Chứa bạc là gì

Tội chứa bạc và đánh bạc

chào luật sư!

Luật sư cho tôi hỏi : nhà tôi chứa bạc đến lần thứ 2 thì bị bắt. trong đó tang vật gồm 12 500 000đ tiền mặt.

trong đó có 3 người chơi.  vậy khi bị bắt thì tôi là chủ nhà lần đầu tiên bị phạt sẽ chịu mức án như thế nào? có phạt tù hay không? còn những người chơi thì án phạt như thế nào? có bị phạt tù không ?

khi mak mỗi người giữ tài sản trên 2 000 000đ

Xử lý hành vi chứa chấp đánh bạc. Chứa chấp đánh bạc có vi phạm pháp luật? Sử dụng nơi ở để chứa bạc bị xử lý hành chính như thế nào?

Xử lý hành vi chứa chấp đánh bạc. Chứa chấp đánh bạc có vi phạm pháp luật? Sử dụng nơi ở để chứa bạc bị xử lý hành chính như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Cháu buôn bán đồ bạc bịp, ngoài ra còn dùng nhà của em để chưa. Hiện nay bên cơ quan quản lý thị trường kiểm tra đã thu giữ toàn bộ những tài sản đó. Ngoài ra họ còn viết giấy phạt hành chính với cháu vì tổ chức đánh bạc. Xin hỏi nếu cháu bị xử phạt thì mức xử phạt cụ thể như thế nào.Cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 

Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đã quy định về hành vi đánh bạc trái phép như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

a] Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

b] Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c] Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

d] Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a] Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

b] Che giấu việc đánh bạc trái phép.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

a] Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b] Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

c] Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

d] Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

a] Làm chủ lô, đề;

b] Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

c] Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

d] Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."

Như vậy với hành vi dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc, bạn có thể bị xử lí với mức phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568  để được giải đáp.

Cho mượn nhà chơi đánh bài không còn xa lạ trong xã hội hiện nay. Có nhiều người vẫn thắc mắc rằng nếu vi phạm có bị xử lý hình sự không. Để biết được quy định pháp luật về tội tổ chức đánh bạc, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật Long Phan PMT.

Tùy vào tính chất và mức độ, cho mượn nhà đánh bài sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật

Quy định pháp luật về tội tổ chức đánh bạc

Khung hình phạt

Hiện nay, quy định của pháp luật không định nghĩa cụ thể như thế nào là tội tổ chức đánh bạc. Tuy nhiên có thể hiểu tổ chức đánh bạc là hành vi tập hợp, rủ rê, lôi kéo nhiều người tham gia vào việc đánh bạc. Còn gá bạc, là hành vi đi thuê, đi mượn hoặc cho thuê, cho mượn địa điểm, phương tiện để cho người khác sử dụng làm nơi tập tụ đánh bạc.

>> Xem thêm: Cho Người Bán Dâm Trong Nhà Trọ, Chủ Trọ Phạm Tội Gì?

Mức hình phạt đối với tội tổ chức đánh bạc sẽ tùy thuộc vào tính chất và mức độ của tội phạm. Theo quy định tại Điều 322 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 [Điều 249 Bộ luật hình sự 1999] quy định về tội tổ chức đánh bạc như sau:

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Hình phạt bổ sung

  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
  • Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Xử lý vi phạm hành chính

Trường hợp thực hiện hành vi tổ chức đánh bạc nhưng không đến mức bị xử lý theo pháp luật hình sự thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ- CP, như sau:

  • Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
  • Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;
  • Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
  • Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

Cấu thành tội phạm Tội tổ chức đánh bạc

Nếu đủ cấu thành tội tổ chức đánh bạc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Mặt khách quan của tội phạm

Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định tại Điều 322 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Theo đó, hành vi khách quan đối với 2 loại tội phạm như sau:

  • Hành vi tổ chức đánh bạc: là chủ mưu, chỉ huy, cầm đầu người khác tham gia đánh bạc bằng tiền hoặc bằng tài sản dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tổ chức đánh bạc được thực hiện cho ít nhất hai người trở lên đánh bạc.
  • Hành vi gá bạc: là dùng địa điểm do mình quản lý sử dụng [nhà ở, nhà xưởng, chòi, phòng trọ, tàu xe, khách sạn,… ] để cho người khác đánh bạc thu tiền.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với lỗi cố ý. Người phạm tội biết rằng hành vi đó là TRÁI PHÁP LUẬT nhưng vẫn cố tình thực hiện vì mục đích trục lợi, thu tiền bất chính của những người đánh bạc.

Khách thể của tội phạm

Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là tội xâm phạm đến trật tự công cộng, trật tự xã hội mà trực tiếp xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội.

Chủ thể của tội phạm

  • Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật;
  • Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.

Tham khảo cách xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự qua bài viết: Cách xác định độ tuổi chịu trách nhiệm trong vụ án hình sự

Như vậy, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc khi có đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm nêu trên.

Cho người khác mượn nhà chơi đánh bài có phạm tội hay không?

Pháp luật quy định cụ thể về mức xử phạt về tội tổ chức đánh bạc

Như vậy, theo như phân tích ở trên, việc cho người khác mượn nhà chơi đánh bài tùy từng trường hợp cụ thể có thể chỉ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với tội chứa chấp đánh bạc, trong một số trường hợp sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc mà chỉ truy cứu trách nhiệm  hình sự tội đánh bạc. Trường hợp người đánh bạc tổ chức đánh bạc để thỏa mãn việc đánh bạc và cùng tham gia với người mà mình tổ chức thì người tổ chức đánh bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.

Trường hợp, nếu người gá bạc mà còn cùng tham gia đánh bạc thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả tội đánh bạc nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội đánh bạc.

>>> Xem thêm: Cho mượn tiền đánh bài có phải là đồng phạm không?

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nội dung trên. Trường hợp bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn pháp luật hình sự, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Video liên quan

Chủ Đề