Chữa chắp bằng mẹo

Thế nào là chắp?

Chắp mắt là một u hạt xuất phát từ tuyến của sụn mi bị bít tắc. Chất bã ứ đọng xâm nhập các mô lân cận và gây viêm hạt mạn tính. Chắp rất thường gặp và có nhiều dạng. Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu. Bị chắp mắt bên trong thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của chắp. Nhiều trường hợp đa chắp, tức là có rất nhiều đầu chắp trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.

Khi bị bệnh chắp mắt, người bệnh thường gặp các triệu chứng như: sưng, đau, đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt; sau vài ngày chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ, xám dưới kết mạc. Bệnh sẽ tự khỏi sau vài tháng.

Chắp

Điều trị: Chắp có thể khởi phát cấp tính hoặc âm ỉ. Hầu hết chắp đều vô khuẩn, do đó dùng kháng sinh không có giá trị gì. Điều trị chắp có thể dùng biện pháp chườm nóng nhằm giảm đau với các tổn thương sớm. Sử dụng cortioid, chích chắp đối với chắp to hoặc chắp dai dẳng [có chỉ định của bác sĩ điều trị] hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Tuy nhiên, do chắp ở mi thường nằm sâu trong sụn nên khi chích phải nạo thật sạch các chất nhầy để tránh tái phát. Còn khi chắp mắt tái phát nhiều lần hoặc có nghi ngờ cần phải lấy khối chắp sau chích để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý.

Các ung thư tại mi mắt như [ung thư biểu mô tế bào đáy hay ung thư biểu mô tuyến bã] có thể bị chẩn đoán nhầm là chắp. Vì vậy, nếu chắp dai dẳng, kéo dài hay không điển hình, đặc biệt là ở người lớn tuổi, cần xét nghiệm mô bệnh học.

Lẹo là gì?

Mắt bị lẹo là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên. Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ. Lẹo rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Các dạng lẹo:

Lẹo bên ngoài: là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.

Lẹo ngoài

Lẹo bên trong: thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.

Lẹo trong

Đa lẹo: tức là có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn dễ bị lên lẹo là do: viêm mi mắt, dùng khăn chung hoặc dùng quá nhiều mỹ phẩm [kẻ viền mắt]. Bệnh thường tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách [rửa mắt bằng nước muối, không tự ý nặn mủ ở lẹo...]. Nhưng nếu thấy lẹo sưng đau, mắt khó nhìn, chảy máu... hãy tới bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn điều trị.

Điều trị: rửa mắt, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý. Chườm nóng có thể giảm triệu chứng đau đối với các tổn thương sớm. Những lẹo to hoặc dai dẳng có thể sử dụng corticoid nhưng phải được bác sĩ khám và theo dõi. Cũng có thể chích lẹo hoặc kết hợp cả hai phương pháp.

Cần làm gì khi có chắp và lẹo?

Không trang điểm mắt hoặc soi gương cho đến khi chiếc mụn lẹo ở mí mắt đã lành hẳn. Áp dụng nén [chườm] ấm cho mắt ngày 3-6 lần/ngày và để giúp chữa lành nhanh hơn những chiếc lẹo mắt. Rửa tay sạch sẽ trước khi bạn áp dụng nén ấm cho mắt. Sử dụng một miếng vải sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước rất ấm. Đặt miếng nén trên mắt sau khi đã nhắm mắt cho đến khi miếng nén bắt đầu mát [thường là 5-10 phút]. Để tăng tốc độ quá trình chữa bệnh, cũng có thể sử dụng dung dịch muối loãng ấm thay vì nước ấm. Nên để cho những lẹo và chắp trên mí mắt tự vỡ, tuyệt đối không được ép hoặc nặn chúng.

Sử dụng thuốc mỡ điều trị lẹo mí mắt theo chỉ định của bác sĩ. Luôn rửa tay trước khi tra thuốc mỡ cho mắt hay tra thuốc nhỏ mắt. Các thuốc này phải được giữ gìn sạch sẽ, lọ thuốc mới sử dụng [không dùng thuốc dùng dở và để lâu], không để thuốc chạm vào mắt, mí mắt. Nếu phải tra thuốc mỡ kháng sinh cho mắt thì nên thoa một lớp mỏng trên mụn lẹo ở mí mắt trước khi đi ngủ.

Chú ý: Không nên chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo hướng dẫn, vì những phương pháp này dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, để lại sẹo xấu gây mi quặp, những tổn thương này đều tồn tại dai dẳng, khó chữa trị.

Cách ngăn ngừa lẹo trên mí mắt

Không đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan. Bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính an toàn mỗi khi đi đường, đặc biệt khi làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ. Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề. Nếu bạn là người thường xuyên trang điểm, cần tẩy trang cho mắt sạch sẽ hàng ngày. Thay mascara ít nhất mỗi 6 tháng/ lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm. Tránh dùng chung khăn tắm, khăn lau hoặc đồ trang điểm mắt.

Khi thấy mắt bị lộm cộm hay khó chịu hoặc cảm giác có tình trạng viêm hoặc nhiễm khuẩn mí mắt, thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Nếu không xử lý ngay tình trạng viêm nhiễm ở mắt, thì sự lây nhiễm có thể lây lan sang các tuyến dầu của mí mắt và gây ra một mụn lẹo ở mí mắt.

Rửa tay thường xuyên và luôn để tay rời xa khỏi tầm mắt của bạn, đặc biệt là khi chăm sóc cho một người khác với một mụn lẹo ở mí mắt hay bất kỳ loại nhiễm khuẩn nào khác.

BS. Hoàng Anh


Chắp và lẹo

Đây là những bệnh thường gặp ở bờ mi mắt. Hai bệnh này khác nhau nhưng hay bị nhầm lẫn. Bệnh gây đau nhức bờ mi, kết hợp với tình trạng phù nề làm cho bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt.

Chắp là tình trạng viêm mạn tính của tuyến Meibomius. Triệu chứng: bệnh nhân thấy xuất hiện một cục nhỏ như hạt đỗ rắn và không di động theo da, sờ nắn rõ. Tổn thương nằm xa bờ mi, không sưng, không đỏ, không đau, không lên mủ. Nếu bị bội nhiễm, cục viêm sẽ hóa mủ.

Lẹo là tổn thương viêm cấp của tuyến Zeiss bị áp xe hóa nằm ngay ở chân lông mi, với những tính chất khác hẳn chắp.

- Triệu chứng điển hình của viêm cấp tại chỗ: sưng, nóng, đỏ, đau và tiến triển nhanh. Có khi sưng ít, nhưng thường sưng to cả mi mắt.

- Lẹo ở sát ngay bờ mi và dính chặt vào da mi. Sau 3-4 ngày lẹo làm mủ rồi vỡ. Tổn thương hay tái phát hết mi này sang mi kia.

Xử trí: Do tổn thương bệnh lý khác nhau nên phương pháp xử trí hai bệnh này cũng khác nhau.

Chắp: - Nếu tổn thương bé thì không cần can thiệp.

- Nếu tổn thương lớn quá hoặc đã bội nhiễm hóa mủ thì cần rạch tháo mủ và nạo sạch tổ chức viêm. Do tổn thương mạn tính nên thường tổ chức xơ phát triển, cần chú ý nạo kỹ cả vỏ xơ của tổn thương để tránh tái phát.

Lẹo: - Khi mới xuất hiện [chưa tạo mủ] thì điều trị bảo tồn: dùng thuốc khác sinh [uống hoặc viêm].

- Khi đã tạo mủ cần rạch tháo mủ và nạo sạch tổ chức viêm. Sau thủ thuật cần băng bất động mi mắt 1-2 ngày.

- Để phòng ngừa bệnh này cần chú ý giữ vệ sinh mắt và bờ mi, nhất là sau khi đi qua những vùng bụi bặm, rửa mi mắt bằng nước sạch, tra kết mạc bằng dung dịch natri clorit 0,9%. Có thể bôi một lượt mỏng mỡ kháng sinh [mỡ tetracilin 1%] hàng ngày vào bờ mi.

Đông y điều trị chắp, lẹo thường dùng một số phương pháp sau:

- Xông mắt bằng cách lấy lá trầu không giã nát, cho vào một cốc nước nóng và đưa miệng cốc đến gần mắt bị tổn thương, cách khoảng 10 cm.

- Châm: Châm và nặn máu ở huyệt Phế du.

Chú ý không nên chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo hướng dẫn, vì những phương pháp này dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, để lại sẹo xấu gây mi quặp, những tổn thương này đều tồn tại dai dẳng, khó chữa trị.

Cách chữa lẹo mắt bằng mẹo. Lẹo mắt do vi khuẩn như Staphylocoque hoặc do một loại tụ cầu khuẩn tấn công gây nên. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, đau và ngứa, một thời gian sau tại chỗ đó nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo.Lẹo mắt hay mọc ở bờ mi, sau khoảng từ 3 đến 4 ngày lẹo sẽ mưng mủ và vỡ. Tình trạng lẹo rất hay tái phát, nó thường dễ lây từ mi này sang mi khác, nghiêm trọng hơn là gây ứ phù màng tiếp hợp và sưng to cả mi mắt. Để biết cách chữa lẹo mắt bằng mẹo mời xem chi tiết bài viết sau đây nhé.

Bạn đang xem: Cách chữa chắp mắt bằng mẹo

Cách chữa lẹo mắt bằng mẹo

Cách chữa lẹo mắt bằng mẹo

Đa số các trường hợp trẻ bị lẹo mắt thường chỗ sưng đỏ sẽ tự vỡ và chảy nước sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu muốn bé nhanh chóng hồi phục, các mẹ có thể áp dụng cách chữa lẹo mắt cho trẻ sau:

– Đầu tiên, làm ẩm khăn hoặc một miếng gạc sạch bằng nước ấm rồi đắp lên vùng mắt bị lẹo. Bé có thể sẽ bày tỏ một chút kháng cự như quay qua quay lại, quấy khóc… nhưng mẹ hãy cố giữ trong khoảng 10 – 15 phút mỗi lần chườm và lặp lại 3 – 4 lần mỗi ngày. Nhiệt độ của khăn chườm sẽ giúp cho mủ rút nhanh về phía trước, nhờ đó việc bể và chảy mủ sẽ diễn ra nhanh hơn.

Xem thêm: Triệu Chứng Của Bệnh Lao Phổi : Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Video liên quan

Chủ Đề