Chủ đề phòng chống ma túy năm 2023

Ngày 26/6 hàng năm được chọn là “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy” nhằm nâng cao nhận thức của mọi người trong phòng, chống và đấu tranh đẩy lùi tệ nạn ma túy trong xã hội.

Toàn bộ sinh viên trong trường ĐHSP Hà Nội 2 đã ký cam kết không vi phạm ma túy và các tệ nạn xã hội vào đầu mỗi khóa học.

Năm 1987, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định lấy ngày 26 tháng 6 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng chống ma túy nhằm thể hiện quyết tâm tăng cường hợp tác và cam kết phòng, chống ma túy giữa các nước.

Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chọn tháng 6 hằng năm là Tháng hành động phòng, chống ma túy và ngày 26 tháng 6 hàng năm là Ngày toàn dân phòng, chống ma túy.

Qua 20 năm triển khai Quyết định của Thủ tướng chính phủ, Tháng hành động phòng, chống ma tuý và Ngày toàn dân phòng, chống ma tuý đã nhận được sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể và đông đảo quần chúng nhân dân, thể hiện sự đồng thuận và cam kết mạnh mẽ trong việc chung tay ngăn chặn hiểm họa ma tuý.

Năm nay, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới và Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo triển khai Tháng hành động phòng, chống ma tuý với chủ đề "Vì sức khoẻ của mọi người, hạnh phúc của mọi nhà - Hãy tránh xa ma tuý", đề nghị  các Bộ, ngành, chính quyền các cấp, các cơ quan thông tấn báo chí hãy cùng nhau hành động tạo nên một chiến dịch truyền thông phòng, chống ma tuý trên phạm vi toàn quốc.

Văn Luân


                                                                                                                            Huỳnh Diệu

          Hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy, Ngày quốc tế phòng, chống ma túy và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy, ngày 30 tháng 5 năm 2022, Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc [gọi tắt Ban chỉ đạo 138] tỉnh có Công văn số 08/BCĐ-CAT về việc triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy, Ngày quốc tế phòng, chống ma túy và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy. Theo đó, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh đề nghị thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, Ban Chỉ đạo 138 huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy [tháng 6] và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy [26/6] năm 2022 theo những nội dung trọng tâm sau:

1. Tổ chức triển khai, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động các văn bản của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh về công tác phòng, chống ma túy. Các văn bản trọng tâm là: Chương trình số 250-CTr/TU, ngày 25/11/2019 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 1196/KH-UBND, ngày 15/6/2020 của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Kế hoạch số 195/KH-UBND, ngày 19/11/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Kế hoạch số 03/KH-BCĐ-CAT, ngày 28/02/2022 của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh về phòng, chống tội phạm, ma túy, mua bán người, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2022. Đồng thời, triển khai quán triệt về ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy; vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác này.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy, trong đó, xác định cao điểm truyền thông phòng, chống ma túy từ ngày 01/6/2022 đến 30/6/2022. Xác định chủ đề của Tháng hành động phòng, chống ma túy “Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy - Vì một cộng đồng khỏe mạnh và an toàn”; tiến hành treo băng rôn tuyên truyền với các khẩu hiệu hành động như: “Toàn dân nói không với ma túy”, “Tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống ma túy - 26/6”, “Tham gia phòng, chống ma túy là bảo vệ chính bạn, gia đình và xã hội”;… Trong cao điểm, tăng tần suất tuyên truyền so với ngày thường, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung tập trung truyên truyền: tác hại của ma túy, các chất ma túy có xu hướng lan rộng trong giới trẻ [ma túy đá, tem giấy, cỏ mỹ….]; phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy; công tác quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện; kết quả công tác phòng, chống ma túy của lực lượng chức năng… Đối tượng tập trung tuyên truyền: thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, người có nguy cơ vi phạm pháp luật về ma túy, người sau cai nghiện trở về địa phương…

3. Tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp chỉ đạo đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ, trọng tâm là duy trì, củng cố, nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ, các tấm gương điển hình tiên tiến về phòng, chống ma túy, vận động Nhân dân chủ động, tích cực phát hiện, tố giác tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh.

4. Tăng cường công tác nắm tình hình, rà soát địa bàn, đối tượng, nắm chặt các đường dây, ổ nhóm, đối tượng có tiền án, tiền sự hoặc có điều kiện, khả năng phạm tội về ma túy để chủ động triển khai các các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời, hiệu quả. Chỉ đạo lực lượng Công an cấp huyện, cấp xã tiếp tục rà soát, thống kê, phân loại, đưa vào quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy; lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi có đủ điều kiện theo quy định. Khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dữ liệu căn cước công dân phục vụ cho công tác phòng, chống ma túy; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến ma túy; tham mưu Ban Chỉ đạo 138 tỉnh tổ chức Mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy.

5. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy; phối hợp tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ vay vốn cho người sau cai nghiện ma túy nhằm giúp họ sớm tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

6. Tập trung hướng dẫn, kiểm tra, tập huấn nhằm nâng cao hiệu quả công tác xác định tình trạng nghiện ma túy theo quy định; tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy theo chức năng.

7. Tổ chức các diễn đàn, đối thoại, tọa đàm, hội thảo, tập huấn chuyên đề chuyên sâu về pháp luật và nghiệp vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy, tập trung vào các tuyến, địa bàn trọng điểm và các lĩnh vực dễ phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật về ma túy. Kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống ma túy.

8. Kinh phí tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy” được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các sở, ngành, mặt trận, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố; ngoài ra, được huy động từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật./.

Chủ Đề