Chính phủ việt nam có chính sách như thế nào đối với du lịch quốc tế

Sớm mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế

Sắp rộng đường đón khách quốc tế!

TTO - Sau kỳ nghỉ Tết, bảo đảm tập trung xử lý công việc ngay từ những ngày làm việc đầu tiên, không để công việc bị gián đoạn, đình trệ, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.

  • Bộ đề xuất Chính phủ mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch quốc tế từ 31-3
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về Tết

Mở cửa du lịch và các hoạt động kinh tế xã hội ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán - Ảnh: C.TRUNG

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1-2022, nêu ra những thách thức, khó khăn do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, biến động tình hình quốc tế, nên cần quyết tâm, nỗ lực hơn với tinh thần "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển".

Theo đó, Chính phủ yêu cầu theo dõi sát sao, chủ động nắm chắc, dự báo diễn biến của dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với biến thể Omicron và các biến thể mới. Cung ứng đủ vắc xin phòng COVID-19, khẩn trương mua, tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi. Thúc đẩy sản xuất vắc xin trong nước và thuốc điều trị.

Không chủ quan với biến thể, giữ ổn định kinh tế vĩ mô

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả nghị quyết của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Khẩn trương rà soát phân bổ và giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, dứt khoát không dàn trải, manh mún, kéo dài, gắn trách nhiệm người đứng đầu.

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, thị trường, cung ứng đầy đủ hàng hóa tiêu dùng. Xây dựng các kịch bản và phương án kiểm soát lạm phát, phát triển hài hòa thương mại trong nước và xuất nhập khẩu, bảo đảm cán cân thương mại bền vững.

Có các giải pháp quản lý thị trường chứng khoán, góp phần minh bạch các hoạt động đầu tư trên thị trường, ngăn ngừa các hành vi trục lợi, phát triển thị trường bền vững hơn. Tăng cường giám sát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán.

Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Sớm hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án cơ cấu lại, xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Đẩy mạnh phục hồi và phát triển sản xuất các ngành công nghiệp. Theo dõi sát diễn biến thị trường xăng dầu thế giới và trong nước, có các giải pháp bảo đảm cung cầu xăng dầu trong nước. Phát triển thị trường trong nước gắn với thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Nối lại đường bay thương mại quốc tế

Tiếp tục hoàn thiện chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, trình Chính phủ ban hành; tổ chức triển khai dự án bảo đảm chất lượng, không để xảy ra tiêu cực, lãng phí.

Xem xét kỹ và chủ động quyết định nối lại đường bay thương mại quốc tế thường lệ, bảo đảm nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi đi lại trên cơ sở tuân thủ hướng dẫn về giám sát y tế nhập cảnh.

Ban hành và triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Triển khai mạnh mẽ các giải pháp phục hồi và ổn định, phát triển thị trường lao động; đảm bảo đủ lao động.

Sớm công bố lộ trình mở cửa lại hoạt động du lịch, phấn đấu mở cửa du lịch trên phạm vi toàn quốc trước ngày 30-3, chậm nhất là ngày 30-4; theo dõi sát diễn biến của dịch bệnh để có biện pháp quản lý lễ hội phù hợp với tình hình, bảo đảm an toàn.

Khẩn trương ban hành quy định tiêu chuẩn, tiêu chí, công bố lộ trình với thời gian cụ thể về việc mở cửa trường học để đưa học sinh trở lại trường học trực tiếp gắn với an toàn phòng, chống dịch.

Ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà

Hoàn thiện các quy định về nền hành chính công vụ minh bạch, liêm chính để ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động phòng, chống dịch.

Nghị quyết cũng yêu cầu bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia. Quản lý chặt chẽ biên giới gắn với phòng, chống dịch COVID-19 và mở cửa nền kinh tế. Triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư.

Có các biện pháp giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội; không để xảy ra điểm nóng về an ninh, trật tự. Tăng cường công tác quản lý xuất nhập cảnh; đồng thời rà soát quy trình cấp thị thực, thủ tục xuất nhập cảnh theo hướng tạo thuận lợi gắn với phòng, chống dịch COVID-19.

COVID-19 thế giới ngày 29-1: Loại vắc xin dễ sản xuất cho kết quả thử nghiệm hứa hẹn

TTO - NDV-HXP-S, một loại vắc xin COVID-19 có thể dễ dàng sản xuất tại các nước thu nhập thấp và trung bình, cho kết quả đầy hứa hẹn sau thử nghiệm lâm sàng.

Đã có điều kiện cần và đủ để đề xuất sớm mở cửa du lịch quốc tế

25/01/2022 | 11:28

Tại Hội thảo "Thống nhất lộ trình, giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế" theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tới 20 điểm cầu tại các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương diễn ra chiều 24/1, đại diện các doanh nghiệp du lịch, các chuyên gia, nhà quản lý thống nhất sớm mở cửa du lịch quốc tế. Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội thảo.

Chuẩn bị điều kiện cần và đủ

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, từ tháng 11/2021 đến nay, thực hiện thí điểm đón khách quốc tế tới Việt Nam, chúng ta đã đón gần 9.000 lượt khách du lịch. "Việc thí điểm đón khách quốc tế đạt hệ số an toàn rất cao, du khách đáp ứng được nhu cầu du lịch trong điều kiện an toàn với dịch bệnh. Bên cạnh đó, Việt Nam liên tiếp được các tổ chức trên thế giới bình chọn với hàng loạt danh hiệu về điểm đến hàng đầu khu vực và thế giới. Mặc dù, thời gian triển khai chương trình thí điểm đón khách quốc tế chưa dài, lượng khách du lịch quốc tế đến chưa nhiều, tuy nhiên những kết quả quan trọng, tích cực bước đầu đó đã minh chứng Việt Nam là điểm đến du lịch "an toàn, thân thiện, hấp dẫn", cũng như khẳng định năng lực "thích ứng an toàn, linh hoạt" của ngành Du lịch Việt Nam" - Bộ trưởng cho biết.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội thảo

Hiện nay, với tỉ lệ tiêm vắc xin cao và "mùa xuân tiêm chủng" đang ở phía trước, chúng ta cần phải xác định được thời điểm để trình Chính phủ cho phép, chuẩn bị các điều kiện đón khách thuận lợi và chắc chắn nhất. Đồng thời truyền đi thông điệp mở cửa với bạn bè quốc tế, mở cửa nhưng vẫn đảm bảo ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân….

Bộ trưởng đặt vấn đề: "Liệu chúng ta có thể đề xuất Chính phủ mở cửa vào dịp 30/4 năm nay được không?" Để trả lời câu hỏi này cần phải tiếp tục điều nghiên trên cơ sở khoa học, thực tiễn và đáp ứng được an toàn với dịch bệnh. Tuy nhiên, việc này không thể chờ đợi lâu và phải có bước đi, lộ trình phù hợp.

Nhằm góp phần thúc đẩy ngành Du lịch Việt Nam nhanh chóng hòa mình vào xu thế chung của thế giới, phát huy các kết quả tích cực đã đạt được trong giai đoạn thí điểm, tận dụng cơ hội, tạo đà nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện bình thường mới, Bộ VHTTDL đề xuất lộ trình và giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế cụ thể. Trong đó, từ nay đến 30/4/2022 sẽ tiếp tục Chương trình thí điểm giai đoạn 2.

Từ ngày 1/5/2022 sẽ mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch quốc tế, đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam [inbound] và đưa khách đi du lịch nước ngoài [outbound] qua các tất cả các cửa khẩu quốc tế trong bối cảnh bình thường mới.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh, đây là thời gian thích hợp để mở cửa thu hút khách du lịch quốc tế vì việc triển khai chậm hơn thời gian trên sẽ làm giảm sức hấp dẫn, thu hút khách quốc tế của du lịch Việt Nam trong bối cảnh nhiều quốc gia trong khu vực cũng đang chuẩn bị ban hành kế hoạch mở cửa, khôi phục du lịch quốc tế. Từ nay đến thời điểm thực hiện là thời gian vừa đủ để các Bộ, ngành liên quan điều chỉnh các quy định và ban hành hướng dẫn triển khai theo chức năng. Đồng thời, các doanh nghiệp du lịch kịp hoàn thiện và triển khai kế hoạch truyền thông, xúc tiến quảng bá, kết nối thị trường và chuẩn bị đón khách du lịch quốc tế vào dịp cao điểm [từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau].

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Những kết quả quan trọng, tích cực bước đầu đã minh chứng Việt Nam là điểm đến du lịch "an toàn, thân thiện, hấp dẫn", cũng như khẳng định năng lực "thích ứng an toàn, linh hoạt" của ngành Du lịch Việt Nam

Tháng 5/2022 là thời điểm Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 [SEA Games 31], việc công bố sớm thời điểm mở cửa hoạt động du lịch quốc tế sẽ góp phần gia tăng thu hút khách du lịch đến từ các nước trong khu vực ASEAN, địa bàn đã có mức độ tiêm chủng vắc xin phòng dịch Covid-19 tương đối cao.

Phải có bước đi, lộ trình phù hợp

Ông Trương Gia Bình, Trưởng Ban Nghiên cứu và phát triển kinh tế tư nhân [Ban IV] cho rằng, nếu không mở bây giờ chúng ta sẽ mất cơ hội ngàn năm. "Suốt thời gian qua các cơ quan chức năng đã dành nhiều thời gian tổ chức các cuộc gặp, hội thảo, diễn đàn để tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực kinh tế trong đó có du lịch. Thật là vô lý khi chúng ta không mở cửa du lịch quốc tế hoàn toàn. Bởi, mở hay không mở thì tình hình dịch cũng như vậy. Bản chất của chống dịch là tiêm vắc xin, mở cửa du lịch cũng không giảm tỉ lệ tiêm vắc xin. Thứ hai không mở là đi ngược lại chính sách của Chính phủ đó là thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Không mở thì thế nào, ai cấp công ăn việc làm cho 2,5 triệu lao động của ngành du lịch và hàng triệu lao động của các ngành liên quan? Kinh tế đất nước mình là mở mà du lịch đóng lại là làm sao?", ông Trương Gia Bình nói.

Ông cho biết, như doanh nghiệp FPT của mình, nhiều khách hàng rất muốn vào làm phần mềm nhưng không thể vào Việt Nam vì dịch bệnh. "Ở trong nước, nhiều doanh nghiệp đã hết sức chịu đựng. Cơ sở hạ tầng du lịch như: khách sạn, nhà hàng, hàng không, vận chuyển… đổ tiền đầu tư giờ không có khách, doanh nghiệp khánh kiệt. Thật là vô lý nếu chúng ta không mở hoàn toàn du lịch. Nếu không mở bây giờ là chúng ta mất cơ hội ngàn năm", ông Trương Gia Bình khẳng định.

Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch [TAB] Trần Trọng Kiên đề xuất nên mở sớm hơn thời gian dự kiến vào dịp 30/4 mà nên mở từ 1/3, đồng thời kiến nghị thống nhất về quy trình đi lại, yêu cầu cách ly, xét nghiệm; bãi bỏ những quy định không phù hợp đối với các doanh nghiệp tham gia đón khách quốc tế và đề xuất những cơ chế để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sớm nhất. Bên cạnh đó, ông Kiên cũng cho rằng cần tiếp tục các chính sách miễn thị thực cho các thị trường như trước khi xảy ra dịch.

Quang cảnh Hội thảo

Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng cho rằng chúng ta thực hiện giải pháp, lộ trình vừa qua theo chỉ đạo của Chính phủ rất hiệu quả. Giai đoạn thí điểm chúng ta thực hiện từng bước rất thận trọng, vừa kiểm soát dịch vừa đáp ứng yêu cầu phát triển, khôi phục du lịch. Chúng tôi ủng hộ việc mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế sớm, tạo điều kiện tốt nhất để đón khách và phát triển trở lại kinh tế.

Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam [Bộ Giao thông vận tải] Đinh Việt Sơn ủng hộ việc mở cửa lại du lịch quốc tế và cho biết: Kế hoạch mở cửa du lịch quốc tế là 30/4, khớp với kế hoạch mở lại của ngành Hàng không. Chúng tôi đã xin ý kiến của Chính phủ cho phép căn cứ vào nhu cầu của từng thị trường để được chủ động mở cửa các đường bay quốc tế. Chúng tôi ủng hộ phương án mở cửa toàn bộ và đề nghị mở luôn từ 1/2".

Quan điểm mở cửa du lịch cũng được các chuyên gia y tế đồng tình, ủng hộ. TS.Bác sĩ Nguyễn Thu Anh- chuyên gia nghiên cứu độc lập cho biết, các giải pháp để chống dịch bệnh là: Đảm bảo cho người dân được tiêm vắc xin. Thế giới đã chuyển giãn cách rộng sang hẹp. Năng lực điều trị bệnh tốt. Đẩy mạnh truyền thông về việc người dân bị dương tính thì nên làm gì; Y tế tư nhân điều trị bệnh nhân Covid có thu phí.

"Các giải pháp trên không có giải pháp nào là đóng cửa du lịch. Vậy làm gì để du lịch có thể mở cửa? Có thể mở du lịch từ hôm nay nếu đảm bảo an toàn: [1] Khách du lịch được tiêm đầy đủ xắc xin; Có giấy xét nghiệm âm tính trước khi bay. [2] Các chuyến bay quốc tế không yêu cầu khách mặc bảo hộ màu xanh, chỉ cần đeo khẩu trang. Khi khách quốc tế vào Việt Nam thì hãy ứng xử như khách nội địa, không cách ly. Nhưng cần thông báo nếu họ có triệu chứng thì nên báo cáo để xử lý. [3] Cho y tế tư nhân tham gia điều trị có thu phí; Ưu tiên điều trị ở nơi thông thoáng. Ngành du lịch có thể mở sớm hơn 30/4 và không thí điểm nữa mà mở luôn. Chúng ta thích nghi an toàn chứ không nên theo đuổi chiến dịch zero Covid-19. Tăng khả năng chống dịch, chứ không phải là chăng dây khắp mọi nơi"- TS.Bác sĩ Nguyễn Thu Anh nhấn mạnh.

Đoàn khách quốc tế đầu tiên đến Hội An sau khi thí điểm mở cửa đón khách quốc tế [ảnh Đức Hoàng]

Bà Nguyễn Minh Hằng, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chia sẻ: "Chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao để có hướng dẫn công nhận giữa các nước về chứng nhận tiêm chủng. Bộ Y tế sẽ rà soát để cập nhật thường xuyên hướng dẫn phù hợp nhất với xu thế, từng bước một mở cửa".

Ghi nhận và bày tỏ trân trọng các ý kiến tại Hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, Bộ sẽ tổng hợp để báo cáo và đề xuất kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ: một là cho mở cửa lại thị trường du lịch quốc tế. Hai là thời điểm mở cửa sẽ công bố rộng rãi cho thế giới biết; từ nay đến thời điểm đó chúng ta tiếp tục chuẩn bị các điều kiện cần và đủ, nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ. Ba là có thông điệp rõ ràng, quyết tâm cao.

Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn các cơ quan ban ngành cùng góp tiếng nói để Thủ tướng có quyết định trong phiên họp Chính phủ sắp tới, hướng tới sự phục hồi du lịch và nền kinh tế Việt Nam, ngành du lịch tiếp tục khẳng định vị thế, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn./.

Bài: Hồng Hà- ảnh Minh Khánh

Kỳ vọng vào những chính sách ưu tiên để du lịch phát triển

Cập nhật: Thứ tư, 22/12/2021 13:29:47
Lượt xem: 1.429

Chiều ngày 24/1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [VHTTDL], Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân [Ban IV], Hội đồng tư vấn du lịch [TAB] tổ chức hội thảo “Thống nhất lộ trình, giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế”.

  • Đề xuất mở cửa đón khách quốc tế hoàn toàn vào dịp 30/4

  • ‘Tết Việt – Tết Phố Xuân Nhâm Dần 2022’ tại phố cổ Hà Nội

  • Du lịch dịp Tết Nguyên đán 2022: Khách đi theo nhóm nhỏ

  • Giáo dục nghề nghiệp lấy đào tạo lại làm nền tảng phát triển

Đón hơn 8.500 khách quốc tế

Ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, ngành du lịch đóng góp 10% vào GDP cả nước, là ngành kinh tế được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, khi dịch bùng phát, ngành du lịch chịu tác động nặng, tổn thất hết sức nặng nề, bị "đóng băng", "xuống đáy".

Ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL yêu cầu doanh nghiệp du lịch, Tổng cục Du lịch đánh giá về thị trường khách quốc tế.

Do đó, để chuẩn đón khách quốc tế, Việt Nam cần nhìn lại, đưa ra thông điệp, thời điểm đón khách quốc tế, những việc cần làm, tính được bài toán điều kiện cần và đủ để mở cửa đón khách quốc tế. Quán triệt phương châm: thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19... để cánh cửa du lịch quốc tế mở nhưng vẫn đảm bảo an toàn và phát triển.

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết: Khách du lịch chủ yếu từ các nước Liên bang Nga, Uzbekistan, Kazakhstan, Hàn Quốc, Singapore, Anh, Mỹ, Canada… Trong đó, Phú Quốc [Kiên Giang] đón được 1.282 khách, Khánh Hòa đón được 7.000 khách, Quảng Nam đón được 239 khách.

Về doanh nghiệp đăng ký tham gia đón khách, đến nay đã có 16 doanh nghiệp lữ hành quốc tế; 82 cơ sở lưu trú du lịch; 28 khu, điểm tham quan vui chơi giải trí, dịch vụ; 8 điểm mua sắm và 48 đơn vị vận chuyển tại 5 địa phương đã đăng ký và được lựa chọn tham gia đón khách trong giai đoạn 1.

Đối với công tác xử lý sự cố y tế, trong quá trình triển khai Chương trình thí điểm, đã có tổng cộng 27 trường hợp xét nghiệm dương tính với COVID-19, trong đó 17 trường hợp tại Phú Quốc [Kiên Giang] và 10 trường hợp tại Khánh Hòa.

Tuy nhiên, chỉ có 1 trường hợp phải điều trị tại cơ sở y tế tại Rạch Giá [Kiên Giang], các trường hợp còn lại đều không có triệu chứng, được cách ly theo dõi tại khách sạn và có kết quả xét nghiệm âm tính sau 3-5 ngày. Tất cả các trường hợp nhiễm COVID-19 đều được xử lý theo đúng các quy định về hướng dẫn phòng chống dịch, đảm bảo không làm lây lan ra cộng đồng, khách du lịch sau khi điều trị đã được bố trí về nước an toàn.

“Từ nay đến 30/4/2022, tiếp tục Chương trình thí điểm giai đoạn 2. Từ 1/5/2022 sẽ mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch quốc tế, đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam [inbound] và đưa khách đi du lịch nước ngoài [outbound] qua các tất cả các cửa khẩu quốc tế trong bối cảnh bình thường mới”, ông Khánh kiến nghị.

Kiến nghị thời điểm mở cửa sớm hơn

Từ góc độ địa phương, về thời điểm mở cửa đón khách quốc tế, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng: Thời điểm mở cửa đón khách quốc tế nên từ 1/4 để có 1 tháng cho công tác chuẩn bị.

Ông Trương Gia Bình, Trưởng Ban Nghiên cứu và phát triển kinh tế tư nhân, Ban IV cho rằng; Doanh nghiệp hiện rất khó khăn và để khởi động lại thị trường khách quốc tế thì nên mở cửa từ 1/2/2022.

Clip chia vềlộ trình đón khách quốc tế:

Còn từ góc độ Hội đồng tư vấn du lịch, ông Trần Trọng Kiên cho rằng nên mở cửa đón khách quốc tế từ 1/3/2022 và có sự thống nhất chính sách đón khách quốc tế xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.

Còn ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng: Việc mở cửa đón khách quốc tế có thể thực hiện luôn từ hôm nay, bởi thực tế thí điểm vừa qua, lượng khách quốc tế vào Việt Nam ở mức độ khiêm tốn, mở cửa chưa chắc đã có khách. Do đó, việc mở gắn liên với công tác xúc tiến, quảng bá làm việc với đối tác. Nếu không có thời gian mở cửa cụ thể, doanh nghiệp khó chương trình xúc tiến quảng bá.

Ông Đinh Việt Sơn, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải cho rằng: Cục ủng hộ việc mở cửa lại du lịch quốc tế. Từ tháng 10/2021, Bộ đã nghiên cứu mở lại các chuyển bay quốc tế. Hiện nay, chúng ta đã mở lại đường bay tại 10 thị trường. Hiện nay còn Trung Quốc chưa đồng ý. Những thị trường Đông Bắc Á chúng ta đã mở 14 chuyến/tuần. Hiện chúng ta đang đàm phán, thương thảo với một số quốc gia châu Âu như Nga, Đức.

Ông Trần Văn Dự- Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập cảnh [Bộ Công an]: Trong số trên 8.500 quốc tế theo báo cáo thì đến một nửa là người Việt Nam. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, chưa về được qua chuyến bay thường kỳ, những người bắt buộc phải về cùng với người nước ngoài có vợ, chồng ở Việt Nam…. Thực tế đặt ra vấn đề người nước ngoài có nhu cầu vào du lịch ở Việt Nam như thế nào? Họ có sợ quay lại nước thì bị cách ly không?... Đây là bài toán mà ngành du lịch và doanh nghiệp du lịch có lời giải…

Từ ý kiến đóng góp của các đơn vị có liên quan, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, các doanh nghiệp du lịch, Tổng cục Du lịch phải có những nghiên cứu cụ thể về nhu cầu thị trường khách để khi mở cửa đón khách quốc tế đạt hiệu quả. Bộ sẽ tổng hợp ý kiến các Bộ ban ngành, doanh nghiệp, địa phương, chuyên gia để báo cáo Chính phủ về thời điểm, lộ trình và công tác chuyển bị để khi mở cửa đón khách quốc tế đảm bảo an toàn, khôi phục lại hoạt động du lịch

Bài, clip: XM/Báo Tin tức
Lao động Việt có nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài năm 2022

Theo Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore bắt đầu phát đi những thông tin thu hút lao động ngoài nước đến làm việc với nhiều đãi ngộ hấp dẫn; mở ra nhiều cơ hội với lao động Việt.

Chia sẻ:
Từ khóa:
  • Bộ Văn hóa,
  • Thể thao và Du lịch [VHTTDL],
  • Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân,
  • Ban IV,
  • Hội đồng tư vấn du lịch,
  • lộ trình,
  • giải pháp mở cửa đón khách quốc tế,
  • hàng không,

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch phát biểu khai mạc

Mở đầu hội thảo là phần phát biểu khai mạc của ông Nguyễn Văn Hùng, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Bộ trưởng cho biết, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, ngành du lịch đóng góp 10% vào GDP cả nước, là ngành kinh tế được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, khi dịch bùng phát, ngành du lịch chịu tác động nặng, tổn thất hết sức nặng nề, bị "đóng băng", "xuống đáy".

Ông Nguyễn Văn Hùng, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phát biểu khai mạc.

Trước sự nỗ lực cao, quyết tâm lớn cùng việc tìm kiếm các giải pháp có tính khả thi, đưa du lịch trở lại, thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp, chính quyền địa phương đã nỗ lực tìm hướng đi cho ngành. "Đã có thời điểm chúng ta đã rà soát, chuẩn bị như một chiếc lò xo nén đợi thời cơ bật lên. Chúng ta đã cơ cấu lại nền du lịch, tái cấu trúc các loại hình hoạt động, cùng với đó là đào tạo lại đội ngũ phục vụ trong ngành, xem xét thực hiện chủ trương chuyển hướng du lịch nội địa, coi đây là bệ đỡ", bộ trưởng chia sẻ tại hội thảo.

Theo đó, ngành du lịch Việt Nam đã tạo ra luồng gió mới, tia sáng tích cực, được Chính phủ cho phép thí điểm đón khách quốc tế. Gần hai tháng qua, có khoảng 9.000 lượt khách quốc tế tới Việt Nam và để lại những kết quả tốt đẹp, cho thấy, Việt Nam là điểm đến an toàn và thân thiện, mến khách. "Đây là động lực để chúng ta quyết tâm phục hồi nền du lịch", ông Nguyễn Văn Hùng khẳng định.

Bộ trưởng cũng đề cập đến sự đồng lòng của các tổ chức, vai trò của hiệp hội, ban kinh tế tư nhân, các chuyên gia độc lập để có nhiều góc độ, từ đó, xem xét các địa điểm, đưa ra thông điệp, mở cửa. Dự báo, với tỷ lệ tiêm vaccine vào top 10 thế giới, chủ trương của Thủ tướng về "chiến dịch mùa xuân tiêm chủng" đến ngày 30/3 liều vaccine thứ 3 phủ toàn dân thì đây là cơ hội để mở cửa toàn thị trường.

Theo đó, từ nay đến cuối tháng 3, các cơ quan chuẩn bị điều kiện để đón khách một cách thuận lợi, chắc chắn. Việt Nam cần nhìn lại, đưa ra thông điệp, thời điểm đón khách quốc tế, những việc cần làm, tính được bài toán điều kiện cần và đủ để mở cửa đón khách quốc tế. Quán triệt phương châm: thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19... để cánh cửa du lịch quốc tế mở nhưng vẫn đảm bảo an toàn và phát triển

"Tại hội nghị hôm nay, tôi mong muốn các vị đại biểu quan tâm đến các vấn đề sau. Thứ nhất, nghe tổng thuật về tình hình thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao trong việc thí điểm đón khách quốc tế. Thứ hai, xem xét độ mở đã sẵn sàng nhất là với doanh nghiệp, địa phương, tổ chức quản lý Nhà nước... Từ đó, có được báo cáo gửi đến Chính phủ với tiếng nói chung nhất", Bộ trưởng nhấn mạnh.

table widget
table widget
  • 14h25

    Đề xuất công bố mở cửa du lịch quốc tế ngay trong đầu tháng 2

    [ĐCSVN] - Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân [Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ] đã có công văn đề xuất Thủ tướng Chính phủ công bố thời điểm mở cửa du lịch quốc tế tại Việt Nam.

    Theo đó, sau gần 4 tháng ban hành và áp dụng Nghị quyết 128/NQ-CP, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã rất thành công trong việc chuyển trạng thái phòng chống dịch trên toàn quốc sang giai đoạn "thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh", tạo tâm lý và khí thế hoàn toàn mới cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều ngành lĩnh vực; tỷ lệ bao phủ vaccine đứng thứ 6 trên thế giới. Trong khi đó, theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam có thể đưa ra quyết định mở cửa du lịch quốc tế ngay ở thời điểm này và nhìn nhận như là một quyết sách chiến lược tận dụng thời điểm vàng giúp ngành du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển, tái thiết công ăn việc làm cho 2,5 triệu lao động trong ngành du lịch và các ngành liên quan.

    Thời gian qua, Việt Nam đã thí điểm thực hiện đón khách du lịch quốc tế vào 07 địa phương với số lượng 8.500 khách quốc tế tới Việt Nam trong 2 tháng thí điểm, mặt ưu điểm được các bên liên quan đồng thời ghi nhận đó là không có các sự cố hay các tình huống rủi ro nào lớn phát sinh trong quá trình tổ chức, du khách tới Việt Nam cũng không tạo thêm nhiều áp lực cho bài toán phòng, chống dịch trong nước. Tuy nhiên, đây mới là đánh giá bước đầu bởi số liệu thí điểm còn ở quy mô nhỏ.

    Đề xuất công bố mở cửa du lịch quốc tế ngay trong đầu tháng 2. [Ảnh minh họa: HT].

    Theo Ban IV, việc thiếu hụt các quy trình hoặc không rõ ràng về quy trình để xử trí với các tình huống khác nhau về tình trạng y tế của du khách, và việc tồn tại các quy định hết sức ngặt nghèo, tạo nên trải nghiệm hoàn toàn không tốt cho du khách [như quy định cách ly, các yêu cầu giấy tờ hành chính hàng loạt, yêu cầu mặc bảo hộ khi lên máy bay, hạn chế khả năng di chuyển đi lại…] và việc các địa phương vẫn áp dụng các biện pháp hành chính hoàn toàn khác nhau cho dù cùng cấp độ dịch... được đánh giá là những vấn đề phải cải thiện nhanh chóng để mở cửa thực sự với du lịch quốc tế.

    Căn cứ trên các kiến nghị cụ thể nhóm doanh nghiệp hàng không, lữ hành, du lịch và dịch vụ du lịch gửi khẩn tới Thủ tướng, Ban IV đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ 4 vấn đề.

    Một là, đề xuất Thủ tướng Chính phủ lựa chọn và đưa ra một quyết sách chiến lược, công bố "Thời điểm mở cửa hoàn toàn cho du lịch quốc tế tới Việt Nam" ngay trong đầu tháng 2 để các địa phương cùng các doanh nghiệp ngành du lịch, hàng không có mốc thời gian nhằm xây dựng các kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực hiệu quả, sẵn sàng đón khách quốc tế.

    Hai là, đề xuất Thủ tướng chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt để Bộ Y tế và các Bộ, ngành bắt tay ngay vào việc cải thiện các quy trình, quy định hiện hành liên quan tới đảm bảo an toàn dịch bệnh đối với khách du lịch quốc tế, với tinh thần cắt hoặc giảm tối đa các quy định phức tạp, không cần thiết để tăng cường các trải nghiệm chất lượng cho du khách.

    Ba là, để tận dụng "thời cơ vàng" và tạo động lực cho ngành du lịch bứt phá nhanh hơn nữa, đề xuất Chính phủ cho khôi phục lại chương trình miễn VISA cho khách du lịch quốc tế tại các thị trường trọng điểm như năm 2019 và tiếp tục đẩy mạnh chính sách này với các thị trường tiềm năng khác để thu hút khách quốc tế tới Việt Nam.

    Bốn là, để tăng cường năng lực y tế trong nước nhằm sẵn sàng ứng phó, cung cấp các giải pháp giải quyết các bài toán phát sinh khác nhau với du khách trong quá trình mở cửa du lịch quốc tế, nhất là cung cấp các dịch vụ y tế có nền giao tiếp tiếng Anh, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế đẩy nhanh việc thực hiện các chỉ đạo của Bộ Chính trị tại kết luận số 25/KL-TW ngày 30/12/2021, trong đó có chủ trương cho phép "các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân tham gia chăm sóc điều trị bệnh nhân COVID-19 được thu phí trong trường hợp người bệnh tự nguyện" và truyền thông, khuyến khích các cơ sở y tế tư nhân nghiên cứu, phát triển, mở rộng đầu tư cho các dịch vụ tiềm năng.

    Ban IV cũng đính kèm theo công văn này Thư kiến nghị của các doanh nghiệp hàng không, lữ hành và du lịch lớn tại Việt Nam kí gửi Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các doanh nghiệp mong mỏi Thủ tướng công bố ngay trong đầu tháng 2 "Thời điểm mở cửa hoàn toàn cho du lịch quốc tế tới Việt Nam" để tạo "lực đẩy mạnh" và để các địa phương cùng các doanh nghiệp vận tải, cư trú và lữ hành có mốc thời gian chuẩn bị, mặc dù mốc thực tế để mở hoàn toàn có thể là 31/3 hay 30/4/2022…

    Thủ tướng xem xét giao cho Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện và ban hành quy trình đảm bảo an toàn dịch bệnh đối với khách du lịch quốc tế, bao gồm điều kiện trước khi khách lên máy bay, quy trình sau khi xuống máy bay và trong suốt quá trình du lịch theo hướng giảm thiểu tối đa các quy định hiện hành không cần thiết. Theo đó, gỡ bỏ quy định cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi cư trú đối với hành khách đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR trong vòng 72 giờ trước chuyến bay; xem xét gỡ bỏ yêu cầu hành khách test nhanh tại sân bay đối với các hành khách đủ điều kiện nêu trên và có quy trình thống nhất xử lý với khách du lịch dương tính với SARS-CoV-2; Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [Tổng cục du lịch] phối hợp chặt chẽ cùng các doanh nghiệp đẩy mạnh chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch để phát động lại các nguồn khách du lịch quốc tế tới Việt Nam…

    H.Thanh

    Video liên quan

    Chủ Đề