Chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản

Tuy nhiên, tỷ lệ này ở vùng dân tộc thiểu số [DTTS] và miền núi vẫn cao gấp 3 lần so với cả nước. Theo kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội của 53 DTTS năm 2019 của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ phụ nữ DTTS từ 10 đến 49 tuổi mang thai có đến cơ sở y tế khám thai năm 2019 là 88%, tăng 17,1% so với năm 2015; tỷ lệ phụ nữ DTTS sinh con tại cơ sở y tế đạt 86,4%, tăng tới 22,8% so với năm 2015. Tuy nhiên những tỷ lệ này vẫn thấp hơn đáng kể so với phụ nữ dân tộc Kinh là hơn 99%. Đáng chú ý là mức chênh lệch giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn lên tới 12,8% [thành thị là 98% và nông thôn là 85,2%]. Chênh lệch giữa các vùng kinh tế-xã hội cũng khá lớn. Tây Nguyên có tỷ lệ phụ nữ DTTS từ 10 đến 49 tuổi sinh con tại cơ sở y tế là 84,2%, thấp hơn tới 14,2% so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 98,4%. Có thể thấy, mặc dù vấn đề chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản [SKSS] nói riêng đối với phụ nữ DTTS đã có nhiều tiến bộ trong thời gian qua nhưng vẫn còn khoảng cách đáng kể so với phụ nữ dân tộc Kinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: daidoanket.vn.

Tóm tắt chính sách “Các vấn đề giới trong vùng DTTS ở Việt Nam” vừa được Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ [UN Women] công bố mới đây đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng chênh lệch trong vấn đề SKSS giữa phụ nữ DTTS và phụ nữ người Kinh, Hoa gồm: Những hạn chế, yếu kém của hệ thống y tế ở vùng DTTS, các trạm y tế xã còn hạn chế về năng lực trong đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và SKSS của phụ nữ và nam giới DTTS; rào cản ngôn ngữ giữa cán bộ y tế và người dân; những tập tục văn hóa lâu đời ở một số DTTS không cho phép phụ nữ đến cơ sở y tế khám thai và sinh con; muốn được nhân viên y tế nữ khám bệnh và không đủ khả năng chi trả cho dịch vụ; ở một số khu vực miền núi, giao thông đi lại khó khăn, khoảng cách tới cơ sở y tế xa...

Theo đó,UN Women đã đưa ra các khuyến nghị về chính sách để thúc đẩy bình đẳng giới thực chất và xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử phức hợp và đan xen đối với phụ nữ DTTS trong quá trình tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Một số giải pháp cụ thể như: Tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ DTTS tới dịch vụ chất lượng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ, mức độ bao phủ và tính phù hợp về mặt văn hóa, ngôn ngữ dân tộc ở vùng DTTS và miền núi. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người DTTS, đặc biệt là nữ DTTS về các vấn đề này. Cần phân bổ đủ nguồn lực trong ngân sách quốc gia dành cho chăm sóc sức khỏe với trọng tâm là bà mẹ và trẻ em DTTS. Tiếp tục tăng cường năng lực cho hệ thống y tế cơ sở tại vùng DTTS để cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS linh hoạt, dễ tiếp cận, miễn phí và bảo đảm chất lượng. Triển khai các dịch vụ gồm tư vấn và cung cấp các biện pháp kế hoạch hóa gia đình; tham gia vào công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; phòng tránh, điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Trang bị kiến thức và kỹ năng cho cán bộ y tế ở vùng DTTS về bình đẳng giới, ngôn ngữ DTTS và thích ứng với văn hóa các DTTS...

DƯƠNG SAO

Việt Nam đã có những tiến bộ ấn tượng trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe bà mẹ trẻ em. Với tỷ lệ tử vong mẹ giảm 4 lần và tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm mạnh xuống còn một nửa trong những thập kỷ gần đây, chỉ số sức khỏe bà mẹ trẻ em của Việt Nam ưu việt hơn so với các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương.


Dù đã đạt được những tiến bộ như vậy, việc sinh con ở Việt Nam vẫn là một việc làm đầy rủi ro đối với nhiều phụ nữ và con cái của họ. Việc không được tiếp cận đầy đủ tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong thời gian mang thai, sinh con và khi mới sinh chính là nguyên nhân gây ra 600 ca tử vong mẹ và hơn 10.000 ca tử vong trẻ sơ sinh được ghi nhận ở Việt nam mỗi năm.

Trẻ em vẫn không có được sự khởi đầu tốt nhất cho cuộc sống, khi có tới 100 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi ngày vì những nguyên nhân có thể phòng tránh được. Mặc dù người dân tộc thiểu số chiếm 15% tổng dân số, nhưng tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của nhóm này cao gấp 3,5 lần so với người Kinh. Hơn nữa, còn có nhiều trường về tử vong trẻ sơ sinh và thai chết lưu không được báo cáo, đặc biệt là ở vùng nông thôn miền núi nơi dân số chủ yếu là người dân tộc.

Vì giai đoạn mang thai và sinh nở là một cơ hội quan trọng để ngăn chặn và kiểm soát những biến chứng của bà mẹ và trẻ sơ sinh, UNICEF đang cùng hợp tác với các cơ quan y tế địa phương tại Việt Nam để tăng cường một số phương pháp tiếp cận nhằm cứu sống trẻ.

Bằng những biện pháp can thiệp đơn giản, Chăm sóc cần thiết cho trẻ sơ sinh đã phát triển thành một mô hình quan trọng và được nhân rộng trên toàn quốc từ năm 2015 đạt con số 9.000 nhân viên y tế tham gia và đảm bảo có them nhiều bà mẹ và trẻ sơ sinh được hưởng lợi từ việc tiếp da kề da và bú mẹ hoàn toàn thông qua Phương pháp tiếp cận Cái ôm đầu tiên và Chăm sóc bà mẹ Kangaroo. Chúng tôi hỗ trợ thí điểm công nghệ thông tin sáng tạo để cập nhật và theo dõi các chỉ số của bà mẹ và trẻ em nhằm giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cũng như bệnh sởi, quai bị và rubella ở Việt Nam.

Khi toàn cầu bắt đầu thực hiện chương trình nghị sự Mục tiêu Phát triển Bền vững, điều quan trọng là với sự hỗ trợ của UNICEF, Việt Nam sẽ có những tiến bộ đáng kể về độ bao phủ và chất lượng chăm sóc sức khỏe trước, trong và sau khi sinh.

UNICEF Việt Nam Điện Biên nằm ở vùng Tây Bắc của Việt Nam, với 21 dân tộc sinh sống, với tổng số dân 491.046 người. Tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở dân tộc thiểu số cao gấp bốn lần dân tộc Kinh Hoa. Tỉ lệ tử vong bà mẹ ở miền núi cao gấp 3 lần ở đồng bằng. Nguyên nhân của những số liệu này là tỉ lệ phụ nữ có thai đến đẻ tại cơ sở y tế rất thấp, vì vậy không đảm bảo được vấn đề vệ sinh và vô trùng. Cùng với sự giúp đỡ của đối tác phát triển Johnson&Johnson, UNICEF đã giúp cứu sống hàng triệu sinh mạng phụ nữ và trẻ em Việt Nam. Trong khoảng thời gian năm năm hợp tác, Johnson&Johnson, UNICEF và Bộ Y tế sẽ giúp nâng cao năng lực của các nhân viên y tế và cô đỡ thôn bản người dân tộc tại bốn tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Gia Lai và Kon Tum để đảm bảo thực hiện tốt việc chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Ảnh minh họa

Quyết định nêu rõ, sức khỏe sinh sản [SKSS] và sức khỏe tình dục [SKTD] là những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần của vị thành niên, thanh niên. Đầu tư cho chăm sóc SKSS, SKTD là đầu tư cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước…

Mặc dù Việt Nam đạt được những thành công nhất định trong chăm sóc SKSS, SKTD cho vị thành niên, thanh niên, nhưng vẫn còn một số những bất cập như kiến thức, kỹ năng về chăm sóc SKSS, SKTD của vị thành niên, thanh niên còn hạn chế; giáo dục về SKSS, SKTD chưa tiếp cận được ở diện rộng; việc cung cấp thông tin, dịch vụ thân thiện về SKSS, SKTD chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của vị thành niên, thanh niên...

Mục tiêu của Kế hoạch là cải thiện tình trạng SKSS, SKTD của vị thành niên, thanh niên; góp phần đưa vị thành niên, thanh niên trở thành một lực lượng lao động khỏe mạnh, phát huy hết tiềm năng để đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Những ưu tiên trước mắt

Theo Quyết định, trong giai đoạn 2020-2025 có một số định hướng ưu tiên gồm: Tăng cường nhận thức của các cấp chính quyền và nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng, bao gồm cả phụ huynh, thầy cô giáo, lãnh đạo doanh nghiệp và các cán bộ y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD cho vị thành niên, thanh niên.

Xây dựng chính sách, kế hoạch can thiệp dựa trên các bằng chứng khoa học thu được từ các cuộc điều tra, khảo sát và nghiên cứu khoa học. Tập trung các nhóm đối tượng ưu tiên: Vị thành niên lứa tuổi 10-14; vị thành niên, thanh niên 15-24 tuổi chưa kết hôn; vị thành niên, thanh niên khuyết tật; người di cư, lao động trẻ tại các khu công nghiệp và vị thành niên, thanh niên dân tộc thiểu số. Lựa chọn các can thiệp phù hợp với các điều kiện tự nhiên và xã hội, tôn trọng yếu tố văn hóa, tâm lý, phong tục, tập quán; huy động tối đa sự tham gia của người dân và cộng đồng trong việc triển khai công tác truyền thông và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD cho vị thành niên, thanh niên.

Đồng thời, đẩy mạnh sự tham gia tích cực, chủ động và có ý nghĩa của vị thành niên, thanh niên [trao quyền] trong xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch can thiệp, triển khai thực hiện và theo dõi, giám sát, đánh giá về cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD [Sáng kiến thanh niên làm chủ: tự thiết kế, tự thực hiện, tự đánh giá].

Đi đôi với việc tăng cường tính sẵn có và chất lượng của mạng lưới cung cấp dịch vụ, cần tăng cường mức độ sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD của vị thành niên, thanh niên thông qua việc truyền thông, giáo dục sức khỏe, chú trọng giáo dục SKSS, SKTD toàn diện cho vị thành niên, thanh niên; hạn chế những rào cản, khó khăn khi tiếp cận đến dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD cho vị thành niên, thanh niên.

Gắn kết chặt chẽ các chương trình/dự án can thiệp về SKSS, SKTD với bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới trong nhóm vị thành niên, thanh niên, các chương trình y tế liên quan như chương trình DS-KHHGĐ, HIV/AIDS… và các chương trình phát triển kinh tế-xã hội khác. Tiếp tục củng cố hệ thống thông tin về SKSS, SKTD cho vị thành niên, thanh niên, trong đó bao gồm cả những thông tin từ hệ thống y tế trong và ngoài công lập, nâng cao chất lượng thu thập, báo cáo và sử dụng thông tin dữ liệu phục vụ cho công tác lập kế hoạch dựa trên bằng chứng và công tác tuyên truyền vận động chính sách, nguồn lực, cho các mục tiêu về SKSS, SKTD cho vị thành niên, thanh niên.

DH


Video liên quan

Chủ Đề