Có bao nhiêu doanh nghiệp tại Việt Nam 2023?

Thông tin từ Cục đăng ký Kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 6/2023 có 13.904 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 138.746 tỷ đồng, tăng 4,8% về số doanh nghiệp và tăng 14,6% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2022.

Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6/2023 là 103.887 người, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, tháng 6/2023 ghi nhận có 7.098 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, mức cao nhất trong giai đoạn 6 tháng đầu năm, tăng 215% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất hiện những tín hiệu tích cực trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tuy còn gặp phải nhiều khó khăn [Ảnh: PV] 

Cũng theo Cục đăng ký Kinh doanh, cùng trong tháng 6/2023, cả nước có 12.333 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó, có: 5.102 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2022; 5.749 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2022; 1.482 doanh nghiệp đã giải thể, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, có thể thấy, tình hình đăng ký doanh nghiệp trong tháng 6 ghi nhận những tín hiệu tích cực, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2023, có hơn 113 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại thị trường. Bình quân mỗi tháng có gần 19 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Cũng 6 tháng qua, ghi nhận khoảng 100 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trung bình mỗi tháng có 16,6 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Con số này đã giảm so với mức bình quân doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong một tháng của giai đoạn 4 và 5 tháng đầu năm 2023. Đây là những tín hiệu tích cực trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp phải nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, vẫn phải thắng thắn nhìn nhận rằng, doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là gặp khó về vốn kinh doanh. Số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục có xu hướng giảm; tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới chỉ đạt mức 707.457 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 75-80% tổng số vốn đăng ký cùng kỳ trong các năm chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Hơn nữa, số vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 9,3 tỷ đồng, mức thấp nhất trong 6 tháng đầu năm kể từ năm 2017. Đồng thời, số vốn đăng ký tăng thêm của doanh nghiệp đang hoạt động cũng giảm tới 48,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Số liệu của Cục đăng ký Kinh doanh cũng nêu rõ, trong thời gian qua, mặt bằng lãi suất đã được giảm tương đối. Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm liên tục 4 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5 - 2,0%/năm. Mặc dù vậy, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp, đến 15/6/2023 chỉ tăng 3,36% so với năm 2022, chưa bằng 1/4 mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm [khoảng 14-15%]. Lý giải nguyên nhân của việc tín dụng tăng trưởng chậm, Báo cáo của Cục đăng ký Kinh doanh là do doanh nghiệp hiện nay khá khó khăn, hàng tồn kho nhiều, thậm chí một số doanh nghiệp phải giảm bớt người lao động. Giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao dẫn tới giá cả hàng hoá tăng, trong khi sức mua của nền kinh tế cả trong nước và thế giới đều suy giảm, gây khó khăn về đầu ra tiêu thụ sản phẩm do thiếu đơn hàng, điều này dẫn đến nhu cầu vay vốn mới để sản xuất giảm sút. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính suy yếu, không có phương án kinh doanh khả thi dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu vay vốn của ngân hàng. Mặt khác, nguồn vốn thị trường như: trái phiếu, chứng khoán và thị trường bất động sản chậm khôi phục. Do đó, các bộ, ngành cần tiếp tục đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, tìm kiếm, phát triển, tháo gỡ khó khăn về thị trường tiêu thụ. Khi có thêm những giải pháp thúc đẩy đầu ra thì doanh nghiệp mới cải thiện được khả năng trả nợ, tăng khả năng hấp thụ vốn.

Số liệu tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 còn cho thấy, kinh doanh bất động sản tiếp tục là lĩnh vực chịu áp lực và ảnh hưởng nặng nề nhất khi số doanh nghiệp gia nhập thị trường và số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực này đều có mức sụt giảm rất mạnh so với cùng kỳ 2022, trong khi số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản rút lui khỏi thị trường lại có xu hướng tăng cao. Điều này đối lập với mức tăng trưởng ấn tượng về số doanh nghiệp gia nhập thị trường của lĩnh vực này trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2021 so với năm 2020./.

Xác định loại hình doanh nghiệp trước khi thành lập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mới là công việc rất quan trọng. Theo quy định, hiện nay tại Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp hợp pháp. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu, nhược điểm khác nhau. 

Có 5 loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam hiện nay

1. Có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam?

Loại hình doanh nghiệp là hình thức mà các cá nhân, tổ chức lựa chọn, thể hiện mục tiêu mà doanh nghiệp muốn xây dựng. Theo đó, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có một hình thức xây dựng và phát triển riêng đảm bảo tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam và mỗi doanh nghiệp khi mới thành lập sẽ được cấp một mã số doanh nghiệp duy nhất. Các loại hình doanh nghiệp đó là:

1.1 Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp 100% vốn điều lệ do nhà nước nắm giữ, có thể theo cơ cấu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế tự chịu trách nhiệm quản lý, vận hành thu chi và được pháp luật bảo hộ.

1.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn [TNHH]: là doanh nghiệp có vốn điều lệ do các cá nhân hoặc tổ chức sở hữu theo tỷ lệ góp vốn.

Các đặc điểm của một Công ty trách nhiệm hữu hạn là:

- Có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Có thể được thành lập bởi một thành viên [công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên] hoặc từ hai đến tối đa 50 thành viên [công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên] quy định tại Khoản 7, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển nhượng vốn điều lệ cho người khác theo quy định của luật và điều lệ công ty.

Công ty TNHH một thành viên do 1 cá nhân sở hữu

1.2.1 Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp có vốn điều lệ do một cá nhân hoặc một tổ chức sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. 

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có các đặc điểm sau:

- Có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- không được phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ cho người khác, trừ trường hợp được quy định khác bởi luật đặc biệt.

- Không được phát hành cổ phần [trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần].

- Được phát hành trái phiếu theo quy định.

Về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH 1 thành viên là:

- Được tổ chức và hoạt động theo một trong hai mô hình: Chủ tịch công ty, giám đốc hoặc Tổng giám đốc, hoặc Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. 

- Chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp Nhà nước thì công ty bắt buộc thành lập Ban kiểm soát, trường hợp khác do công ty quyết định. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát, kiểm soát viên thực hiện theo đúng quy định. 

- Chủ sở hữu công ty là cá nhân thì có Chủ tịch công ty, giám đốc, hoặc Tổng giám Đốc. 

1.2.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ hai đến tối đa 50 thành viên, là các cá nhân, tổ chức hoặc cả cá nhân và tổ chức, sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của công ty theo tỷ lệ góp vốn và chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

Đặc điểm của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Có thể chuyển nhượng vốn điều lệ cho người khác theo quy định của luật và điều lệ công ty.

- Phần vốn góp chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 51, 52, 53 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

- Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần. 

- Công ty được phát hành trái phiếu theo quy định.

Về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

- Công ty có Hội đồng thành viên, chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

- Công ty là doanh nghiệp là Nhà nước theo quy định và công ty con của doanh nghiệp Nhà nước phải thành lập Ban kiểm soát, các trường hợp khác do công ty tự quyết định.

Hiện nay, các cá nhân tổ chức khi cần biết các thông tin cơ bản về một công ty [mã số thuế, chủ sở hữu, địa chỉ...] có thể tra cứu thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí.

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

1.3 Công ty cổ phần

Công ty Cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần gọi là cổ phần và thành viên của công ty là các cổ đông sở hữu một hoặc nhiều cổ phần. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có thể niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để thu hút vốn từ nhiều nguồn.

Đặc điểm của công ty cổ phần gồm có:

- Cổ phần: Vốn điều lệ chia thành các phần bằng nhau.

- Cổ đông: Có thể là cá nhân, hoặc tổ chức, trong đó, tối thiểu là 3 cổ đông, không giới hạn số cổ đông tối đa.

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp.

- Cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo quy định.

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán của công ty.

Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần có thể hoạt động theo 1 trong 2 mô hình sau:

1] Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị [HĐQT], Ban kiểm soát, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Lưu ý, trường hợp công ty có dưới 11 cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% cổ phần thì không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát.

2] Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị , giám đốc/ Tổng giám đốc. Trong đó, ít nhất 20% thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập, có UB kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của UB kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

1.4 Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp danh, là các cá nhân có uy tín và trình độ chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động của công ty và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

Ngoài các thành viên hợp danh, công ty hợp danh có thể có các thành viên góp vốn, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Đặc điểm của công ty hợp danh là:

- Có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, kinh doanh dưới một tên chung. Bên cạnh các thành viên hợp danh, công ty còn có thể có thêm thành viên góp vốn. 

- Thành viên hợp danh là cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. 

- Thành viên góp vốn: là tổ chức hoặc cá nhân, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp. 

- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Không được niêm yết cổ phiếu hay phát hành trái phiếu. 

1.5. Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Đặc điểm của Doanh nghiệp tư nhân là:

- Không có tư cách pháp nhân và không được phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay cơ sở kinh doanh

- Không được phát hành chứng khoán. 

- Có quyền sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật

- Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư vấn, chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh và thành viên hợp danh của công ty hợp danh. 

- Doanh nghiệp không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Chủ doanh nghiệp quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân:

- Có toàn quyền quyết định các hoạt động kinh doanh của công ty, sử dụng lợi nhuận và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.

- Có thể trực tiếp điều hành hoặc thuê người khác làm giám đốc để quản lý thay, nhưng vẫn phải chịu mọi trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chủ doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật, với tư cách người yêu cầu giải quyết các việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn… trước Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định. 

Trên đây là những chia sẻ từ phần mềm BHXH eBH về các loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam hiện nay. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho Quý độc giả.

Chủ Đề