Co cq ca là gì

CO và CQ là hai thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Quan trọng trong lĩnh vực xây dựng hoặc lĩnh vực cơ điện như ống luồn dây điện, máy móc thiết bị,…. Chúng đại diện cho nguồn gốc xuất xứ cùng các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm.

CO và CQ được sử dụng khá nhiều trong các chứng từ  cũng như hồ sơ thủ tục trong quá trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

CO là gì?

Mặc dù luôn xuất hiện cùng nhau nhưng thực tế CO và CQ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chúng có từng chức năng riêng biệt giúp ích cho các công đoạn khác nhau trong thủ tục hải quan.

Khái niệm CO

CO hay C/O, COO là viết tắt của từ: Certificate of origin. Đây là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Được cấp phép từ cơ quan có thẩm quyền quốc gia sở tại có hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó.

Chứng nhận CO này cần phải được tuân thủ chặt chẽ các quy định của quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu. Chúng biểu thị nhiều vấn đề của cả 2 nước như: Thuế quan, ưu đãi thuế quan, có hạn ngạch,…

Ví dụ: Hàng hóa ở các nước ASEAN xuất khẩu sang Việt Nam nếu có CO form D thì có thể được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt. Hầu hết mọi ưu đãi về thuế khi có CO sẽ thấp hơn.

Bên cạnh chứng từ CO hàng hóa hải quan. Thì các sản phẩm còn cần đạt đủ tiêu chuẩn của các loại giấy tờ chứng nhận chất lượng, sản phẩm sản xuất như ISO, IEC,…

Xem thêm: IEC- Commission và Hệ thống các loại tiêu chuẩn sản xuất chất lượng.

Vai trò của CO

Mục đích chính của chứng nhận CO là chứng minh hàng hóa đó có rõ ràng và hợp pháp về thuế quan. Phù hợp với các quy định khác của pháp luật. Về xuất nhập khẩu của hai quốc gia xuất và nhập khẩu hàng hóa.

Ngoài ra CO còn là căn cứ để xác định tiêu chuẩn để hàng hóa được nhập khẩu vào quốc gia khác.

Ví dụ: Theo công văn 3016/BKHCN-ĐTG ngày 24/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Nếu mặt hàng nhập khẩu thiết bị máy móc đã qua sử dụng. Mà có nguồn gốc từ Trung Quốc thì không được phép nhập khẩu vào Việt Nam.

Gấy chứng nhận CO là một văn bản thương mại chứng thực về nguồn gốc hàng hóa và cơ quan hải quan sẽ yêu cầu nó là một phần của quy trình nhập khẩu hàng hóa.

Văn bản này sẽ được sử dugnj trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Chứng thực xác nhận bởi cơ quan tổ chức trong nước như phòng thương mại, tổ chức thương mại hoặc cơ quan lạnh sự quán.

Trong thực tế hiện nay thì nếu tại quốc gia nào đó. Chi phí sản xuất hàng hóa lớn hơn 50% tỷ lệ nội địa hóa cao hơn 50%. Thì quốc gia đó được chấp nhận là nơi xuất xứ của sản phẩm đó.

CQ là gì?

Khái niệm CQ

CQ là viết tắt của cụm từ Certificate of quality – Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.

Đây là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp hay không. Khi so sánh với tiêu chuẩn quốc gia sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.

Ý nghĩa của CQ

CQ như một loại giấy tờ chứng minh hàng hóa đạt chuẩn chất lượng phù hợp tiêu chuẩn. Được công bố kèm theo hàng hóa và là cam kết của người bán về chất lượng hàng hóa đối với người mua.

Các loại giấy tờ hải quan thì không yêu cầu bắt buộc phải có CQ như CO. Nhưng đối với một số mặt hàng nhập khẩu thì khi làm thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước. Thì CQ à loại giấy tờ chúng nhật yêu cầu cần phải có.

Tương tự như CO thì CQ cũng là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa. Do một cơ quan độc lập có thẩm quyền và chức năng cấp cho hàng hóa đó. Đơn vị sản xuất không có thẩm quyền phát hanh chứng nhận CQ cho sản phẩm của mình.

Nhà sản xuất chỉ có quyền công bố tiêu chuẩn áp dụng. Hoặc cấp chứng chỉ xuất xưởng, chứng nhận xuất xưởng cho hàng hóa mình sản xuất ra. Để chứng minh rằng sản phẩm đó được sản xuất với quy trình đạt chuẩn theo các tiêu chuẩn, thời gian cụ thể. Và đơn vị sản xuất sẽ chịu trách nhiệm về hàng hóa mà họ sản xuất ra.

Muốn được cấp chứng nhận CQ thì nhà sản xuất cần tự xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn thực tế CQ cho sản phẩm. Sau đó nhờ cơ quan tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ CQ.

Các câu hỏi thường gặp về CO CQ

  • Cơ quan có thẩm quyền nào có quyền yêu cầu doanh nghiệp xuất trình CO?

Cơ quan hải quan của quốc gia nhập khẩu, tổ chức tài chính sẽ yêu cầu doanh nghiệp xuất trình giấy chứng nhận CO.

Giấy chứng nhận xuất xứ CO chỉ được phép ký xác nhận bởi nhà xuất khẩu hoặc người ủy quyền theo pháp luật.

  • Sản phẩm chỉ cần đạt đủ tiêu chuẩn của CO và CQ?

Hầu hết các sản phẩm hàng hóa khi đã đạt đủ tiêu chuẩn CO và CQ thì đã đạt đủ tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa.

Tuy nhiên ở một số mặt hàng sản phẩm trong linh vực xây dựng thiết kế. Thì còn yêu cầu thêm một số tiêu chuẩn như TCVN hiện hành. Hoặc theo tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu riêng của công trình.

  • Giám định chất lượng là gì? Có cần thiết giám định ở đơn vị giám định có thẩm quyền?

Vấn đề này sẽ phụ thuộc vào đơn vị mua hàng. Họ có yêu cầu giám định chứng minh chất lượng hay không. Theo nguyên tắc thì có chứng chỉ CO và CQ thì sản phẩm đã đạt đủ tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế.

Ngoài ra các cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu giám định các tiêu chí khác. Nếu hàng hóa đó là mặt hàng đặc biệt hoặc bị nghi ngờ là rác thải hay xăng dầu.

  • Các hàng hóa đặc thù chỉ sản xuất được ở đơn vị sản xuất đặc biệt. Thì có cần giám định hay không?

Trường hợp này thì sẽ tùy thuộc vào quốc gia đó có đủ khả năng giám định hay không. Hoặc sẽ thuê tổ chức nước ngoài giám định tiêu chuẩn.

Trên đây là đầy đủ các thông tin cần thiết về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO và giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm CQ. Hi vọng bài viết sẽ đem lại các thông tin hữu ích cho quý khách hàng.

Trong mua bán hàng hóa, đặc biệt là đối với các sản phẩm nhập khẩu, CO CQ là một loại giấy tờ không thể thiếu trong hợp đồng mua bán. Giấy tờ này được người mua sử dụng nộp lên các cơ quan nhà nước, hoặc nộp thầu, hay đơn giản là để chứng minh hoàng hóa…. Vậy CO CQ là gì? Cùng Vimi tìm hiểu về loại giấy tờ quan trọng này

1 Chứng nhận CO CQ là gì

CO CQ là viết tắt của 2 cụm từ tiếng anh, phục vụ cho việc chứng minh 2 nội dung cơ bản đó là chứng minh nguồn gốc xuất xứ và chứng minh chất lượng sản phẩm.

CO là viết tắt của cụm từ ” Certificate of Origin “, là loại giấy tờ chứng minh rằng hàng hóa đang mua bán trao đổi, được sản xuất ở đâu, nơi bán đi là đơn vị nào, thuộc quốc gia nào, cũng như chứng nhận đơn vị và quốc gia nhập khẩu sản phẩm đó

CQ là viết tắt của cụm từ ” Certificate of Quality “, được dịch và sử dụng bằng từ ngũ tiếng Việt là ” Giấy chứng nhận chất lượng ” hàng hóa, phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc phù với tiêu chuẩn nào đó được quy định trên thế giới hoặc khu vực nào đó.

Với các mặt hàng kỹ thuật, như máy móc thiết bị có thể phải tuân thủ các tiêu chuẩn đăng ký như ASTM, ANSI, ASME của Mỹ, tiêu chuẩn DIN của Đức, tiêu chuẩn BS của Anh, hoặc tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản… Khi đó giấy chứng nhận CQ cần chứng minh sản phẩm đó sản xuất đạt các tiêu chuẩn đăng ký. Tham khảo các tiêu chuẩn kỹ thuật khác ➫ ” Quy đổi kích thước ống

Như vậy chúng ta đã hiểu được CO CQ là gì. Đó là 2 loại giấy tờ khác nhau, mang 2 ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên 2 bộ giấy tờ này thường được cung cấp cùng nhau, bởi hàng hóa cần chứng minh rõ ” Nguồn gốc ”  và ” Chất lượng

2CO 『Certificate of Origin』là gì 

Như đã trình bày ở trên, chúng ta biết rõ rằng CO – Giấy tờ chứng nhận nguồn gốc và xuất xứ của hàng hóa [ Ví dụ như thiết bị đo nhập khẩu – Đồng hồ nước ], tuy nhiên chi tiết về  CO trong bộ giấy tờ CO CQ là gì, chúng ta cần biết thêm các hạng mục dưới đây

Nội dung ghi trong CO là gì

Với mục đích là chứng minh rõ ràng nguồn gôc và xuất xứ của hàng hóa, bản chứng nhận CO là do đơn vị bán hàng cung cấp, chính vì vậy không có mẫu chung cho loại giấy tờ này. Tuy nhiên, các thông tin cơ bản của CO trong bộ hồ sơ CO CQ là gì

〉〉 Đơn vị bán hàng: Ghi rõ tên và địa chỉ của đơn vị – công ty bán hàng

〉〉 Đơn vị sản xuất: Ghi rõ tên và địa chỉ của đơn vị – công ty – nhà sản xuất trên CO là gì

〉〉 Quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu: Vì có thể hàng hóa được bán qua quốc gia thứ 3 nên trong CO thường có riêng mục này

〉〉 Đơn vị mua hàng: Ghi rõ tên và địa chỉ của đơn vị – công ty mua hàng

〉〉 Mô tả hàng hóa, bao gồm: Mô tả khái lược về hàng hóa, giá nhập khẩu, phân loại thuế quan, quốc gia sản xuất hàng

Mục đích của giấy chứng nhận CO là gì

Ngay trong mục 1,  chúng ta đã hiểu rõ mục đích của CO CQ là gì, tuy nhiên tại đây chúng ta sẽ chi tiết mục đích của riêng loại giấy chứng nhận CO này

〉〉 Mục đích cơ bản nhất của giấy tờ này là chứng minh, hàng hóa trong hợp đồng mua bán của bên bán và bên mua là hợp pháp thuế, không trồn thuế và có xuất xứ rõ ràng

〉〉 Đồng thời, chứng minh tính hợp pháp của sản phẩm ở cả quốc gia bên bán và bên mua

〉〉 Sản phẩm có CO rõ ràng, sẽ được áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế trợ giá [ nếu có ] dễ dàng hơn

〉〉 Là trợ giúp gián tiếp cho phòng thương mại, trong việc thống kê và quản lý xuất nhập khẩu

〉〉 Thông tin quốc gia sản xuất trên CO sẽ giúp người mua hàng hiểu được tiêu chuẩn sản xuất của sản phẩm đó, bởi hầu hết các sản phẩm đều sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế.

Những văn bản liên quan đến chứng nhận CO

Ngoài những văn bản chung liên quan đến CO CQ là gì, dưới đây là các văn bản liên quan đến xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, tùy vào từng quốc gia khác nhau Việt Nam chúng ta lại có những quy định riêng về xuất xứ hàng hóa với quốc gia xuất khẩu vào Việt Nam, và nhiều văn bản luật liên quan khác

Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03/04/2018 của Bộ Công thương quy định về xuất xứ hàng hóa.
Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Quyết định số 4286/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2015 của Tổng cục Hải quan quy định về quy trình kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa.
Quyết định số 136/QĐ-TCHQ ngày 25/01/2016 của Tổng cục Hải quan về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 4286/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2015 của Tổng cục Hải quan quy định về quy trình kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa.
Công văn số 887/TCHQ-GSQL ngày 08/02/2013 của Tổng cục Hải quan về việc vướng mắc C/O.

3CQ 『Certificate of Quality』là gì 

Là giấy tờ chứng minh chất lượng sản phẩm, do nhà sản xuất cung cấp [ Ví dụ: Đồng hồ đo nhiệt độ,…], nhằm chứng nhận rõ ràng các mặt hàng [ bao gồm các sản phẩm cụ thể về chủng loại và số lượng ]

❶ Nội dung thường có trong CQ là gì

Với mục đích, làm rõ thông tin chất lượng nguồn hàng do chính nhà sản xuất cung cấp ra thị trường. Để nắm rõ về nội dung của bộ CO CQ là gì, hãy xem các chi tiết thường ghi trên CQ về sản phẩm như:

〉〉 Thông tin nhà sản xuất: Tên và địa chỉ cụ thể của công ty sản xuất sản phẩm

〉〉 Thông tin đơn vị mua hàng: Tên và địa chỉ của công ty bên mua

〉〉 Thông tin về số lượng hàng hóa: Mô tả và mã hàng hóa, số lượng, cân nặng [ Tổng đơn ]

〉〉 Thời gian và địa điểm xuất hàng: Thời gian – địa chỉ cảng đi và cảng đến

〉〉 Xác nhận của nhà sản xuất: Bao gồm dấu và logo của nhà sản xuất, cùng với ký và đóng dấu của thủ trưởng đơn vị phụ trách

❷ Mục đích của giấy chứng nhận CQ là gì

Chi tiết cho mục 1, về mục đích của CO CQ là gì, dưới đây là liệt kê về các mục đích cơ bản của CQ – Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.

〉〉 CQ giúp cho đơn vị bán và đơn vị mua, chứng minh hàng hóa trong giao dịch là đảm bảo chất lượng, không phải là hàng giả, hàng nhái hay hàng kém chất lượng.

〉〉 Việc phát hành CQ, phải được sự chấp nhận của đơn vị quản lý [ Cơ quan kiểm định chất lượng Quốc Gia hoặc Quốc Tế ] nơi nhà sản xuất đăng ký tiêu chuẩn sản xuất.

〉〉 Cũng giống như CO, khi văn bản CQ được phát hành, đồng nghĩa với việc sản phẩm đó được luật pháp của nơi sản xuất thừa nhận tính hợp pháp.

〉〉 Khi hàng hóa được nhà sản xuất cho xuất xưởng, nhà máy hoặc xưởng sản xuất chỉ được cấp phép về giấy tờ chứng minh xuất xưởng, hoặc – và , chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn sản xuất của nhà máy. Còn khi phát hành Giấy Chứng Nhận Chất LượngCQ ”  – ” Certificate of Quality ” , sản phẩm đã được cơ quan có đủ thẩm quyền và chức năng thẩm định [ Thường là cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chuyên môn – hoặc cơ quan quản lý độc lập ]

〉〉 Chứng nhận chất lượng CQ, còn giúp cho khách hàng biết được sản phẩm đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn đăng ký và đáp ứng được các thông số kỹ thuật do tiêu chuẩn đó quy định và nhà sản xuất công bố

❸ Chủng loại mặt hàng cần chứng nhận CQ

Sản phẩm, thiết bị cần CO CQ là gì? Về bản chất thì bất kỳ mặt hàng nào cũng cần có CO lẫn CQ, tuy nhiên thực tế cho thấy chúng ta có thể chứng minh bằng nhiều cách khác nhau, phù hợp với các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau của từng khu vực, địa phương và nền kinh tế nơi đang sử dụng sản phẩm.

Hầu hết tất cả các mặt hàng nhập khẩu đều cần phải có giấy chứng nhận chất lượng CQ, bao gồm cả hàng dân dụng và hàng phục vụ công nghiệp

Các mặt hàng sản xuất trong nước và tiêu thụ nội địa cũng có giấy chứng nhận chất lượng, với mục đích đảm bảo chất lượng hàng hóa sản xuất Tiêu Chuẩn Quốc Gia Việt Nam [ TCVN ], hoặc tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng tại Việt Nam [ ISO ], tránh sự hàng nhái kém chất lượng bán ra thị trường

Đặc biệt các sản phẩm công nghiệp như: Máy móc trong xây dựng, thiết bị cơ khí nghành ô tô – tàu thủy – máy bay…, các thiết bị đo [ như: Đồng hồ đo áp suất, nhiệt độ hoặc đồng hồ đo lưu lượng…] , các sản phẩm được sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế khác nhau.

4 CoC là gì

Nhiều khi bạn là khách hàng yêu cầu đơn vị cung cấp CQ, nhưng họ không cung cấp được và chỉ cấp cho bạn CoC. Vậy CoC là gì? Sự liên quan của loại giấy tờ này với bộ hồ sơ CO CQ là gì? CoC là cụm từ viết tắt bằng tiếng anh của “Certificate oConformity”, giấy tờ này là văn bản ” Chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn ” hay còn thường được gọi là ” Chứng nhận hợp quy “.

CoC là gì 

Chứng nhận hợp quyCoC ” là kết quả của hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa của đơn vị được cấp CoC, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. Đây là hình thức chứng nhận, được thực hiện bởi sự thỏa thuận của tổ chức, hoặc cá nhân có nhu cầu chứng nhận hợp quy, với tổ chức chứng nhận sự phù hợp [bên thứ ba] là đơn vị được có thẩm quyền được cấp phép

 Sự khác nhau giữa CoC và CQ 

Để hiểu rõ sự liên quan và sự khác biệt của CoC với CO CQ là gì, chúng ta cần phân tích sự khác nhau giữa CoCCQ

Δ Sự khác nhau rõ rệt nhất đó là: CQ – Chứng nhận chất lượng sản phẩm, còn CoC – Chứng nhận sản phẩm phù hợp với quy chuẩn. Như vậy CQ sẽ có tầm bao quát sản phẩm rộng hơn CoC

Δ Chứng nhận hợp quy CoC có thể được cấp bởi nhà máy hoặc 1 tổ chức chuyên môn uy tín hơn cung cấp. Tuy nhiên, CQ phải được đơn vị đủ năng lực chức năng và có thẩm quyền cung cấp.

Δ So sánh mức độ tin cậy của 2 loại giấy tờ này, qua phân tích chúng ta sẽ thấy rằng độ tín nhiệm đó phù thuộc vào uy tín và năng lực của đơn vị cấp phép. Có thể CoC là do nhà máy cung cấp, tuy nhiên đó là những tập đoàn toàn cầu thì chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng

CoC có thay thế được CQ

Với hàng chục năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các sản phẩm công nghiệp [ Ví dụ: Các loại van công nghiệp – Van bướm, van bi,…] , thiết bị đo và nhiều loại máy móc nhập khẩu khác. Chúng tôi đã từng cung cấp, gặp những thắc mắc và thực tế về việc cung cấp các loại giấy tờ liên quan như CO – CQ – CoC, qua đó thực tế trả lời rằng

CoC có thể thay thế được CQ trong các trường hợp sau:

Chủ đầu tư của các dự án chỉ cần CoC của nhà máy, hoặc CO  chứng nhận xuất xứ nguồn gốc của thương hiệu sản phẩm chỉ định

Khách hàng là những cá nhân mua hàng lẻ, cần CoC để chứng minh sản phẩm ” Hợp Quy Chuẩn ” mà người mua đặt ra, để thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn đó

CoC không thể thay thế CQ trong các trường hợp sau:

Δ Chủ đầu tư, tổng thầu thi công dự án quy định, bắt buộc sản phẩm đưa vào công trình phải có CO CQ và không cho phép thay thế bằng các loại giấy tờ khác.

Δ Sản phẩm thuộc các tiêu chuẩn quốc tế, những tiêu chuẩn mà chỉ có các tổ chức được tiêu chuẩn đó quy định được cấp phép chứng nhận bằng Chứng Nhận Chất Lượng Sản PhẩmCQ

Cách sử dụng tiếng anh khác của giấy hợp quy CoC

Ngoài cách CoC là viết tắt của “Certificate oConformity”, một số đơn vị sư dụng cách viết khác trong giấy ” Chứng nhận hợp quy ” như:

CoC là viết tắt của “Certificate oCompliance” – dịch thẳng nghĩa là ” Giấy chứng nhận tuân thủ ” , hoặc là “Certificate oConformance” – dịch trực ý ” Giấy chứng nhận phù hợp

Cả 3 cách viết trên đều là ” Chứng nhận hợp quy “, cùng chung mục đích và nội dung, chỉ khác nhau về cách thức trình bày và sử dụng danh từ khác nhau

5 Packing list là gì? Ý nghĩa sử dụng

Trong mua bán, giao dịch hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, chắc hẵn không ít lần chúng ta bắt gặp từ ” Packing List “, hoặc được yêu cầu cung cấp loại giấy tờ này. Vậy sự liên quan của giấy tờ này với bộ CO CQ là gì?

❶ Packing List là gì

Packing – dịch theo nghĩa thông thường là ” Đóng gói “, List – nghĩa tiếng anh là ” Danh Sách “. Như vậy hiểu một cách đơn giản, đây là ” Danh sách đóng gói ” hàng hóa, hay còn gọi là ” Chi tiết đóng gói ” hàng hóa.

Trong xuất nhập khẩu, người ta sử dụng bằng từ chuyên môn với tên gọi là ” Bảng Kê / Phiếu chi tiết hàng hóa “. Trong Packing List, mô tả chi tiết về nội dung lô hàng, có hoặc không bao gồm cả giá trị của lô hàng đó.

 Các chủng loại Packing List

Thông thường ” Phiếu chi tiết hàng hóa ” được chia làm 3 loại cơ bản, theo 3 cấp độ chi tiết khác nhau: Chi tiết, trung tính, trọng lương

Bảng kê đóng gói chi tiết – Với tự đề ghi bằng tên tiếng anh là “Detailed Packing List” , trong phần nội dung chi tiết hàng hóa sẽ ghi rõ mặt hàng, đơn giá hàng số và tổng số lượng.

Phiếu đóng gói trung lập, hoặc còn gọi là Bảng kê đóng gói trung tính – Loại bảng kê này có tự đề là ” Neutrai Packing List “, trên nội dung của phiếu không chỉ ra tên người bán.

Bảng kê đóng gói kiêm bảng kê trọng lượng – Loại bảng kê ” Packing and Weight List “, với nội dung thể hiện trên Packing List là tên hàng, trọng lượng tịnh và tổng trọng lượng của chuyến hàng, hoặc trọng lượng của từng thùng [ pallet, gói,…]

 Những nội dung cơ bản trình bày trong Packing List

Tùy thuộc vào từng chủng loại Phiếu chi tiết hàng hóa, mà trên nội dụng của Bảng Kê có thể khác nhau, tuy nhiên các thông tin cơ bản dưới đây sẽ được trình bày và thể hiện trong Bảng Kê Chi Tiết

Số hóa đơn và ngày lập

Thông tin của bên bán & bên mua, bao gồm: Tên và địa chỉ đăng ký kinh doanh, thường gồm cả Logo các bên

Thông tin về cảng xếp hàng [ cảng đi ] và cảng dỡ hàng [ cảng đến ]

Tên – Số hiệu tàu, số chuyến chở mặt hàng trong Packing List

Thông tin mô tả hàng hóa bao gồm: Mô tả chi tiết hàng hóa, số lượng, trọng lượng, tổng số kiện, thể tích của kiện hàng

Thời gian di chuyển dự tính từ cảng đi tới cảng đến.

 Ý nghĩa của Packing List

Khi chúng ta có ” Bảng Kê Chi Tiết Hàng Hóa “, bên mua hàng sẽ biết được các thông tin cần thiết, phục vụ cho việc tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa

Kiểm kê lại hàng hóa [ số kiện, cách đóng gói, hỏng hóc…] theo Phiếu Chi Tiết Hàng Hóa, khi dở hàng từ cảng hoặc khi nhận hàng vào kho bên mua.

Dựa trên cân nặng và thể tích của kiện [ thùng, pallet, gói,…hàng ] chúng ta cần sắp xếp, bố trí không gian kho, đủ để chứa hàng nhập về. Thiết kế, chuẩn bị đế hoặc giá đựng hàng trong trường hợp lưu kho

Bố trí phương tiện vận tải [ Xe bao nhiêu tấn, kích thước thùng xe có đủ không gian vận chuyển? ], phương pháp vận chuyển [ Xe container, xe tải, xe tải ba gác, xe máy…], chằng buộc phù hợp với mặt hàng, đảm bảo hàng hóa được bốc xếp và vận chuyển an toàn, đặc biệt với hàng dễ vỡ

Thuê mượn các thiết bị, máy móc bốc dở hàng hóa chuyên dụng trong trường hợp cần thiết [ Ví dụ: Hàng hóa là các thiết bị, máy móc lớn, như xe

Video liên quan

Chủ Đề