Xét nghiệm phân bao lâu có kết quả

Câu hỏi thường gặp về Test/Xét nghiệm COVID-19

01. Test/Xét nghiệm COVID-19 bao lâu có kết quả?

- Test nhanh kháng nguyên COVID-19 cho quả nhanh 15-30 phút kể từ khi nhận mẫu;
- Xét nghiệm RT-PCR COVID-19 cho kết quả trong vòng 5-12 giờ kể từ khi nhận mẫu;
- Xét nghiệm kháng thể bằng kỹ thuật sắc ký miễn dịch cho kết quả sau khoảng 15-30 phút kể từ khi nhận mẫu;
- Xét nghiệm kháng thể bằng kỹ thuật miễn dịch đánh dấu sử dụng công nghệ phát quang cho kết quả sau ít nhất 1 giờ kể từ khi nhận mẫu.

02. Test/Xét nghiệm COVID-19 có phải nhịn ăn không?

Người được Test/Xét nghiệm COVID-19 không cần phải nhịn ăn trước khi lấy mẫu. Tuy nhiên, nếu có bệnh sử đặc biệt hoặc đang điều trị biệt dược, cần phải thông báo cho bác sĩ trước khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm.

03. Test nhanh COVID-19 có đau không?

Test/Xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên hoặc PCR cần thực hiện lấy dịch mũi hầu không đau, có thể gây khó chịu trong vòng 15 giây đối với trẻ nhỏ và một vài người lớn có vấn đề về đường hô hấp trên.

Xét nghiệm kháng thể COVID-19 bằng phương pháp lấy mẫu máu chỉ gây nhói một chút tại vị trí trích máu. Tuy nhiên, người có bệnh về rối loạn đông máu hoặc đang điều trị biệt dược cần thông báo cho bác sĩ trước khi lấy máu.

04. Tỷ lệ âm tính giả, dương tính giả của Test/Xét nghiệm COVID-19

Không có tỷ lệ chính xác về tình trạng báo âm tính giả hay dương tính giả khi thực hiện các phương pháp Test/Xét nghiệm COVID-19. Tỷ lệ này phụ thuộc vào các yếu tố:

- Thời gian kể từ khi phát bệnh/khỏi bệnh [đối với xét nghiệm kháng thể];
- Nồng độ vi rút trong mẫu bệnh phẩm;
- Chất lượng mẫu bệnh phẩm thu được;
- Cách xử lý và công thức chính xác của thuốc thử trong que thử [đối với test nhanh kháng nguyên và sắc ký miễn dịch].
- Thời gian thu thập mẫu; loại mẫu; quá trình bảo quản, lưu trữ và xử lý mẫu.

05. Khoảng cách giữa 2 lần Test/Xét nghiệm COVID-19 là bao lâu?

Theo chỉ định của bác sĩ/cơ sở y tế/nhà chức trách địa phương.

06. Khi nghi nhiễm COVID-19 thì Test/Xét nghiệm lúc nào chính xác nhất?

Cá nhân, tập thể nếu phát hiện bản thân hoặc có người nghi nhiễm COVID-19, cần đến ngay cơ sở y tế nằm trong danh mục của Bộ Y tế để được Test/Xét nghiệm COVID-19 càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ cho sức khỏe và lây nhiễm trong cộng đồng.

Ngoài ra, nếu cá nhân nào nghi nhiễm COVID-19 cần thông báo cho đơn vị thực hiện xét nghiệm để được phân luồng, khám sàng lọc tại khu cách ly, giảm thiểu rủi ro phát tán dịch bệnh cho những người xung quanh.

Nếu phát hiện bản thân có nhiều yếu tố nguy cơ [yếu tố dịch tễ như tiếp xúc với F1, F2, F3 hoặc đến khu vực có dịch bệnh trong vòng 21 ngày qua hoặc có các dấu hiệu như sốt, ho, khó thở, mệt mỏi…] cần thực hiện phương pháp Xét nghiệm RT-PCR để cho kết quả chính xác nhất.

07. Test/Xét nghiệm COVID-19 tại Bệnh viện Hồng Ngọc có ưu điểm gì?

Hiện nay, Bộ Y tế đã cấp phép cho 180 cơ sở công lập và 4 bệnh viện ngoài công lập được thực hiện Xét nghiệm RT-PCR COVID-19.

Trong đó, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong 4 bệnh viện ngoài công lập đầu tiên được phê duyệt đủ yêu cầu để thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19 bao gồm Test nhanh và Xét nghiệm RT-PCR với các ưu điểm:

- Đội ngũ bác sĩ – kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp;
- Bộ lấy mẫu đạt tiêu chuẩn; máy móc hiện đại;
- Quy trình phân luồng, lấy mẫu, xét nghiệm an toàn cao;
- Cho kết quả nhanh, chính xác;
- Chi phí hợp lý theo quy định của Bộ Y tế.

08. Test/Xét nghiệm COVID-19 ở đâu?

Danh sách các địa điểm được Test/Xét nghiệm COVID-19 tại Hà Nội [Theo CDC Việt Nam]:

Lấy mẫu xét nghiệm đúng cách là bước quan trọng ảnh hưởng lớn đến kết quả xét nghiệm, tuy nhiên thực tế rất nhiều người bệnh khi lấy mẫu phân, mẫu nước tiểu không đúng cách dẫn đến việc từ chối mẫu, mất thời gian lấy lại mẫu, thậm trí ảnh hưởng đến chất lượng kết quả xét nghiệm...

Lấy mẫu xét nghiệm đúng cách là bước quan trọng ảnh hưởng lớn đến kết quả xét nghiệm, tuy nhiên thực tế rất nhiều người bệnh khi lấy mẫu phân, mẫu nước tiểu không đúng cách dẫn đến việc từ chối mẫu, mất thời gian lấy lại mẫu, thậm trí ảnh hưởng đến chất lượng kết quả xét nghiệm, vì thế MPH sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết các bước lấy mẫu xét nghiệm sao cho đúng để đem lại kết quả và chất lượng xét nghiệm chính xác nhất.


1. XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU
Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số là quá trình kiểm tra sự hiện diện, nồng độ các chất trong nước tiểu.
Bình thường, tỷ trọng và pH nước tiểu có giá trị cụ thể. Còn các chất bất thường trong nước tiểu có nồng độ rất thấp, không thể phát hiện được bằng các xét nghiệm thông thường. Nhưng khi phát hiện được, chúng là những chất bất thường trong nước tiểu, có thể cho thấy bạn đang có bệnh.
Trước khi thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt các lưu ý như: tránh ăn các thực phẩm làm nước tiểu đổi màu, không tập thế dục quá sức, không xét nghiệm khi đang hoặc gần bắt đầu chu kì kinh nguyệt, thông báo cho bác sĩ loại thuốc đang uống.
Cách lấy mẫu:

  • Lấy mẫu vào buổi sáng là tốt nhất.
  • Lấy vào lọ nhựa 50 ml theo mẫu qui định
  • Vệ sinh sạch sẽ đường tiểu.
  • Tiểu bỏ một phần nước tiểu đầu.
  • Tiểu trực tiếp vào lọ hoặc qua thông tiểu.
  • Lượng nước tiểu ít nhất 20ml.
  • Mang ngay tới phòng xét nghiệm trong vòng 2-3 giờ, muốn để lâu hơn phải bảo quản ở 4-80C và không được bảo quản đông.


KỸ THUẬT LẤY MẪU NƯỚC TIỂU 24H.
Sử dụng trong các xét nghiệm sinh hóa nước tiểu: đạm niệu 24h, amylase NT 24h, ure niệu 24h, Creatinine niệu 24h, Microalbumin niệu …
Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ được chỉ định trong trường hợp bác sĩ cần theo dõi lượng và tính chất của nước tiểu để đánh giá thận và tiết niệu.
Cách lấy mẫu:
Khoảng 8h sáng cho bệnh nhân đi tiểu để lấy hết nước tiểu ở bàng quang, xong đổ nước tiểu ấy đi, lấy bình nước tiểu sạch ghi tên BN, số gường. Cho BN chứa tất cả nước tiểu ngày hôm đó trong bình. Đến 8h sáng hôm sau báo BN đi tiểu lần cuối vào bình.

  • Cần dặn BN hứng nước tiểu mỗi khi đi tiểu.
  • Bình nước tiểu đậy kín để chỗ mát.
  • Tránh cho nước tiểu phân hủy, dùng các dung dịch bảo quản:

+ Thymol 1% 1ml/100ml NT
+ 1 giọt phenol trong 30 ml NT
+ Có thể dùng formalin 0.5 %

  • Đo tổng số lượng nước tiểu hứng được trong 24h.
  • Sau khi kết thúc, trộn đều bình nước tiểu và lấy khoảng 20 – 40 ml nước tiểu mang tới phòng xét nghiệm.

KỸ THUẬT LẤY MẪU NƯỚC TIỂU GIỮA DÒNG.
Mẫu nước tiểu giữa dòng có nghĩa là không thu thập phần đầu tiên hoặc phần cuối của nước tiểu chảy ra. Điều này làm giảm nguy cơ mẫu bị nhiễm vi khuẩn từ: bàn tay, da quanh niệu đạo, ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể.
Sử dụng trong các xét nghiệm nuôi cấy nước tiểu, nước tiểu 10 thông số.
Cách lấy:

  • Vệ sinh sạch sẽ trước khi lấy.
  • Tiểu tiểu bỏ một phần nước tiểu đầu tiên, sau đó tiểu vào lọ phần tiếp theo.
  • Lượng nước tiểu cần lấy ít nhất là 20ml
  • Mang ngay tới phòng xét nghiệm trong vòng 2-3 giờ

2. CÁCH LẤY MẪU PHÂN SOI TƯƠI
Xét nghiệm soi tươi phân tìm ký sinh trùng là kỹ thuật xét nghiệm tìm trứng các loài giun, sán và đơn bào hoặc các loại tế bào bất thường có trong mẫu phân người bị bệnh.

  • Nên đi kiểm tra xét nghiệm sớm ngay khi cơ thể có những bất thường như:
  • Rối loạn tiêu hóa: đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy hay táo bón, nôn và buồn nôn,…
  • Tính chất phân thay đổi bất thường: phân nhầy, có máu, lỏng như nước,…
  • Da xanh, niêm mạc nhợt.
  • Ngứa vùng hậu môn.
  • Dị ứng hay các vấn đề về da

Chuẩn bị

  • Bịch nilon
  • Lọ phân 50ml nắp màu vàng có thìa.
  • Dung dịch bao quản Formal 0.5%.

Cách lấy mẫu

  • Bước 1: Đi vào nhà vệ sinh
  • Bước 2: Trải bịch ni lon lên sàn nhà vệ sinh.
  • Bước 3: Đi phân vào trong bịch nilon [tuyệt đối không đi phân xuống nước trong bồn cầu]
  • Bước 4: Mở nắp lọ màu vàng và dùng muỗng trên nắp múc một ít phân rồi đậy lại vào lọ, ưu tiên lấy những phần phân có lẫn máu, mủ.
  • Bước 5: Buộc túi nilon lại và bỏ vào thùng rác.
  • Bước 6: Mang ngay mẫu phân tới phòng xét nghiệm trong vòng 2 giờ. Nếu lâu hơn phải liên hệ phòng xét nghiệm để được hướng dẫn sử dụng chất bảo quản.

3. CÁCH LẤY MẪU PHÂN NUÔI CẤY VI KHUẨN
Nuôi cấy phân là một xét nghiệm trên mẫu phân để tìm vi trùng [như vi khuẩn hoặc nấm] có thể gây nhiễm trùng. Mẫu phân được thêm vào một chất thúc đẩy sự phát triển của vi trùng. Nếu không có vi trùng phát triển, nuôi cấy là âm tính. Nếu vi trùng có thể gây nhiễm trùng phát triển, nuôi cấy là dương tính.

Chuẩn bị

  • Bịch nilon
  • Que tăm bông vô trùng

Cách lấy mẫu

  • Bước 1: Đi vào nhà vệ sinh
  • Bước 2: Trải bịch ni lon lên sàn nhà vệ sinh.
  • Bước 3: Đi phân vào trong bịch nilon [tuyệt đối không đi phân xuống nước trong bồn cầu]
  • Bước 4: Mở que tăm bông, phết đầu tăm bông vào nhiều mặt của mẫu phân [lưu ý chỉ phết vào các mặt phân chưa tiếp xúc với túi nilon, ưu tiên phết vào những phần phân có lẫn máu, mủ]
  • Bước 5: Buộc túi nilon lại và bỏ vào thùng rác.
  • Bước 6: Mang ngay mẫu phân tới phòng xét nghiệm trong vòng 2 giờ. Nếu lâu hơn phải liên hệ phòng xét nghiệm để được hướng dẫn sử dụng chất bảo quản.

 ----------------------------------------------

Bệnh viện đa khoa Mỹ Phước
• Đường TC3, Tổ 6, Khu Phố 3, Phường Mỹ Phước, TX.Bến Cát, Bình Dương.
• ĐT: 0274.3553.777 Fax: 0274.3553.659
• ĐT Cấp cứu: 0274.3535.115
• Website: //benhvienmyphuoc.vn/
• Facebook: //www.facebook.com/benhvienmyphuoc/

Chủ Đề