa 2 mặt như bình thường thì nay là hình cầu và MCHC tăng lên. Bệnh nhân HS có MCHC cao hơn đáng kể so với người khỏe mạnh.

Agglutinin lạnh

Agglutinin lạnh là tình trạng kháng thể làm cho các tế bào hồng cầu kết tụ lại với nhau. Các kháng thể lạnh làm tăng MCHC.

Thiếu vitamin

Thiếu vitamin B12 làm tăng MCHC.

Lý do là vì thiếu B12 có thể làm giảm các tế bào hồng cầu, nhưng không làm giảm huyết sắc tố.

Tan máu

Tan máu là các tế bào hồng cầu bị vỡ hoặc phá hủy. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm tăng MCHC. Điều này là do các tế bào hồng cầu đang giảm, trong khi hemoglobin tương đối không thay đổi.

4. Chế độ ăn để phòng tránh chỉ số MCHC

Chế độ ăn để phòng tránh MCHC
  • Bạn nên tăng lượng thức ăn giàu thực phẩm giàu vitamin B12. Vitamin B12 có nhiều trong các thực phẩm như thịt bao gồm thịt gà, gà tây, thịt cừu, thịt bò và gan lợn.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất. Để ngăn ngừa thiếu chất dinh dưỡng, điều quan trọng là chế độ ăn uống của bạn có chứa đủ lượng chất sắt được khuyến nghị. Nếu bạn bị thiếu sắt, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt bao gồm gan, thịt, cá và trứng.
  • Nếu bạn bị thiếu vitamin B12 hoặc folate, việc bổ sung có thể làm tăng mức vitamin của bạn. Nó cũng có thể giúp điều trị thiếu máu do thiếu hụt megaloblastic.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề