Chùa ngọa vân ở đâu

Ngoạ Vân Am nằm ở đâu?

Hướng dẫn đi đến Ngoạ Vân Am

Am Ngoạ Vân [hay Chùa Ngoạ Vân] nay thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê huyện Đông Triều,Quảng Ninh. Chùa nằm ở sườn Nam của ngọn núi cao thuộc dãy núi Yên Tử, núi có tên chữ là Bảo Đài Sơn hay núi Vảy Rồng hoặc Vây Rồng như cách gọi của nhân dân địa phương ngày nay. Chùa nằm ở độ cao khoảng 600m so với mặt nước biển. Chùa là một cụm các công trình phân bố từ chân lên đỉnh của ngọn Ngọa Vân nơi nhân dân hiện nay quen gọi là khu Chùa đổ hay Nhà Mẫu và Bàn Cờ tiên. 

Ngoạ Vân Am là nơi phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành những tháng cuối đời, tên gọi của Am đặt theo tên ngon núi nơi dựng Am. Dấu tích lịch sử văn hóa hiện tồn ở Ngọa Vân là rất nhiều ngôi tháp thờ xá lợi thiền sư; hàng chục nền móng chùa, am thời Trần – Lê phía dưới những ngôi chùa được phục dựng; hàng nghìn di vật cổ: tượng, chuông, bia đá, ngói, gạch, sứ, sành… với những họa tiết, hoa văn, kiến trúc độc đáo và sáng tạo.Ngọa Vân thuộc thôn Trại Lốc là vùng đất lăng tẩm của các vua Trần ngày xưa.Về Ngọa Vân, ta lạc vào một miền cổ tích với những huyền thoại, truyền thuyết về Ông Vua hóa Phật.

Ngoạ Vân Am có đẹp không?

Khu vực Ngọa Vân bao gồm 6 cụm di tích, phân bố dọc từ phía Đông đến khu vực trung tâm sườn phía Nam của núi Ngọa Vân. Nơi đây lưu giữ các di tích, di vật của nhiều thời kỳ khác nhau và là bằng chứng khoa học để chứng minh đây chính là di tích Ngọa Vân, nơi đức hoàng Trần Nhân Tông đã hóa Phật.

Am được xây dựng dựa theo địa thể của núi rừng với mây trắng bao phủ quanh năm, phía dưới chân là dòng sông Cầm nên thơ uốn lượn, khách phương xa đến Ngọa Vân như lạc vào cõi thần tiên, đều cảm thấy tâm hồn thanh tịnh.

Du lịch Yên Tử, du khách sẽ cảm nhận được sự thư thái, thanh tịnh tràn ngập không gian và cũng ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp nơi đây, không chỉ có thệ thống di tích, rừng núi tự nhiên nơi đây ban tặng còn rất nhiều các loại động vật, thực vật quý như: soóc bay lớn, thằn lằn,khướu đầu đen…;và trong số 830 loài thực vật, có 38 loài đặc hữu quý hiếm như: Táu mật, lim xanh, thông tre, la hán rừng, kim giao… Đến với Ngọa Vân có thể chiêm ngưỡng với những cây thông có hơn trăm năm qua, rừng trúc bạt ngàn, mai vàng xuộm, khóm hoa lan nở rộ trước sân chùa. Sau mỗi cơn mưa, cảnh vật cõi tiên lại đắm mình trong mây phủ huyền ảo. Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi bốn mùa.

Thời gian diễn ra lễ hội chùa Ngoạ Vân:

Hàng năm, vào ngày 9.1 âm lịch, lễ hội xuân Ngọa Vân được tổ chức để dâng hương tới đức Phật Trần Nhân Tông và đón du khách chiêm bái.

Hướng dẫn đi đến Ngoạ Vân Am:

- Cung đường đi xuất phát từ trung tâm thị xã Đông Triều đến chùa Am Ngọa Vân khoảng 14km, mất khoảng 20 phút di chuyển bằng ô tô. Tuyến đường được đổ bê tông với chất lượng tốt. Tuyến đường hành hương từ Hồ Trại Lốc đến phủ Am Trà đã được mở rộng, mặt đường rộng 9m, đổ bê tông mặt đường rộng 6m. Con đường từ phủ Am Trà lên đến Am Ngọa Vân cũng đã được kè xếp bằng đá cuội thuận tiện cho nhân dân và du khách thập phương lên thưởng ngoạn và chiêm bái.

-Hiện nay, con đường hành hương lên Ngọa Vân không còn gian nan như trước đây nữa. Các loại xe có thể đưa du khách đến tận cửa Phủ, tại đây khách thập phương có thể lựa chọn đi theo đường bộ dải đá, leo 2 nghìn bậc là đến nơi. Bên cạnh bộ hành vãn cảnh, du khách có thể lựa chọn cách đi cáp treo và đi bộ thêm khoảng 300m là được chiêm ngưỡng quang cảnh chùa Ngọa Vân 

Antamtour chuyên thực thực hiện tour lễ hội: Tour Yên Tử

THÔNG TIN CẦN HỖ TRỢ LIÊN HỆ: 0912.121.836 

Tiếc gì 1 like cho thông tin hữu ích!

Chùa Ngọa Vân Quảng Ninh không chỉ là điểm hành hương du lịch ẩn chứa giá trị tâm linh mà nó còn được hòa quyện với nền văn hóa, lịch sử lâu năm của người Việt. Cùng tìm hiểu chi tiết những kinh nghiệm du lịch chùa Ngọa Vân Quảng Ninh hành hương lễ Phật 2022 mới nhất dưới đây.

Xem thêm: Danh sách 16 đền, chùa Quảng Ninh THIÊNG NHẤT qua chia sẻ của người dân bản địa

1. Tại sao nên đến chùa Ngọa Vân?

Nếu là một Phật Tử, chùa Ngọa Vân sẽ là điểm hành hương mà bạn không nên bỏ qua. Đây là nơi mà Đức Trần Nhân Tông đã tu hành và là nơi Đức Hoàng Trần Nhân Tông đã hóa Phật. Một điểm du lịch đậm chất sử thi với giá trị văn hóa tâm linh tuyệt vời. Người ta còn ví nơi đây như “thánh địa” của Phật Giáo Trúc Lâm, đó là lý do vì du khách nhất định phải dành thời gian ghé thăm điểm du lịch này.

Ngược lại, nếu bạn đơn giản chỉ là người hướng thiện, muốn chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên trong lành thì Ngọa Vân sẽ không làm bạn thất vọng. Nằm ở độ cao 588 – 644m so với mực nước biển, lưng hướng núi Bảo Đài, mặt hướng biển, bạn sẽ có một tầm nhìn cực chuẩn tại đây rất hợp cho chuyến du xuân tại vùng đất thiêng.

Chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên trên đỉnh Ngọa Vân

2. Nên đến chùa Ngọa Vân vào dịp nào? Các lễ hội đặc biệt của Ngọa Vân

Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Ngọa Vân là từ mùng 9 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Vì đây là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội sôi nổi và độc đáo của chùa. Bên cạnh đó với tiết trời trong lành, chiều lòng người, du khách sẽ có một chuyến hành hương trọn vẹn và ý nghĩa nhất.

Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Ngọa Vân là từ mùng 9 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch

Ngoài dịp xuân thì các bạn cũng có thể chùa vào các dịp chùa tổ chức lễ hội trong năm. Lễ hội chùa Ngọa Vân nổi bật không thể bỏ qua đó là:

Lễ hội Thông tin
Lễ hội xuân Ngọa Vân
  • Thời điểm diễn ra: Mùng 9/1 – 31/3 [âm lịch]
  • Địa điểm tổ chức: Chùa Ngọa Vân
  • Hoạt động: Khách tham quan hành hương, chiêm bái, cầu mong một năm mới Vạn Sự Như Ý, nhiều niềm vui và hạnh phúc. Lễ hội cũng hướng đến đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, để du khách hiểu được công đức to lớn của Đức Vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Lễ Vu Lan

  • Thời điểm diễn ra: Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm
  • Địa điểm tổ chức: chùa Ngọa Vân
  • Hoạt động: Mặc dù không phải là lễ hội chính của chùa, nhưng đây cũng là thời điểm diễn Phật tử đến chùa rất đông để hành hương chiêm bái, nhớ về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ...

3. Chùa Ngọa Vân ở đâu? Hướng dẫn cách đi, giá vé di chuyển?

  • Địa chỉ: Thuộc địa phận 2 xã An Sinh và Bình Khê, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh
  • Nhận chỉ đường đến chùa Ngọa Vân
  • Giờ mở cửa: 5h – 21h

Tọa lạc tại vị trí trung tâm sườn phía Nam trên núi Bảo Đài, thuộc thị xã Đông Triều, ở độ cao trung bình từ 588 – 644m so với mực nước biển trên núi Yên Tử. Chùa là một trong những chùa lớn trong khu du lịch Yên Tử. Để đến được chùa, bạn có thể di chuyển đến Yên tử trước. Tham khảo hướng dẫn chi tiết trong bài viết:

  Kinh nghiệm du lịch Yên Tử 1 ngày CHI TIẾT NHẤT 2022

Hướng dẫn cách di chuyển đến Ngọa Vân:

Dịch vụ Mức giá
Đường bộ Du khách có thể lựa chọn các phương tiện di chuyển như xe khách, xe ô tô riêng hoặc xe máy. Đường sá khá thuận lợi nên du khách có thể an tâm.
Cáp treo

Di chuyển bằng cáp treo là cách để bạn cảm nhận trọn vẹn nhất vẻ đẹp của Ngọa Vân.

Từ chỗ gửi xe đến ga cáp treo dài khoảng 1km, bạn có thể lựa chọn đi bộ để tăng cường sức khỏe hoặc sử dụng xe điện cho khỏe. Giá xe điện chỉ dao động từ 15.000 vnđ/ lượt và 20.000 vnđ/ khứ hồi.

Tuyến cáp treo lên Ngọa Vân sẽ đưa du khách lên tận chùa một cách nhanh chóng. Giá chỉ 100.000 vnđ/ lượt và 180.000 vnđ/ khứ hồi.

4. Hướng dẫn tham quan chùa Ngọa Vân

Đến đây du khách sẽ có cơ hội tham quan, chiêm bái quần thể gồm 4 khu với 15 cụm chùa, tháp gồm: Thông Đàn – Đô Kiệu, Ngọa Vân, Đá Chồng, Ba Bậc, trong đó Ngọa Vân là khu trung tâm. Tham quan và lễ bái tại đây khách hành hương thêm hiểu về quá trình tu của Phật hoàng Trần Nhân Tông, du khách cảm nhận cảnh đẹp đất trời, cho tâm hồn thấy bình tâm.

Du khách đến lễ, có thể đi theo chiều sau: từ đền An Sinh, qua khu vực lăng tẩm nhà Trần, men theo suối Phủ Am Trà qua khu Tàn Lọng đến Phủ Am Trà đến dốc Đô Kiệu qua Thông Đàn, đến chùa, am Ngọa Vân rồi vòng tiếp về phía Đông, đến Ngọa Vân 1, Ngọa Vân 2 ra Đá Chồng. Khi bạn đến khu Ba Bậc là chính là điểm cuối cùng của toàn bộ quần thể di tích Ngọa Vân.

Quần thể di tích Ngọa Vân

Nếu đi chùa Ngọa Vân vào mùa lễ hội, tốt nhất du khách nên chọn khung giờ từ 12h – 17h, tránh tình trạng tắc đường, chờ đợi mất thời gian. Vào mùa lễ vì lượng khách đến động nên cáp treo sẽ hoạt động và phục vụ quan khách đến 22h mỗi ngày, nên đừng quá lo lắng không có cáp treo xuống nhé.

5. Đến chùa Ngọa Vân cầu gì? Văn khấn tại chùa?

Đi chùa, hành hương là tâm niệm của mỗi người. Với người này có thể có đơn giản là đi du lịch cho biết, với người kia có thể là vì “nghe đồn” mà đến. Hay những người Phật tử hàng năm lại đến chùa đình để dâng hương, tìm sự bình an trong tâm hồn hay đơn giản là cầu xin một cuộc đời hạnh phúc.

Dù ý định đến chùa Ngọa Vân là gì thì khi đến nơi người ta đều cầu một năm mới mạnh khỏe, nhiều may mắn, sức khỏe gia đạo, tìm được một nửa hoàn chỉnh, công việc thăng tiến, học hành thuận lợi, cuộc sống vui vẻ, bình bình an an….

Và dù cầu gì thì bài văn khấn phải đúng chuẩn thì lời nguyện cầu mới đến được “tai” của Đức Phật. Dưới đây là gợi ý bài văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an tại chùa, bạn đọc có thể tham khảo thêm như:

Nam mô A Di Đà Phật! [3 lần, 3 lạy]

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ Pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày …. tháng …. năm …

Tín chủ con là ……

Ngụ tại …….

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng [nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật] lên Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây Phương

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương

– Đức Thiên Thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được …. [công danh, tài lộc, giải hạn, bình an …].

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành [sớ trạng] chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con [và gia đình] được tai qua nạn khỏi, mọi sư tốt lành, sở cầu Như Ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật! [3 lần, 3 lạy]

6. Đồ lễ, một số vật dụng cần chuẩn bị khi hành hương chùa Ngọa Vân

6.1 Các vật dụng cần chuẩn bị nếu bạn đi lễ, hành hương

Khi đến chùa Ngọa Vân vào dịp lễ tết nguyên đán, ngày lễ Phật giáo, rằm mồng một, lễ Vu Lan,… cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật cũng như kết hợp với văn khấn. Đây là những quy định căn bản khi hành hương, chiêm bái cũng như để lời khấn thành hiện thực.

Khi dâng lễ tại chùa chỉ sắm các lễ chay, gồm: hương, hoa tươi, quả chín, xôi chè. Tuyệt đối không dâng đặt lễ vật mặn tại chùa.

Riêng những khu vực thờ Thánh, Mẫu hay các vị vua Trần thì mới dâng lễ mặn. Gồm: gà, giò, chả, rượu, trầu cau,.. và chỉ được đặt tại bàn thờ hay điện thờ riêng. Tuyệt đối không mang vào khu vực Phật điện – Nơi chính điện thờ tự chính của chùa.

Đặc biệt không sắm vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Hoa tươi dâng lễ Phật nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,… còn lại không dùng bất kỳ một loài hoa nào khác.

Đồ lễ chuẩn bị khi hành hương chùa Ngọa Vân

6.2 Nếu là khách thăm quan vãn cảnh

Nếu đơn giản chỉ là khách vãn cảnh, đến tham quan,… thì chỉ cần thắp hương và lạy là được. Không cần khấn cũng không cần lễ vật. Nếu được có thể cho tiền vào hòm công đức.

7. Tour du lịch Ngọa Vân 1 ngày

Hầu hết các du khách sẽ lựa chọn hành trình tự túc khi du lịch Ngọa Vân. Tất nhiên nếu bạn “ngại” quá trình di chuyển, đi lại,.. thì có thể chọn các tour có sẵn để có một chuyến hành trình khám phá trọn vẹn.

Tour Thông tin
Tour lễ hội: Am Ngọa Vân – Chùa Ba Vàng

  • Giá tour: 550.000 vnđ/ người lớn
  • Khuyến mãi: 420.000vnđ/người/vụ
  • Loại tour: lễ hội kết hợp với tham quan

Xem chi tiết tour!

Chùa Quỳnh Lâm – Đền An Sinh – Thánh địa Yên Tử

  • Giá tour: 880.000 vnđ
  • Khuyến mãi: Liên hệ
  • Loại tour: Tham quan du lịch kết hợp với hành hương

Xem chi tiết tour!

8. Một số lưu ý khác khi du lịch chùa Ngọa Vân

  • Lễ vật là thứ cần quan tâm khi du khách đến chùa với tâm thế cầu nguyện. Chỉ chọn lễ vật chay.
  • Không sắm vàng mã, tiền âm phủ khi cúng Phật tại chùa.
  • Trang phục hành hương, chiêm bái, vãn cảnh,… cần đảm bảo sự lịch sự, kín đáo.
  • Nên chọn những đôi giày leo núi nếu bạn có ý định đi bộ lên chùa. Và dù chọn loại hình cáp treo thì bạn cũng phải di chuyển nhiều nên tốt nhất chọn giày thoải mái.
  • Nhớ dọn dẹp sạch sẽ rác mà bạn xả, đảm bảo quan cảnh chùa sạch đẹp.
  • Không cười đùa, giỡn, chụp hình ở nơi cấm,.. và chấp hành nội quy của chùa.

Với những du khách sắp sửa có chuyến hành trình du lịch chùa Ngọa Vân Quảng Ninh hy vọng bạn đọc đã tìm thấy những thông tin hữu ích trong bài viết. Đừng quên chia sẻ với DulichToday những trải nghiệm của bạn tại đây dưới phần bình luận của bài viết nhé! 

Bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề