Trẻ sốt bao lâu thì đi viện

Chuyện sức khỏe

Sốt đến ngày thứ 2, hãy đến bác sĩ

Cơn sốt là một biểu hiện khá phổ biến và gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác nhau, từ cảm cúm thông thường cho đến những căn bệnh nhiễm siêu vi.

  • Bệnh sốt mò “rình” người đi phượt

  • Nhiều “điểm đen” sốt xuất huyết

Khá nhiều gia đình, nhất là những nhà có con nhỏ vẫn thường xuyên đối diện với cảnh các cháu bé sốt vặt, quấy khóc hay lừ đừ, mệt mỏi. Thuốc giảm đau, hạ sốt thông dụng hay những miếng dán hạ sốt nằm trong nhóm thuốc có mặt thường xuyên trong tủ thuốc gia đình. Tuy nhiên, do sốt là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh nên việc quyết định lúc nào cần đến bệnh viện là điều rất quan trọng khi chăm sóc người thân.

Anh Ng.T.G. [40 tuổi, ngụ quận Tân Bình- TP HCM] chia sẻ khi cùng con ngồi đợi ở phòng khám của Bệnh viện Nhi Đồng 1: “Con trai 5 tuổi của tôi tối qua bắt đầu sốt, tuy không nặng nhưng tôi đưa đi khám ngay vì lần trước cũng chủ quan mà cháu suýt nguy”. 5 năm chăm sóc cháu bé, vợ chồng anh cũng không ít đêm phải thức vì con bệnh vặt nên thuốc men, miếng dán hạ sốt… luôn có sẵn trong nhà. Cách đây 1 năm, cháu bé bị một đợt sốt 2 ngày, anh chị cũng tự chăm con ở nhà. Đến sáng ngày thứ 3, thấy con có vẻ mát hơn, anh đi làm lại và tin rằng đến tối cháu bé lại có thể vui chơi cùng anh. Ai ngờ trưa hôm đó, vợ anh hớt hải gọi điện thoại bảo cháu bé tự dưng sốt cao lại, người run cầm cập, tay chân bắt đầu lạnh. Cháu bé nhập viện và được chẩn đoán là sốt xuất huyết, căn bệnh đôi khi “đánh lừa” bằng một chút giảm nhẹ rồi lại đột ngột tăng nặng, có khi vào sốc và dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Rất may cháu được đưa vào viện sớm nên các bác sĩ đã xử lý kịp thời.

Theo BS Nguyễn Minh Tiến, trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc, BV Nhi Đồng 1, nên hết sức chú ý những cơn sốt cao khó hạ, nếu trẻ sốt đến ngày thứ hai thì nên đi khám ngay, bởi đó có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nhiễm siêu vi chứ không phải cảm thông thường. “Nên cho bé uống thuốc hạ sốt và chú ý tùy theo độ tuổi, cân nặng mà cho liều lượng phù hợp. Với loại thuốc hạ sốt thông dụng nhất hiện nay là paracetamol thì liều lượng phù hợp là 10-15mg/kg cân nặng. Sốt 38-39 độ là nên uống thuốc. Có thể kết hợp lau mát nếu trẻ sốt khó hạ, và nếu sốt quá cao, kèm co giật… thì nên vào bệnh viện ngay” – BS Tiến khuyên.

Theo các BS nhi khoa, mùa hè là mùa của nhưng cơn cảm vặt vì nắng nóng, mưa bất chợt lại trùng với thời điểm mà nhiều căn bệnh nhiễm như tay chân miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu, quai bị… hay lảng vảng gần trẻ. Bệnh do siêu vi hay gây sốt cao khó hạ, một số bệnh có thể có biến chứng nguy hiểm, vào sốc… Mặt khác, cơn sốt nếu không được dập tắt đúng lúc, để sốt cao quá, nhất là trên 40 độ thì có thể gây co giật, dẫn đến biến chứng nguy hiểm ở não bộ, thậm chí tử vong.

Anh Thư

Sốt là một phản xạ tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập. Trẻ bị sốt thường có thể chăm sóc tại nhà tuy nhiên trong trường hợp trẻ sốt cao từ trên 39 độ thì phải làm sao? Khi nào nên đưa bé đi viện?

Sốt không phải là bệnh mà là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Sốt có thể bắt nguồn từ một chứng viêm nào đó trong người gây ra.

Thân nhiệt bình thường của người lớn thường ở mức 36.1 đến 37.2℃. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì thân nhiệt cao hơn một chút, trong khoảng 36.6 đến 38℃.  Về mặt y khoa, khi thân nhiệt vượt quá ngưỡng 38℃ thì được xem là cơ thể đang sốt.

Trong trường hợp trẻ sốt cao từ trên 39 độ thì được xem là nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ hôn mê.

Để biết thân nhiệt của trẻ, có khá nhiều cách để xác định. Dùng nhiệt kế đo ở vùng hậu môn là cách đơn giản và chuẩn xác nhất đối với trẻ dưới 4 tuổi, riêng trẻ dưới 1 tuổi thì cực kỳ hiệu quả. Bạn đặt nhiệt kế ngay giữa khe mông của trẻ, có thể dùng tay ép cho hai bên mông trẻ kẹp chặt vào nhiệt kế để đo thân nhiệt.

Dùng nhiệt kế để xác định thân nhiệt của trẻ

Với trẻ trên 4 tuổi, bạn có thể dùng cách khác để đo thân nhiệt, phổ biến nhất là để trẻ ngậm nhiệt kế trong miệng. Nếu trẻ nằm yên và không quấy thì bạn có thể đo thân nhiệt bằng cách để nhiệt kế kẹp vào trong nách. Tuy nhiên các cách đo này sẽ cho kết quả nhiệt độ thấp hơn khoảng 0.5℃ so với đo ở vị trí hậu môn.

2/ Khi nào nên đưa trẻ đi viện?

Ở độ tuổi khác nhau thì khả năng chịu sốt của trẻ cũng khác nhau.Với trẻ dưới 3 tháng tuổi bạn chú ý chỉ cần thân nhiệt lên cao từ 38℃ trở lên thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Với trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi thì bạn cần quan sát tình trạng của trẻ thường xuyên. Nếu trẻ hạ sốt, người tỉnh táo, chơi đùa và uống được nước, không chán ăn, không khóc quấy… bạn vẫn nên tiếp tục theo dõi và kiểm tra thân nhiệt trước khi bé ngủ vào buổi tối.

Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, khi đã được tiêm phòng đầy đủ và sức đề kháng tốt hơn thì khi trẻ bị sốt, bạn nên chú ý vào các biểu hiện khác đi kèm sốt. Nếu trẻ có các triệu chứng như sốt ho, chảy nước mũi, nôn, tiêu chảy… thì có thể đưa trẻ sốt nhập viện để được kiểm tra, uống thuốc. Nếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ và sau khi được uống thuốc hạ sốt, không tái lại thì bạn chỉ cần ở nhà theo dõi trẻ thêm vài ngày cho đến khỉ trẻ hoàn toàn hồi phục.

Lưu ý, nếu tình trạng sốt của trẻ tái đi tái lại trong 5 ngày thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện. Đặc biệt nếu trẻ có thêm triệu chứng đau đầu dữ dội hay căng cứng cổ thì càng phải nhanh chóng đưa trẻ đi khám ngay, vì rất có thể trẻ mắc nguy cơ bị viêm màng não.

Thường xuyên theo dõi trẻ bị sốt để có biện pháp xử lý kịp thời

3/ Làm gì để hạ sốt cho trẻ?

Bạn hoàn toàn có thể áp dụng những cách làm dưới đây để chăm sóc trẻ giúp nhanh hạ sốt tại nhà. Tích cực hạ sốt cho trẻ giúp giảm các triệu chứng khó chịu cho trẻ đồng thời kiểm soát cơn sốt, tránh các rủi ro diễn tiến nặng hơn.

Trẻ dễ bị mất nước khi sốt, do đó bạn nên cho trẻ uống thêm nhiều nước để điều tiết thân nhiệt tốt hơn, nhằm hỗ trợ quá trình hạ sốt.

Để trẻ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Ngủ giúp cơ thể được thả lỏng, giảm mệt mỏi, có thời gian để hệ miễn dịch hồi phục đồng thời tăng cường hoạt động.

CÁC DẤU HIỆU KHÁC CỦA SỐT Ở TRẺ CẢNH BÁO SỰ NGHIÊM TRỌNG

Mặc dù các bậc cha mẹ thường lo lắng khi trẻ bị sốt cao, nhưng sốt cao không hẳn cho thấy nguyên nhân nghiêm trọng như thế nào. Một số bệnh nhẹ gây sốt cao, trong khi một số bệnh nặng chỉ gây sốt nhẹ. Các triệu chứng khác đi…

Khi trẻ sốt cao trên 38,5°C thì mẹ có thể cân nhắc cho trẻ uống thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol như Hapacol. Bố mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt có chứa paracetamol nhiều lần trong ngày và cách nhau 4-6 giờ hoặc khăn thấm nước ấm lau người giúp trẻ hạ sốt tạm thời. Thường xuyên theo dõi thân nhiệt để có thể nhanh chóng đưa trẻ sốt đi viện nếu phát hiện những bất thường nếu có.

Cẩn thận ghi nhớ lại sự thay đổi [tăng hoặc giảm nhiệt] của trẻ để nắm tình hình sức khỏe. Điều này sẽ giúp ích cho bác sĩ thăm khám và điều trị.

Đừng để trẻ sốt cao từ trên 39 độ mới đưa đi bệnh viện, vì sự chậm trễ có thể gây nhiều biến chứng khó lường. Hơn nữa quá trình chăm sóc trẻ khi bị sốt cần sự quan tâm và theo dõi thường xuyên của gia đình. Hy vọng các thông tin trong bài đã cung cấp cho bạn kiến thức về sốt ở trẻ rồi nhé!

Nguồn tham khảo: //sannhiquangninh.vn/news/danh-cho-nguoi-benh/luu-y-cac-truong-hop-tre-sot-cao-nen-nhap-vien-ngay.html

Video liên quan

Chủ Đề