Chức năng có nghĩa là gì

Chức năng là một cụm từ được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản pháp lý cũng như trong đời sống thường nhật. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu định nghĩa chức năng là gì, những thuật ngữ nào liên quan đến chức năng được sử dụng hiện nay? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Định nghĩa chức năng là gì?

Hiến pháp 2013.

Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt thì chức năng có hai ý nghĩa, một là, dùng để chỉ khả năng của một cái gì đó, hai là dùng để miêu tả tính chất có thể hoạt động của sự vật hoặc do sự vật tạo ra.

Theo nghĩa Hán Việt, chức nghĩa là việc phần mình; năng là sức làm được.

Như vậy, theo các định nghĩa trên, chức năng bao gồm chức vụ và khả năng, bao quát hơn đó là những khả năng, những cái có thể làm được của vị trí hay sản phẩm, cá nhân, cơ quan, tổ chức nhất định. Nếu hiểu theo ý nghĩa trên, chức năng thường gắn liền với cụm từ “cơ quan”.

Ví dụ: Chức năng của Giám Đốc là đại diện cho công ty, điều hành hoạt động của công ty; chức năng của phòng kế toán là thực hiện quản lý tài chính, kê khai, báo cáo thuế cho doanh nghiệp; chức năng của giáo viên dạy kèm bao gồm dạy học sinh, đánh giá kiến thức của học sinh và tổ chức các bài học.

Ngoài ra, chức năng còn được hiểu là tác dụng, ảnh hưởng của một sự vật, hiện tượng đối với con người và môi trường sống xung quanh.

Như đã đề cập bên trên, chức năng được hiểu là phương diện, mặt hoạt động chủ yếu của một thiết chế [cơ quan, tổ chức]. Như vậy, chức năng cũng còn được hiểu là hoạt động chủ yếu của một cơ quan, tổ chức đó.

Ví dụ: chức năng của Tòa án nhân dân là xét xử, nhân danh Nhà nước đưa ra các phán xét, phán quyết đối với các vụ án theo quy định của pháp luật [Điều 102 Hiến pháp 2013], Chức năng cơ bản của Quốc hội là lập pháp, làm luật và sửa đổi luật [Điều 69 và Điều 70 Hiến pháp 2013]:

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn là 3 khái niệm luôn gắn liền, song hành và tương hỗ, bổ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện bất kỳ công việc nào của một cơ quan nhà nước nhất định cũng như trong đời sống thực tiễn. Vì vậy, chúng thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau.

Để phân biệt được 3 thuật ngữ này, cần hiểu khái niệm của 3 thuật ngữ này. Cụ thể:

– Nhiệm vụ: là những công việc được giao và cần hay bắt buộc phải làm để có thể đảm bảo được chức năng cho vị trí của mình tránh những sai lệch trong công việc.

– Quyền hạn: là quyền của cơ quan, tổ chức trong phạm vi công việc được giao.

Quyền của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được xác định theo phạm vi nội dung, lĩnh vực hoạt động, cấp và chức vụ, vị trí công tác và trong phạm vi không gian, thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.

– Trách nhiệm: được hiểu đơn giản là những công việc mà người giữ vị trí đó phải đảm bảo hoàn thành. Trong trường hợp không đảm bảo được thì người giữ vị trí này sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm và sẽ chịu mọi hậu quả mà nó gây ra.

Bộ máy nhà nước được hiểu là hệ thống các cơ quan từ trung ương xuống địa phương, bao gồm nhiều loại cơ quan. Toàn bộ hoạt động của bộ máy nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước, phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị.

Bộ máy nhà nước bao gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quan cũng có những chức năng, nhiệm vụ riêng phù hợp với phạm vi quyền hạn được giao. Chức năng của một cơ quan chỉ là những mặt hoạt động chủ yếu của riêng cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện những chức năng và nhiệm vụ chung của nhà nước. Vì vậy cần phân biệt chức năng nhà nước với chức năng của mỗi cơ quan nhà nước cụ thể. Bởi nhà nước phân cấp thành các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp để đảm bảo tính minh bạch, công bằng, kiểm soát lẫn nhau và các cơ quan nhà nước được sinh ra với mục đích trợ giúp bộ máy nhà nước được vận hành một cách trơn tru nên mỗi một cơ quan sẽ có một chức năng riêng. Việc này giúp giảm tải khối lượng công việc của các cơ quan chính trong bộ máy nhà nước và cũng giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu về công việc trong các mối quan hệ hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật.

Chức năng nhà nước là phương hướng hoạt động chủ yếu của Nhà nước, thể hiện bản chất, vai trò sứ mệnh xã hội và mục tiêu của Nhà nước. Nhà nước có hai chức năng chính phân theo đối tượng là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước. Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác.

Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định và thực hiện các chức năng đối ngoại luôn luôn phải xuất phát từ tình hình thực hiện các chức năng đối nội. Đồng thời, kết quả của việc thực hiện các chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ tới việc tiến hành các chức năng đối nội. Tùy từng thời kỳ khác nhau, tùy từng chính sách khác nhau mà Nhà nước sẽ có những chức năng đối nội và đối ngoại khác nhau để bảo vệ và thực hiện các lợi ích của Nhà nước phục vụ cho giai cấp thống trị.

Trên đây là những quy định pháp lý về định nghĩa chức năng là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng những nội dung trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và chính xác về định nghĩa chức năng là gì, phân biệt được 3 thuật ngữ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Nếu bạn đọc cần sự hỗ trợ tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ cho chúng tôi thông qua:

• Hotline: 19003330

• Zalo: 084 696 7979

• Gmail: 

Tiếng ViệtSửa đổi

Cách phát âmSửa đổi

IPA theo giọng Hà Nội Huế Sài Gòn Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ʨɨk˧˥ naŋ˧˧ʨɨ̰k˩˧ naŋ˧˥ʨɨk˧˥ naŋ˧˧
ʨɨk˩˩ naŋ˧˥ʨɨ̰k˩˧ naŋ˧˥˧

Danh từSửa đổi

chức năng

  1. một từ dùng để chỉ khả năng của một cái gì đó, những gì cái đó có thể làm được.
  2. Miêu tả tính chất có thể hoạt động thuộc hoặc của sự vật được đề cập hoặc do sự vật tạo ra Chức năng của xe máy mới hiện nay là phun xăng tiết kiệm.

Đồng nghĩaSửa đổi

  • khả năng

DịchSửa đổi

  • tiếng Anh: function

Mục từ này được viết dùng mẫu, và có thể còn sơ khai. Bạn có thể viết bổ sung.
[Xin xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi mục từ.]

Hiện nay, một vấn đề mà khá nhiều người chưa thể phân biệt được và hay xảy ra nhầm lẫn đó chính là phân biệt giữa các cụm từ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Đây là những cụm từ thường hay sử dụng trong mọi lĩnh vực. Vậy, chức năng là gì? Phân biệt giữa chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

1. Chức năng là gì?

Từ điển oxford định nghĩa chức năng là mục đích thực tế hoặc tính áp dụng được thiết kế. Nói một cách đơn giản, chức năng này đề cập đến mục đích tự nhiên của một cái gì đó hoặc nhiệm vụ của một người – ví dụ, chức năng của các tĩnh mạch trong cơ thể để mang máu từ cơ thể hướng về trái tim. Ngoài ra, chức năng của một nhân viên bảo vệ là đảm bảo an ninh của một nơi.

Theo một cách giải thích đơn giản khác, chức năng là từ ghép của chức vụ và khả năng. Khi kết hợp 2 từ khóa này với nhau, bạn sẽ hiểu cơ bản là với một chức vụ, một vị trí nhất định thì sẽ có khả năng làm được những gì.

Đối với con người đóng nhiều vai trò khác nhau trong xã hội, có nhiều chức năng khác nhau. Điều tương tự áp dụng cho các tổ chức và công ty. Chẳng hạn, chức năng của một trợ lý bán hàng không giống như chức năng của trợ lý giám đốc của công ty đó. Các chức năng trong khung này nói về các nhiệm vụ được giữ bởi một vị trí nhất định. Vai trò từ thường được sử dụng đồng nghĩa với chức năng.

Như vậy, chức năng là những công việc, khả năng mà một vị trí hay một sản phẩm có thể làm được.

Ngoài ra, từ chức năng cũng được sử dụng khi nói về hoạt động của các cơ quan nhà nước, hay các cơ quan khác như trong cơ thể,…

Ví dụ:

  • Các chức năng của giáo viên dạy kèm bao gồm dạy học sinh, đánh giá kiến thức của học sinh và tổ chức các bài học, v.v.
  • Trong công ty, không ai biết chức năng của anh ta là gì.
  • Jackson thực hiện một số chức năng quan trọng trong công ty.
  • Chức năng chính của ông là cung cấp tư vấn pháp lý cho công ty.
  • Chức năng của phòng Nhân sự là tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự. Vai trò của Trưởng phòng nhân sự là quản lý nhân sự,..

Chức năng trong tiếng Anh là Function

2. Phân biệt giữa chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:

Để có thể hiểu được nội dung và phân biệt rõ ràng giữa chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thì cần phân biệt như sau:

Thứ nhất, phân biệt giữa chức năng và nhiệm vụ thì cần hiểu như sau:

Xem thêm: Mô hình tổ chức theo chức năng là gì? Ưu, nhược điểm và ví dụ?

  • Phân biệt thông qua ý nghĩa:

Như đã đề cập ở nội dung trên, chức năng và nhiệm vụ có mối liên kết gắn bó nhưng lại có ý nghĩa khác hẳn nhau. Chức năng là khả năng thực hiện các công việc của một vị trí nào đó, chức năng thường là tự nhiên và được sinh ra để dành cho một vị trí nào đó.

Ngược lại, nhiệm vụ là một danh sách công việc thường được giao cho một vị trí nào đó để hoàn thành. Danh sách công việc này có thể hoặc không phù hợp với chức năng của vị trí đó, nhưng thông thường sẽ được giao thông qua đặc điểm chức năng thì mới có thể hoàn thành một cách hoàn hảo nhất.

  • Phân biệt thông qua sự liên quan:

Mỗi vị trí sẽ có những chức năng khác nhau, tuy nhiên một vị trí cũng sẽ có thể đảm nhiệm nhiều chức năng. Đối với nhiệm vụ, một nhiệm vụ có thể được thực hiện bởi nhiều vị trí.

  • Phân biệt thông qua mục đích:

Chức năng được sinh ra một cách tự nhiên cùng với vị trí và có mục đích đánh giá vị trí đó sẽ làm được những gì. Nhiệm vụ có mục đích sinh ra để các vị trí hoàn thành, đảm bảo làm tròn chức năng của chính mình.

Ngoài ra, điểm giống nhau giữa chức năng và nhiệm vụ còn được hiểu như sau:

Chức năng và nhiệm vụ bổ trợ cho nhau trong quá trình công tác, làm việc.

Có thể thấy mặc dù là hai khái niệm khác nhau, tuy nhiên sự liên kết của chức năng và nhiệm vụ là không thể tách rời. Chính vì vậy, chức năng và nhiệm vụ có rất nhiều điểm giống nhau như sau:

  • Mục đích bổ trợ lẫn nhau, đặc biệt là việc giao nhiệm vụ giúp vị trí hoàn thành tốt chức năng của mình.
  • Cách thức vận hành gần giống nhau, khi được giao nhiệm vụ là một danh sách công việc thì vị trí đó sẽ hoàn thành dựa theo danh sách công việc mà chức năng đã nêu sẵn.
  • Một vị trí có thể có nhiều chức năng cũng như nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Thứ hai, phân biệt giữa quyền hạn và trách nhiệm

Xem thêm: Quyền hạn chức năng là gì? Giao phó và phạm vi quyền hạn

Quyền hạn chính là có quyền trong một giới hạn nhất định, và giới hạn càng rộng, quyền lực càng lớn thì trách nhiệm lại càng nhiều.

Trách nhiệm là những công việc mà khi sở hữu quyền hạn, bạn phải đảm bảo chúng được tiến hành trơn tru và hoàn thành, nếu không sẽ phải chịu các hậu quả như xử phạt.

Có thể thấy, hai khái niệm này luôn luôn đi liền và tương hỗ, bổ trợ cho nhau.

3. Vai trò là gì?

Vai trò là một phân vai  mà một chủ thể nào đó được đóng vai trong một hoàn cảnh cụ thể, trong khi chức năng là mục đích tự nhiên của một cái gì đó hoặc nghĩa vụ của một ai đó.

Một cá nhân có thể thực hiện các vai trò khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau và mỗi vai trò liên quan đến một bộ chức năng và trách nhiệm khác nhau, trong khi ở chức năng, mỗi vai trò có các chức năng khác nhau liên quan đến nó.

Trong công việc, vai trò của một nhân viên được đóng vai bởi một số cá nhân. Tuy nhiên, các vai trò khác nhau được liên kết với các chức năng, trách nhiệm và nhiệm vụ khác nhau. Chẳng hạn như vai trò của người mẹ bao gồm trách nhiệm bảo vệ con mình khỏi mọi tổn hại trong khi vai trò của đứa trẻ bao gồm nghĩa vụ tôn trọng cha mẹ.

Trong một môi trường chuyên nghiệp, vai trò cũng có thể thảo luận về vị trí chuyên nghiệp của một người hoặc phân vai do một người đóng. Ví dụ, vai trò của giáo viên có thể bao gồm kỷ luật, người hòa giải học tập, người tổ chức các bài học, tâm sự với học sinh, v.v. Các chức năng và nhiệm vụ của nghề nghiệp cũng được liên kết với từ ‘vai trò’ cụ thể này, nghĩa là gì làm trong khả năng chuyên nghiệp của mình ở vị trí đó của mình. Chẳng hạn như vai trò của bác sĩ, liên quan đến việc xác định tình trạng y tế khác nhau và điều trị bệnh nhân

Vai trò là một tình huống mà người ta có được nhờ đặc trưng của nó; mặt khác, chức năng là hành động mà một vai trò đóng vai.

Xem thêm: Sự lỗi thời về chức năng là gì? Đặc trưng và ví dụ về sự lỗi thời chức năng

Ví dụ: Một giáo viên đóng vai trò trung gian, người tổ chức, người hướng dẫn, người tâm sự, v.v.; ngược lại, các chức năng của giáo viên dạy kèm bao gồm dạy học sinh, đánh giá kiến thức của học sinh và tổ chức các bài học, v.v.

4. Phân biệt giữa vai trò và chức năng:

Vai trò Chức năng
Vai trò là một phân vai  mà một chủ thể nào đó được đóng vai trong một hoàn cảnh cụ thể Chức năng là mục đích tự nhiên của một cái gì đó hoặc các bổn phận của một ai đó.
Ý nghĩa
Một phân vai  được đóng vai bởi một người nào đó trong một điều kiện cụ thể Mục đích tự nhiên của một cái gì đó hoặc nghĩa vụ của một ai đó.
Liên quan
Một cá nhân có thể thực hiện các vai trò khác nhau trong các khuôn khổ khác nhau Mỗi vai trò có chức năng khác nhau liên quan đến nó
Mục đích
Một tình huống mà người ta có được nhờ đặc tính của nó Hành động phản ánh vai trò
Ví dụ
Một giáo viên đóng vai trò trung gian, người tổ chức, người hướng dẫn, người tâm sự Chức năng của giáo viên dạy kèm bao gồm dạy học sinh, đánh giá kiến thức của học sinh và tổ chức các bài học, v.v.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vai trò:

Ảnh hưởng xã hội: Sự sắp xếp xã hội thường hình thành nên các cá nhân vào những vai trò nhất định, vai trò của họ được xây dựng dựa trên các tình huống xã hội mà họ chọn để trải nghiệm. Cha mẹ đăng ký cho con cái của họ trong các chương trình giáo dục nghề nghiệp ở độ tuổi trẻ thiếu niên làm tăng cơ hội trẻ sẽ theo vai trò của nghề nghiệp đó.

Di truyền: Mọi người chấp nhận vai trò đến với họ một cách tự nhiên. Những người có khả năng vận đọng thường chấp nhận vai trò của các vận động viên. Những người có thiên tài suy luận và kiến ​​thức thường xử lý các vai trò dành cho giáo dục và nhà khoa học. Cuộc thảo luận này không có nghĩa là mọi người chỉ phải chọn một con đường; mỗi cá nhân có thể trải nghiệm sự xuất hiện trở lại trong nhiều vai trò.

Ảnh hưởng văn hóa: Các nền văn hóa khác nhau đặt đạo đức khác nhau vào các vai trò nhất định được thiết lập dựa trên lối sống. Ví dụ, các cầu thủ bóng đá được coi là cao hơn ở các nước châu Âu nơi bóng đá rất phổ biến so với ở Hoa Kỳ, nơi bóng đá ít phổ biến hơn.

Ảnh hưởng của tình huống: Vai trò có thể được chuyển đổi hoặc tạo ra dựa trên tình huống mà một người được đưa ra ngoài tầm ảnh hưởng của họ.

Ví dụ:

  • Một giáo viên đóng vai trò trung gian, người tổ chức, người hướng dẫn, người tâm sự, v.v.
  • Vai trò của cảnh sát là đảm bảo luật pháp được tuân thủ.

Như vậy, việc phân biệt rõ ràng các khái niệm chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đi kèm là vô cùng cần thiết đối với mỗi người. Không chỉ trong doanh nghiệp mà còn đối với cán bộ viên chức trong bộ máy nhà nước. Chỉ khi phân biệt được rạch ròi các khái niệm này trên bản mô tả công việc của từng vị trí. Thì mỗi người mới có thể hoàn thành công việc của mình. Góp phần cho mọi thứ hoạt động nhịp nhàng, trơn tru trong doanh nghiệp hoặc bộ máy nhà nước.

Video liên quan

Chủ Đề