Cho thuê lại là gì

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu

Thời hạn cho thuê lại lao động đối với NLĐ tối đa là 12 tháng [Ảnh minh họa]

Cho thuê lại lao động là gì?

Cho thuê lại lao động là việc NLĐ giao kết HĐLĐ với một NSDLĐ là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó NLĐ được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của NSDLĐ khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với NSDLĐ đã giao kết HĐLĐ trước đó.

Theo đó, doanh nghiệp cho thuê lại lao động đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện phải có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và chỉ áp dụng đối với một số công việc nhất định.

Thời hạn cho thuê lại tối đa bao lâu?

Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng. Trong đó, thời hạn của Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động tối đa là 60 tháng và được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng.

Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:

- Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;

- Thay thế NLĐ trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;

- Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:

- Để thay thế NLĐ đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;

- Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của NLĐ thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;

- Thay thế NLĐ bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.

Căn cứ pháp lý:

- Điều 52; Khoản 1, 2, 3 Điều 53 Bộ luật Lao động 2019;

- Khoản 3 Điều 23 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

>>> Xem thêm: Giấy phép cho thuê lại lao động làm lắp ráp linh kiện điện tử có thời hạn như thế nào? Nếu hết hạn có được gia hạn thêm không?

Thùy Liên

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Bạn muốn cho thuê quyền sử dụng đất nhưng chưa biết các quy định của pháp luật về đất đai? Bạn lo lắng quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ bị xâm phạm. Qua bài viết dưới đây, Công ty Luật của chúng tôi sẽ tư vấn các quy định của pháp luật và giải đáp những thắc mắc của bạn gặp phải khi thực hiện các thủ tục cho thuê, cho thuê lại đất đai.

1. Cho thuê quyền sử dụng đất là gì?

Cho thuê quyền sử dụng đất là người có quyền sử dụng đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất và quyền sử dụng đất cho bên thuê sử dụng trong thời hạn nhất định. Quyền của người sử dụng đất được quy định tại Điều 167 Luật đất đai 2013, theo đó, Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013.

Cho thuê quyền sử dụng đất được thể hiện dưới dạng hợp đồng cho thuê. Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên cho thuê chuyển giao đất cho thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải sử dụng đất đúng mục đích, trả tiền thuê và tả lại đất khi hết thời hạn thuê theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai. Giá thuê do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác, trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê.

2. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cho thuê, cho thuê lại đất mới nhất

2.1 Điều kiện cho thuê, cho thuê lại đất theo quy định pháp luật

Theo quy định tại khoản 1, Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định về Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

a. Đất không có tranh chấp;

b. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

c. Trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy, người sử dụng đất được quyền cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 188 Luật Đất đai năm 2013.

Lưu ý: Việc cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trên chỉ áp dụng đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân cho thuê quyền sử dụng đất.

2.2. Quy định về Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, thời hạn phải đăng ký

a. Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại không bắt buộc công chứng, chứng thực

Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai: “Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên”.

Do vậy, hiện nay đối với Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại Quyền sử dụng đất không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để đảm bảo các bên khi tranh chấp không phải làm thủ tục giám định chữ ký trong hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất để làm cơ sở pháp lý cho Tòa án giải quyết thì các bên nên thực hiện công chứng hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất tại các văn phòng công chứng và Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền.

b. Cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất có hiệu lực khi nào?

Theo quy định tại khoản 3, Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.” Khoản 6, Điều 95 Luật đất đai năm 2013 quy định trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất có hiệu lực thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai.

Như vậy, theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Tuy nhiên, Pháp luật đất đai quy định về việc đăng ký khi thực hiện thủ tục cho thuê, cho thuê lại đất đai nhưng thực tế Pháp luật đất đai hiện hành thì chưa quy định thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân cho thuê quyền sử dụng đất. Vấn đề này, đã được Bộ Tài Nguyên và Môi trường giải đáp thắc mắc cho người dân:

//chinhsachonline.chinhphu.vn/Chi-tiet-cau-hoi/Ca-nhan-cho-thue-quyen-su-dung-dat-co-phai-dang-ky/13337.vgp.

3. Hồ sơ, thủ tục cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất

3.1 Thành phần hồ sơ cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất

Để thực hiện việc cho thuê, cho thuê lại đất, người sử dụng đất cần nắm các quy định của pháp luật về đất đai hướng dẫn các thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 2, Điều 17 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định về thành phần hồ sơ bao gồm:

a. Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu số 09/ĐK;

b. Hợp đồng về việc cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

c. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

d. Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;

e. Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cho thuê tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp cho thuê tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người sử dụng đất.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.2 Trình tự, thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất

Để thực hiện việc cho thuê quyền sử dụng đất pháp luật về đất đai cụ thể là Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục cho thuê quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:

Bước 1: Người sử dụng đất [hộ gia đình, cá nhân] nộp hồ sơ tại:

  • Hộ gia đình, cá nhân nộp trực tiếp tại xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu;
  • Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện [huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương] nơi có đất.

Đối với địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa có Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền Tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu và trả kết quả.

Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

  • Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
  • Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND xã, phường, thị trấn để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại xã, phường, thị trấn.

Trả kết quả: Không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 13 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, qua bài viết thủ tục cho thuê, cho thuê lại đất đai của Công ty luật chúng tôi sẽ giúp đã khái trình tự thủ tục về việc cho thuê, cho thuê lại đất đai, khi người dân cho thuê quyền sử dụng đất chỉ cần lập hợp đồng cho thuê, chuẩn bị hồ sơ và nộp để đăng ký vào sổ địa chính. Để biết thêm chi tiết xin Quý Khách hàng vui lòng tham khảo các bài viết khác của chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn. Trân trọng!

Để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM từ Luật sư tư vấn pháp luật đất đai và các chuyên gia pháp lý tại Công ty Luật TNHH VIVA của chúng tôi. Quý Khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua các cách thức sau:

Liên hệ qua Hotline:

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, khu phố 2, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

;

.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

>> Xem thêm:

- Văn phòng luật sư tại Nhà Bè

- Văn phòng luật sư Dĩ An Bình Dương

- Văn phòng luật sư Long Thành Đồng Nai

Video liên quan

Chủ Đề