Chi trả dịch vụ môi trường là gì


Ý tưởng cơ bản về “chi trả dịch vụ môi trường”, [tiếng Anh: Payments for ecosystem services [PES]], là tạo ra lợi ích cho các cá nhân và cộng đồng [chủ yếu khuyến khích các chủ đất và nông dân] để bảo vệ các dịch vụ môi trường bằng cách bồi hoàn cho họ khoản chi phí phát sinh từ việc quản lý và cung cấp những dịch vụ này [Mayrand và Paquin 2004].[1]

Yếu tốSửa đổi

Theo định nghĩa kinh điển của Wunder [2005], PES bao gồm năm yếu tố chính là:

  • giao dịch tự nguyện,
  • một dịch vụ môi trường được xác định rõ ràng,
  • có ít nhất một người mua dịch vụ,
  • ít nhất một người cung cấp dịch vụ,
  • và phải có tính điều kiện [người mua chỉ chi trả khi mà người cung cấp đảm bảo việc cung cấp dịch vụ được diễn ra liên tục].

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam, www.cifor.org

Mục lục bài viết

  • 1. Hình thức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng
  • 2. Mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
  • 3. Trường hợp miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng
  • 4. Mức miễn, giảmtiền dịch vụ môi trường rừng
  • 5. Hồ sơ và trình tự miễn, giảmtiền dịch vụ môi trường rừng
  • 5.1. Hồ sơ miễn, giảm
  • 5.2. Trình tự miễn, giảm

Cơ sở pháp lý:

Luật Lâm nghiệp 2017;

Nghị định 156/2018/NĐ-CP

1. Hình thức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng

- Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tạiđiểm a, điểm c khoản 3 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp 2017được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận tự nguyện.

Điều 63. Đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
...
3. Hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:

a] Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
...
c] Nhà nước khuyến khích áp dụng chi trả trực tiếp cho tất cả các trường hợp nếu bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận trên cơ sở mức tiền chi trả dịch vụ do Chính phủ quy định.

- Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tạiđiểm b khoản 3 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp 2017áp dụng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng không thỏa thuận được hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hình thức chi trả trực tiếp.

Điều 63. Đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
...
3. Hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
...
b] Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua quỹ bảo vệ và phát triển rừng;

2. Mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng

- Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kwh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện.

>> Xem thêm: Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng điện thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán [kwh] nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên1kwh [36 đồng/kwh].

- Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch là 52 đồng/m3nước thương phẩm. Sản lượng nước để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng nước của cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch bán cho người tiêu dùng.

Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán [m3] nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1 m3nước [52 đồng/m3].

- Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước là 50 đồng/m3. Khối lượng nước để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là khối lượng nước cơ sở sản xuất công nghiệp đã sử dụng, tính theo đồng hồ đo nước hoặc theo lượng nước được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc theo chứng từ mua bán nước giữa cơ sở sản xuất công nghiệp với đơn vị kinh doanh nước.

Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng khối lượng nước [m3] do cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1 m3nước [50 đồng/m3].

- Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tạiđiểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệptối thiểu bằng 1 % trên tổng doanh thu thực hiện trong kỳ; mức chi trả cụ thể dựa trên cơ sở, điều kiện thực tiễn, do bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận.

Điều 63. Đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
...
2. Đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
...
d] Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng;

- Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản quy định tạiđiểm e khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệptối thiểu bằng 1% tổng doanh thu thực hiện trong kỳ; mức chi trả cụ thể dựa trên cơ sở, điều kiện thực tiễn, do bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận.

Điều 63. Đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
...
2. Đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
...
e] Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản;

- Khi giá bán lẻ điện, nước bình quân chungbiến động tăng hoặc giảm 20%, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ quyết định điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tương ứng.

>> Xem thêm: Phân tích lịch sử hình thành và phát triển của luật môi trường Việt Nam hiện nay?

3. Trường hợp miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng

- Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, động đất, bão lụt, lũ quét, lốc, sóng thần, lở đất xảy ra, làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của mình dẫn tới mất khả năng hoặc phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và không thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.

- Cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích không còn tài sản đểtrả hoặc người giám hộ, người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho cá nhân đó.

- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có quyết định giải thể hoặc phá sản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không còn vốn, tài sản để chi trả nợ cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

4. Mức miễn, giảmtiền dịch vụ môi trường rừng

- Miễn tiền dịch vụ môi trường rừng: tổ chức, cá nhân được miễn 100% số tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi ro thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 70% đến 100% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh hoặc trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 73 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP.

- Giảm tiền dịch vụ môi trường rừng: tổ chức, cá nhân được giảm tối đa 50% số tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi ro thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 40% đến dưới 70% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.

5. Hồ sơ và trình tự miễn, giảmtiền dịch vụ môi trường rừng

5.1. Hồ sơ miễn, giảm

Khi xảy ra rủi ro bất khả kháng quy định tại Điều 73 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng lập 01 bộ hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi địa giới hành chính của một tỉnh] hoặc Tổng cục Lâm nghiệp [đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên]. Hồ sơ miễn, giảm bao gồm:

>> Xem thêm: Phí môi trường là gì ? Chính sách bảo vệ môi trường ?

a] Văn bản đề nghị miễn, giảm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng hoặc người giám hộ, người thừa kế của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng, trong đó nêu rõ nguyên nhân, nội dung rủi ro bất khả kháng; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; nội dung đề nghị miễn, giảm; thời gian đề nghị miễn, giảm;

b] Bản kê tổn thất, thiệt hại về vốn và tài sản; bản sao chụp quyết định giải thể hoặc phá sản [nếu có] của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức;

c] Riêng trường hợp miễn tiền dịch vụ môi trường rừng đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng là cá nhân, ngoài văn bản đề nghị tại điểm a khoản 1 Điều này, người giám hộ phải gửi bản sao chụp quyết định của tòa án trong trường hợp mất năng lực hành vi dân sự; người thừa kế phải gửi bản sao chụp giấy chứng tử, chứng nhận mất tích trong trường hợp chết hoặc mất tích.

5.2. Trình tự miễn, giảm

a] Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, trong thời gian 1/2 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, bên nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ;

b] Đối với hồ sơ nhận qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng, trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bên nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính hợp lệ của hồ sơ;

c] Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị miễn, giảm hợp lệ, bên nhận hồ sơ quyết định thành lập Đoàn kiểm tra xác minh;

d] Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi có quyết định thành lập, Đoàn kiểm tra phải tiến hành kiểm tra, xác minh;

đ] Trong thời gian 05 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra hoàn thành báo cáo, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn, giảm đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi địa giới hành chính của một tỉnh hoặc gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định miễn, giảm đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên;

e] Quyết định miễn, giảm được gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng để thực hiện.

>> Xem thêm: Cách thức kiểm sát ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môi trường ?

MK LAW FIRM:Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.]

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng.

Video liên quan

Chủ Đề