Chuẩn đầu ra Đại học Kinh tế Đà Nẵng

07:36, 12/03/2013 [GMT+7]

Trường ĐH Kinh tế [ĐH Đà Nẵng] là ngôi trường đầu tiên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực hiện hiệu quả chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ đối với sinh viên theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Những năm gần đây, Trường ĐH Kinh tế không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên.

GS,TS Trương Bá Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế trao bằng tốt nghiệp ĐH chính quy đợt 1 năm học 2012-2013 cho sinh viên.

Nghiêm khắc với “sản phẩm” của mình

PGS, TS Lê Văn Huy, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế cho biết, để nâng cao chất lượng đào tạo, thời gian qua, nhà trường không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao tinh thần học tập tích cực của sinh viên. Cùng với đó, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập từng bước được tăng cường đầu tư. Ban giám hiệu đề ra mục tiêu ngoài việc giỏi kiến thức chuyên ngành, sinh viên tốt nghiệp phải đạt chuẩn về trình độ Ngoại ngữ tương đương 450 điểm TOEIC trở lên mới được xét tốt nghiệp.

Trong quá trình học tập, sinh viên có thể tự thi TOEIC hoặc được nhà trường tổ chức thi và đánh giá, công nhận có trình độ tương đương mức 450 điểm TOEIC trở lên. Năm học 2011-2012 là năm đầu tiên trường thực hiện chuẩn đầu ra về ngoại ngữ để xét tốt nghiệp sinh viên. Năm học này, toàn trường có 2.293 sinh viên được công nhận tốt nghiệp, đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tương đương 450 điểm TOEIC trở lên.

Để tiếp tục phát huy những thành công ban đầu, Trường ĐH Kinh tế không ngừng nâng cao trình độ ngoại ngữ sinh viên, cũng như thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, sát hạch. Trong đợt trao bằng tốt nghiệp ĐH đợt 1, năm học 2012-2013, hệ chính quy, toàn trường có 969/1.544 sinh viên được nhận bằng và đạt chuẩn TOEIC 450-500 điểm, chiếm tỷ lệ 62,75%. Dù vậy, toàn trường có đến 429 sinh viên không được cấp bằng tốt nghiệp trong đợt này do chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ. Đây cũng là lần đầu tiên Trường ĐH Kinh tế chấp nhận tỷ lệ sinh viên chưa được công nhận tốt nghiệp cao nhất từ trước đến nay, để bảo đảm chất lượng đầu ra.

“Việc áp dụng chuẩn đầu ra về ngoại ngữ là hết sức cần thiết, nhằm đào tạo những cử nhân có trình độ kỹ năng toàn diện, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời khẳng định cam kết chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì vậy, trường luôn chú trọng, nghiêm khắc và có trách nhiệm với chất lượng đầu ra của mình”, PGS, TS Lê Văn Huy khẳng định.

Người sử dụng lao động hài lòng

Tại các lễ tốt nghiệp những năm gần đây, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ở địa bàn thành phố và các tỉnh, thành phố miền Trung-Tây Nguyên đã trực tiếp đến trường để phỏng vấn, “săn” sinh viên về làm việc. Lãnh đạo một chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đóng tại Đà Nẵng nhìn nhận, thời gian qua, ngân hàng này chú trọng tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ở Trường ĐH Kinh tế.

Sau 6 năm thực hiện đổi mới đào tạo theo học chế tín chỉ, hệ thống tổ chức quản lý đào tạo, quản lý sinh viên của Trường ĐH Kinh tế liên tục được cải tiến và dần hoàn thiện trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, nhờ đó đáp ứng ngày càng tốt hơn tính tự chủ của sinh viên, tạo điều kiện phát huy những quyền lợi của sinh viên khi được học theo học chế tín chỉ. Hằng năm, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi không ngừng tăng lên. Nhất là từ 2 năm trở lại đây, bên cạnh việc cho phép sinh viên theo học chương trình thứ hai tại trường, Ban giám hiệu Trường ĐH Kinh tế chú trọng thực hiện chuẩn đầu ra Ngoại ngữ làm thay đổi rõ rệt về chất lượng đào tạo. Hiện tại trường có hơn 600 sinh viên theo học cùng lúc 2 chương trình, trong đó 500 sinh viên của trường, còn lại hơn 100 sinh viên đến từ các Trường ĐH Bách khoa, ĐH Sư phạm, ĐH Ngoại ngữ...

Theo Ban giám hiệu Trường ĐH Kinh tế, việc áp dụng chuẩn đầu ra về Ngoại ngữ hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời khẳng định cam kết về chất lượng đào tạo của nhà trường đối với xã hội. Nhà trường phấn đấu trở thành địa chỉ đào tạo chuyên ngành cấp quốc gia và tỏa sáng xa hơn danh tiếng học hiệu.

Bài và ảnh: PHƯƠNG CHI

04/10/2019

Hội thảo “TOEIC- Chuẩn đầu ra tiếng Anh – Bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng” thu hút đông đảo sinh viên trường đại học Kinh tế – đại học Đà Nẵng

Thứ Tư ngày 2/10/2019 vừa qua, Hội thảo “TOEIC- Chuẩn đầu ra tiếng Anh – Bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng” đã diễn ra thành công tại trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng. Hội thảo có sự tham gia của đại diện trường là TS. Hà Phước Vũ – Phó Phòng Đào tạo; về phía Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam có bà Phạm Thị Khánh Phượng – Phó giám đốc IIG Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng cùng các chuyên gia, cán bộ, giảng viên và đặc biệt, gần 200 sinh viên trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng.

Đại diện Nhà trường, TS. Hà Phước Vũ- Phó Phòng Đào tạo phát biểu khai mạc Hội thảo

TOEIC [Test of English for International Communication] là bài thi do Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ [ETS] nghiên cứu và phát triển nhằm đo lường năng lực tiếng Anh trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế dành cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ. Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam là đại diện chính thức và duy nhất của ETS triển khai bài thi này tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar.

Trong hơn 40 năm tồn tại và phát triển của bài thi trên thế giới, TOEIC được công nhận bởi hơn 14.000 tổ chức tại 160 quốc gia với 7 triệu bài thi mỗi năm. Tại Việt Nam, có gần 500 tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn đã và đang sử dụng TOEIC làm tiêu chí bắt buộc để tuyển dụng nhân viên mới và ra quyết định đề bạt nhân sự.

Đại diện IIG Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo

Cùng với sự thay đổi và phát triển không ngừng của việc sử dụng tiếng Anh, bài thi TOEIC đã được các chuyên gia tại ETS nghiên cứu và cập nhật để bám sát xu hướng sử dụng tiếng Anh mới trong môi trường làm việc và giao tiếp thường ngày tại các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, đảm bảo đánh giá chính xác kỹ năng tiếng Anh của ứng viên trong môi trường làm việc hiện nay.

Toàn cảnh hội thảo “TOEIC- Chuẩn đầu ra tiếng Anh – Bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng”
tại Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng

Bên cạnh các thông tin về bài thi TOEIC và các cơ hội việc làm khi sở hữu chứng chỉ TOEIC, tại hội thảo, các bạn sinh viên cũng được chia sẻ về kinh nghiệm ôn luyện TOEIC, đặc biệt được giới thiệu về công cụ học tiếng Anh trực tuyến English Discovery [ED] và công cụ ôn luyện TOEIC chính thống – TOEIC OLPC do ETS thiết kế.

Các bạn sinh viên nhiệt tình tham gia phần hỏi đáp

Các thông tin được chia sẻ trong hội thảo đã được các bạn sinh viên quan tâm và sôi nổi thảo luận. Đại diện IIG Việt Nam cũng đã trao tặng phần quà là học bổng và voucher chương trình ED & TOEIC OLPC cùng các phần quà lưu niệm tới các sinh viên may mắn, có câu trả lời chính xác trong phần Hỏi đáp.

Sau đây là một số hình ảnh khác từ buổi hội thảo:

Đăng ký nhận cuộc gọi tư vấn miễn phí từ chuyên gia của VIVIAN

Cung cấp miễn phí tài liệu, lộ trình, cẩm nang hướng dẫn ôn luyện. Giúp bạn tự tin ôn tập trong thời gian ngắn và đạt hiệu quả cao

QUY ĐỊNH HỌC VÀ KIỂM TRA CHUẨN ĐẦU RA NGOẠI NGỮ TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY, ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

 [Ban hành kèm theo Quyết định số  470/QĐ-ĐHKTQD ngày .21/05./2013 của Hiệu trưởng]

 Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

  1. Văn bản này quy định về ngoại ngữ thứ nhất, ngoại ngữ thứ hai; tổ chức kiểm tra đánh giá, phân loại trình độ ngoại ngữ của sinh viên; tổ chức lớp học phần ngoại ngữ; điều kiện miễn học, miễn thi và kiểm tra chuẩn đầu ra ngoại ngữ trước khi tốt nghiệp đối với sinh viên thuộc các ngành không chuyên ngữ thuộc hệ đại học chính quy, đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
  2. Đối với các sinh viên thuộc các lớp Chương trình tiên tiến, Chương trình chất lượng cao, Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp [POHE]; chương trình Quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh [E-BBA], Nhà trường ban hành quy định riêng để bảo đảm đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ của từng chương trình.

Điều 2. Ngoại ngữ thứ nhất và ngoại ngữ thứ hai

  1. Ngoại ngữ thứ nhất [NNTN] được đào tạo tại trường Đại học Kinh tế quốc dân là một trong 3 ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung. NNTN là môn học bắt buộc đối với sinh viên các ngành đào tạo không chuyên ngoại ngữ, nhằm trang bị cho sinh viên vốn ngoại ngữ cần thiết để có thể đọc tài liệu; và/hoặc tham gia học một số các học phần được giảng dạy hoàn toàn bằng ngoại ngữ.
  2. Ngoại ngữ thứ hai [NNTH] là tiếng Pháp, tiếng Trung hoặc một ngoại ngữ khác. NNTH là môn học bắt buộc đối với sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh.
  3. Ngoài những ngoại ngữ được quy định ở khoản 1 Điều này, Lưu học sinh có thể lựa chọn tiếng Việt làm NNTN.

Điều 3. Tổ chức kiểm tra trình độ ngoại ngữ

  1. Sau khi sinh viên nhập học, Phòng Quản lý đào tạo [QLĐT] chủ trì, phối hợp với Khoa Ngoại ngữ Kinh tế [NNKT] tổ chức kiểm tra trình độ Tiếng Anh đối với sinh viên đăng ký NNTN là Tiếng Anh.
  2. Kết quả kiểm tra trình độ tiếng Anh được sử dụng làm căn cứ để Trường phân loại, bố trí lớp học và chương trình học ngoại ngữ. Những sinh viên sau không phải dự kiểm tra:
    1. Sinh viên có điểm thi Tiếng Anh trong kỳ thi đại học. Điểm thi đại học môn Tiếng Anh được sử dụng làm cơ sở để đánh giá phân loại trình độ ngoại ngữ;
    2. Sinh viên đã có các chứng chỉ Tiếng Anh Quốc tế nêu trong Bảng 1 – Phụ lục 1 còn hiệu lực hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương khác còn hiệu lực;
    3. Sinh viên đã đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi Tiếng Anh bậc Trung học Phổ thông cấp tỉnh trở lên trong vòng ba năm cho đến thời điểm nhập học;
    4. Sinh viên có bằng cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh.
  3. Sinh viên sau khi kiểm tra trình độ Tiếng Anh được phân loại thành hai nhóm:

Nhóm 1: Sinh viên có kết quả kiểm tra trình độ Tiếng Anh đạt từ 50 điểm trở lên [thang điểm 100, điểm 50 trở lên tương đương Cấp độ A2 theo Khung Tham chiếu Châu Âu].

Nhóm 2: Sinh viên có kết quả kiểm tra dưới 50 điểm và những sinh viên không đăng ký dự kiểm tra sẽ phải tự tích lũy bổ sung kiến thức để đạt được tương đương Cấp độ A2; Những sinh viên thuộc Nhóm 2 không được đăng ký học phần Tiếng Anh trong chương trình đào tạo và phải kiểm tra trình độ Tiếng Anh vào đợt tiếp theo.

  1. Các sinh viên lựa chọn NNTN là Tiếng Pháp hoặc Tiếng Trung không phải tham gia kiểm tra trình độ để tổ chức lớp học phần.
  2. Trước khi tốt nghiệp, Trường sẽ tổ chức kiểm tra trình độ ngoại ngữ đối với sinh viên theo chuẩn đầu ra ngoại ngữ của trường Đại học Kinh tế quốc dân [tương đương Cấp độ B1 theo Khung Tham chiếu Châu Âu đối với Tiếng Anh, tương đương Cấp độ A2 theo Khung Tham chiếu Châu Âu đối với Tiếng Pháp, Tiếng Trung ].

Điều 4.  Tổ chức lớp học phần ngoại ngữ

  1. Căn cứ vào kết quả kiểm tra trình độ tiếng Anh, các sinh viên thuộc nhóm 1 sẽ được xếp vào các lớp học phần 1 theo 2 cấp độ:

-          Cấp độ 1: những sinh viên có điểm kiểm tra từ 50 đến dưới 70 điểm [thang điểm 100]; sinh viên thuộc đối tượng quy định tại mục a khoản 2 Điều 3 và có điểm thi Đại học môn tiếng Anh dưới 4 điểm.

-          Cấp độ 2: những sinh viên có điểm kiểm tra từ 70 điểm trở lên [thang điểm 100]; sinh viên thuộc đối tượng quy định tại mục a khoản 1 Điều 3 và có điểm thi Đại học môn tiếng Anh từ 4 điểm trở lên; sinh viên thuộc đối tượng quy định tại mục b,c,d khoản 2 Điều 3.

  1. Việc tổ chức các lớp học phần nhằm mục đích tạo thuận lợi cho người học ở trình độ thấp hơn nhanh chóng bắt kịp với lộ trình học tập hướng tới chuẩn đầu ra. Do đó, việc phân lớp theo 2 cấp độ chỉ áp dụng đối với Học phần 1. Từ Học phần 2 trở đi, các sinh viên sẽ học theo cùng một cấp độ.
  2. Đối với các lớp học phần Tiếng Pháp hoặc Tiếng Trung: Nhà trường chỉ tổ chức lớp theo 1 cấp độ.

Điều 5. Miễn học, miễn thi học phần Ngoại ngữ

  1. Sinh viên có một trong các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế được quy đổi về các mức khác nhau theo Bảng 1 – Phụ Lục 1 để Nhà trường xem xét miễn học, miễn thi và chuyển đổi điểm.

Sinh viên có bằng Cử nhân Tiếng Anh được coi như có trình độ Tiếng Anh ở mức 5.

  1. Nhà trường xem xét miễn học, miễn thi và chuyển đổi điểm cho sinh viên có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế còn hiệu lực [tính đến tháng mà sinh viên nộp đơn đề nghị miễn học, miễn thi] và sinh viên có bằng Cử nhân tiếng Anh theo các mức như sau:

Mức điểm quy đổi khi xét miễn học, miễn thi học phần tiếng Anh

 Mức IELTS[hoặc tương đương] Học phần 1 Học phần 2 Học phần 3
4B, 5,6  Từ 6,5 trở lên Miễn học, miễn thi và chuyển điểm học phần 10 điểm Miễn học, miễn thi và chuyển điểm học phần 10 điểm Miễn học, miễn thi và chuyển điểm học phần 10 điểm
4A 5,5 -6,0 Miễn học, miễn thi và chuyển điểm học phần 10 điểm Miễn học, miễn thi và chuyển điểm học phần 10 điểm Miễn học, miễn thi và chuyển điểm học phần 9 điểm
3B 5,0 Miễn học, miễn thi và chuyển điểm học phần 9 điểm Miễn học, miễn thi và chuyển điểm học phần 9 điểm Miễn học, miễn thi và chuyển điểm học phần 8 điểm
3A 4.5 Miễn học, miễn thi và chuyển điểm học phần 8 điểm Miễn học, miễn thi và chuyển điểm học phần 7 điểm  Không được miễn 
1-2 ≤ 4,0 Không được miễn  Không được miễn  Không được miễn

Xem chi tiết tại Bảng 2 – Phụ lục 1.

  1. Sinh viên nếu có các chứng chỉ ngoại ngữ Tiếng Pháp, Tiếng Trung theo Khung Tham chiếu Châu Âu còn hiệu lực có thể được miễn học, miễn thi và chuyển điểm sang học phần Ngoại ngữ tương ứng [Xem chi tiết tại Bảng 3 – Phụ lục 1]. Phòng QLĐT phối hợp với Khoa NNKT xem xét từng trường hợp cụ thể và báo cáo Hiệu trưởng quyết định.
  2. Sinh viên chỉ được chuyển điểm theo quy định tại khoản 1 Điều này sau khi có quyết định của Hiệu trưởng về việc miễn học, miễn thi của từng sinh viên cụ thể.
  3. Kết quả điểm của các học phần Tiếng Anh sinh viên đã học và thi trước thời điểm ra quyết định miễn học, miễn thi chỉ được thay đổi nếu sinh viên có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế còn hiệu lực tương đương từ mức 3A trở lên [theo bảng qui đổi tại khoản 2 Điều này].
  4. Việc miễn học, miễn thi học phần không áp dụng cho các học phần Tiếng Anh chuyên ngành [nếu có].
  5. Những sinh viên được miễn học phải hoàn thành nghĩa vụ học phí đầy đủ như các sinh viên không được miễn học.
  6. Những sinh viên được miễn học và miễn thi phải hoàn thành nghĩa vụ lệ phí bảo lưu và chuyển điểm.

Điều 6. Kiểm tra chuẩn đầu ra ngoại ngữ trước khi tốt nghiệp

  1. Nhà trường giao cho Phòng QLĐT chủ trì phối hợp với Khoa NNKT tổ chức kiểm tra chuẩn đầu ra ngoại ngữ hai lần một năm: Lần 1 vào tháng 4 hoặc tháng 5 dành cho sinh viên dự kiến sẽ đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp vào đợt tháng 6, tháng 7; Lần 2 vào tháng 10 hoặc tháng 11 dành cho sinh viên dự kiến sẽ đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp vào đợt tháng 12 hoặc tháng 3 năm sau.
  2. Đề thi kiểm tra chuẩn đầu tra ngoại ngữ tuân thủ theo Phụ lục về dạng thức đề thi ngoại ngữ của Khung Tham chiếu Châu Âu được ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT- BGDĐT ngày 15  tháng 2  năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [Xem chi tiết tại Phụ lục 2].
  3. Sinh viên đạt từ 50 điểm trở lên [thang điểm 100] và điểm mỗi phần thi không dưới 30% trong kỳ kiểm tra chuẩn đầu ra được coi là đạt chuẩn đầu ra Ngoại ngữ.
  4. Kết quả kiểm tra chuẩn đầu ra ngoại ngữ có hiệu lực để xét đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ trong vòng 24 tháng.
  5. Những sinh viên có một trong các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế còn hiệu lực [tính đến đợt xét tốt nghiệp] với kết quả hoặc trình độ tương đương hoặc cao hơn so với chuẩn đầu ra được miễn kiểm tra chuẩn đầu ra Tiếng Anh trước khi tốt nghiệp. [Chi tiết xem tại Bảng 1 – Phụ lục 1].
  6. Các trường hợp đặc biệt khác cho Hiệu trưởng quyết định.

Điều 7. Quy trình thủ tục xin miễn thi, miễn học

  1. Sinh viên thỏa mãn các điều kiện về miễn học, miễn thi nộp đơn theo mẫu [phụ lục 3] cho Phòng QLĐT 04 tuần trước khi học kỳ bắt đầu [Thời gian cụ thể theo thông báo của Phòng QLĐT]. Đơn kèm theo bản sao có công chứng các chứng chỉ Tiếng Anh. Khi nộp đơn, sinh viên cần xuất trình bản gốc để kiểm tra, đối chiếu.
  2. Phòng QLĐT phối hợp với Khoa NNKT kiểm tra và báo cáo Hiệu trưởng ra quyết định công nhận việc miễn học, miễn thi và chuyển điểm cho sinh viên trước khi kết thúc tuần thứ 1 của học kỳ.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

  1. Phòng QLĐT, Khoa NNKT, các Viện, Khoa, Cố vấn học tập phổ biến rộng rãi quy định này đến sinh viên.
  2. Phòng QLĐT phối hợp với Khoa NNKT, phòng Tài chính kế toán và các đơn vị có liên quan thực hiện quy định này.
  3. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các đơn vị phản ánh cho Ban Giám hiệu [qua Phòng QLĐT] để giải quyết.
  HIỆU TRƯỞNG[đã ký] GS.TS. Nguyễn Văn Nam

VIVIAN

  • 024.710.696.88
  • Hotline 097.4498.347
  • Cơ sở 1: Tầng 3, Tòa nhà Đức Đại, 302 Nguyễn Trãi, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 50, ngõ 16, Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội
Trung tâm Anh ngữ VIVIAN
giấy phép đào tạo số 2694/GCN-SGDĐT

  • A2 Online
  • B1, B2, C1 Vstep Online
  • Chấm bài viết
  • PET Online

  • Lịch khai giảng
  • Luyện thi A2
  • Luyện thi B1
  • Luyện thi B2
  • Học theo yêu cầu

  • Về chúng tôi
  • Giáo viên
  • Bài Viết
  • Liên hệ

  • Fanpage
  • Cộng đồng luyện thi VSTEP
  • Video bài giảng

Video liên quan

Chủ Đề