Có ai thấy thông báo cấm nấu ăn nào ko năm 2024

Đầu bếp – cái nghề “nhiều áp lực – vắng niềm vui” chứ không mỹ miều như nhiều người lầm tưởng. Đằng sau những món ăn ngon chất lượng, cách bày trí cầu kỳ là nỗi khổ “nào ai thấu” mà chắc chỉ có người trong nghề mới thấu cảm được. Thể trạng thì có thể “cạn pin”, nhưng buộc phải phục vụ khách hàng ở mức “ngập tràn năng lượng”. Cùng đón đọc những khó khăn của nghề đầu bếp, và thấu cảm lý do vì sao họ thường nóng tính trong bài viết này của Ipos.vn nhé!

Đầu bếp là nghề không hề mỹ miều như nhiều người lầm tưởng

Cái nghề mà suốt ngày “quần quật” trong bếp để chế biến món ăn cho người khác chính là nghề đầu bếp. Cảm giác được đội mũ, khoác tạp dề chắc chắn sẽ mang đến cho người đầu bếp những niềm vui hân hoan, nhưng đổi lại cũng là những “trái đắng” ít ai thấu. Nhiều người có đam mê mãnh liệt với nghề bếp, nhưng rồi cũng phải từ bỏ sau một khoảng thời gian dài làm việc vất vả. Dù làm việc ở nhà hàng lớn hay quán ăn nhỏ, đầu bếp vẫn là người kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Và vị trí này thường là “key” quan trọng dẫn đến thành công của một thương hiệu ăn uống.

Xem thêm: Tại sao đầu bếp giỏi thường thất bại khi mở nhà hàng?

Nội dung

1. Công việc chính của đầu bếp là gì?

Tùy vào quy mô và mô hình hoạt động của nhà hàng, đầu bếp có thể chỉ định những chức vụ cụ thể như bếp chính, đầu bếp chuyên món Á, đầu bếp chuyên món Âu, đầu bếp nướng BBQ,… Tuy nhiên tựu chung lại, đầu bếp thường phải kiêm nhiệm 5 công việc chính sau đây:

  • Chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu trước khi mở quán và sau khi đóng quán
  • Phối hợp với các bộ phận khác trong bếp lên kế hoạch nhập và dự trữ nguyên liệu
  • Sơ chế, tẩm ướp, tiến hành chế biến và trang trí món ăn
  • Quản lý công việc tại khu vực bếp [nếu được phân công]
  • Vệ sinh khu vực bếp trước và sau ca làm việc
    Đầu bếp cần phải kiêm nhiệm khá nhiều công việc trong ngày

Tưởng chừng chỉ đứng bếp và nấu ăn, song công việc của đầu bếp đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Bên cạnh đó, họ còn phải chịu nhiều áp lực vô hình, khiến ít ai có thể trụ vững trong nghề lâu năm.

2. Nỗi khổ nào ai thấu của nghề đầu bếp

Vì sao đầu bếp thường nóng tính? Đó là câu hỏi mà nhiều người hay thắc mắc. Chúng ta thường thấy những Masterchef trên truyền hình với thần thái chuyên nghiệp và phong cách làm việc “rảnh rang” thoải mái. Thế nhưng, đầu bếp lại là cái nghề phải chịu 7749 áp lực đến từ nhiều phía khác nhau.

2.1. Sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Cùng một người đầu bếp đó, nhưng họ còn phải kiêm nhiệm việc nấu ăn sáng, trưa, chiều, tối cho khách hàng. Chưa kể đến trong nhiều nhà hàng nhỏ, đầu bếp còn phải trực tiếp đi mua nguyên liệu chế biến. Vào những dịp cuối tuần, lễ tết và cao điểm, đầu bếp có khi phải làm đến 20 tiếng/ngày, gây ra các vấn đề về sức khỏe như:

  • Đau bao tử: Do không được nghỉ ngơi đúng giờ, đầu bếp thường ăn uống vội vàng dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tệ hơn là đau dạ dày.
  • Thừa cân/béo phì: Mặc dù cường độ làm việc dày đặc như vậy, nhưng do làm trong môi trường nóng, thiếu nước, các đầu bếp có xu hướng gặp vấn đề về cân nặng. Đặc biệt là béo phì do ăn uống và làm việc không khoa học.
  • Đau cổ, vai gáy và cột sống: Đầu bếp khi làm việc luôn phải đứng và cúi đầu trong một thời gian dài, chưa kể việc phải thường xuyên cầm đồ nặng bằng 1 tay [xóc chảo] khiến họ gặp phải vấn đề về cổ và cột sống.
  • Phù chân: Đến đầu bếp nổi tiếng như Gordon Ramsay cũng phải dừng nấu ăn vì chấn thương đầu gối và bàn chân, nên việc phù chân sau khi đứng 12 tiếng/ngày là vấn đề phổ biến mà các đầu bếp thường gặp.
  • Thay đổi vị giác: Sau một ngày dài làm việc vất vả, dường như các đầu bếp đã “cạn pin” và rồi cần bù năng lượng bằng muối và nước. Vậy nên, các món ăn cuối ngày thường có bị nêm nếm khá mặn, gây ra những rắc rối cho nhà hàng và chính đầu bếp.
  • Tổn thương da: Do bếp quá nóng, dầu bắn vào người khiến làn da của đầu bếp thường bị mụn. Những vết thương do phỏng dầu, dao cắt vào tay,… quả thực khó mà tránh khỏi.
    Đầu bếp xóc chảo bằng một tay, về lâu dài dẫn đến việc đau nhức xương khớp

2.2. Không gian bếp cực bí nóng

Một điều ít ai thấu cảm cho nghề đầu bếp là, họ phải đứng trong không gian bếp nóng lực bí bách quá lâu. Trong không gian đó chứa đủ tạp âm và mùi vị khiến bộ phận bếp khó mà có tinh thần sảng khoái. Mỗi khi xào/chiên món ăn và bị dầu ăn bắn vào tóc, mặt, tay,… đầu bếp thậm chí không có thời gian để chữa lành vết thương ngay lập tức. Họ còn hiếm hoi có thời gian để uống nước, mà luôn phải tập trung cao độ với lượng order lớn cùng hàng tá món ăn khác nhau.

Xem thêm: Công việc của bếp chính nhà hàng là gì? Mức lương bao nhiêu là hợp lý?

2.3. Liên tục mâu thuẫn với bộ phận bàn

Mâu thuẫn giữa 2 bộ phận bàn – bếp được coi là “chuyện cơm bữa” trong ngành nhà hàng. Thường thì có một vài mâu thuẫn xảy ra như sau:

  • Phục vụ nhầm lẫn trong việc ghi nhận order, dẫn đến việc bếp phải chế biến lại món ăn khác
  • Phục vụ không biết sắp xếp đơn order, khiến đầu bếp không tối ưu được quy trình chế biến
  • Bếp bị dồn nhiều order cùng lúc, không thể phục vụ kịp khiến phục vụ phải giải quyết phàn nàn từ khách hàng
  • Khách hàng chỉ tip cho phục vụ, mà quên nỗ lực của bộ phận bếp
  • v.v…
    Mâu thuẫn giữa bộ phận bếp và bàn dường như “không có hồi kết”

2.4. Không có thời gian cho riêng mình

Không riêng gì nghề bếp, mà đã làm trong ngành dịch vụ thì khó ai có thể dành nhiều thời gian cho bản thân và gia đình. Họ cũng chẳng có nổi thời gian để nhâm nhi một tách cà phê đúng nghĩa”. Những điều nhỏ nhặt như du lịch cùng gia đình, hay dành một ngày lễ nghỉ ngơi là điều quá đỗi xa xỉ với người làm nghề đầu bếp.

Thế nhưng, dù có buồn tủi hay cô đơn đến nhường nào, đầu bếp vẫn phải niềm nở và tập trung cao độ để phục vụ khách hàng. Chỉ cần một sai sót nhỏ thôi, nhà hàng sẽ gặp những “phốt” khủng hoảng lớn, và đầu bếp hoàn toàn có thể bị cho nghỉ việc ngay sau đó.

Nghề đầu bếp thường không có thời gian riêng cho bản thân mình

Nghề đầu bếp quả đúng là “làm dâu trăm họ”. Bao nhiêu đam mê thuở ban đầu đều lụi tàn dần theo thời gian vì công việc quá áp lực. Vì vậy là một người làm chủ, hãy cố gắng hiểu vì sao đầu bếp nóng tính, và thấu cả những nỗi khổ mà họ đang phải gồng gánh hàng ngày.

Đôi khi, các phần mềm quản lý cũng sẽ giúp công việc hay áp lực lên đầu bếp trở nên nhẹ nhàng hơn đó!

Chủ Đề