Có nên bật chế độ lọc ánh sáng xanh

Cho dù bạn sử dụng thiết bị Apple, Windows hay Android, chỉ cần thực hiện vài bước bật bộ lọc ánh sáng xanh dưới đây thì sẽ có thể bảo vệ mình.

Android Oreo

Một trong những điểm nổi bật của phiên bản Android Oreo 2017 là bổ sung chế độ Night Light, một tính năng lọc các thành phần ánh sáng xanh ra khỏi màn hình vào buổi tối nhằm bảo vệ đôi mắt và giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, bởi lẽ khi tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh trước khi đi ngủ có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ.

Để bật tính năng này và điều chỉnh cường độ của nó, bạn vào Settings, chọn Display, chọn Night Light. Còn đối với Android Pie mới nhất, được phát hành vào năm 2018, bộ lọc ánh sáng xanh sẽ tự động được kích hoạt.

Windows 10

Microsoft hiện đã cho phép người dùng Windows 10 kích hoạt chế độ ban đêm, giúp mắt bạn thư giãn trước khi đi ngủ hoặc làm việc trong môi trường tối.

Bạn chỉ cần vào mục cài đặt của Windows ở góc dưới bên phải màn hình, sau đó chọn Settings, chọn System, chọn Display và kích hoạt tính năng bằng cách nhấp vào Night Light hoặc điều chỉnh nhiệt độ màu bằng cách di chuyển xung quanh thanh trượt trong mục Night Light Settings.

Nếu muốn Windows tự động khởi động chế độ ban đêm vào một thời điểm nhất định trong ngày, bạn cũng có thể thiết đặt thời gian.

Mac và iOS

Tính năng này được gọi là Night Shift trên iPhone, iPad hoặc Mac, giúp bạn thay đổi phổ màu hiển thị trên màn hình.

Trên iOS, mở Control Center, nhấn vào biểu tượng Brightness, sau đó nhấn vào biểu tượng ánh nắng mặt trời nhỏ để bật Night Shift.

Ngoài ra, bạn có thể chọn Settings, chọn Display and Brightness và chọn Night Shift để điều khiển tính năng.

Đối với máy Mac, bạn có thể tìm thấy các cài đặt trong System Preferences, sau đó chọn Displays thì sẽ thấy Night Shift.

Sau khi được bật, Night Shift sẽ sử dụng định vị địa lý để tìm hiểu khi nào mặt trời lặn ở nơi bạn đang ở để tự động điều chỉnh màu sắc của màn hình khi ngày chuyển sang đêm.

CAO CƯỜNG

Có một sự thật không thể bàn cãi đó chính là việc nhìn quá lâu vào màn hình [có thể là điện thoại, máy tính, TV] trước khi đi ngủ sẽ mang lại rất nhiều tác hại cho mắt và chất lượng của giấc ngủ. Đã có không ít những nghiên cứu khoa học thực sự chỉ ra rằng ánh sáng xanh lam có ảnh hưởng đáng kể đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể và đặc biệt là não bộ của bạn, từ việc đảo lộn nhịp sinh học cho đến gây tổn thương cho các tế bào trong võng mạc. Tuy nhiên, loại ánh sáng này không ảnh hưởng đến tất cả chúng ta theo những cách thức giống nhau. Tác hại mà nó gây ra trên từng cá nhân là khác nhau và nó hầu như không gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, nhưng việc cắt giảm lượng ánh sáng xanh lam đi vào mắt vẫn là một việc mà mỗi chúng ta nên làm.

Mục lục

Ánh sáng màu xanh lam đứng đầu trong phổ năng lượng, có nghĩa là lượng photon trong ánh sáng xanh lam bị dội lên và xuống nhanh hơn một chút so với các màu khác tạo thành những sóng quang. Một bước sóng ngắn hơn đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa mỗi đỉnh của sóng là ngắn hơn [665 nanomet đối với ánh sáng đỏ, 470 nanomet cho ánh sáng màu xanh lam], và màu sắc được mắt nhận diện bởi vì những sóng này dội trực tiếp vào võng mạc của bạn.

Sau đó bộ não của bạn xử lý các bước sóng này đưa ra những phản ứng cho cơ thể. Bất kỳ lượng ánh sáng nào cũng có thể gửi các tín hiệu cho não bộ, những nguồn sáng có năng lượng cao hơn sẽ gửi đi những thông điệp mạnh mẽ hơn. Ánh sáng LED màu xanh lam tuy không phải là loại ánh sáng chứa nhiều năng lượng nhất, nhưng bởi vì chúng xuất hiện ở mọi nơi, do vậy mắt của chúng ta đang hấp thụ rất nhiều ánh sáng này mỗi ngày.

Ảnh hưởng đối với não bộ

Công bằng mà nói thì ánh sáng xanh lam cũng mang lại những lợi ích nhất định. Chúng tốt cho trí nhớ, cải thiện sự tỉnh táo, tăng cường sự tập trung, giúp phản ứng mau lẹ hơn, cũng như có lợi trong học tập và khả năng nhận thức của bạn. Vì vậy nếu bạn cần hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn, ánh sáng xanh lam hoàn toàn có thể giúp bạn cải thiện tình hình thêm một chút. Anh bạn này chỉ trở nên nguy hiểm và độc hại nếu chúng ta tiếp xúc với anh ta quá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm. Các nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về một số tác động tiêu cực của ánh sáng màu xanh lam, nhưng nhìn chung chúng cũng không quá nghiêm trọng như nhiều người vẫn lo ngại.

Gây khó ngủ

Một trong những lý do khiến ánh sáng xanh lam đặc biệt khiến bạn tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ hơn đó là nó gây ức chế cho quá trình sản xuất hoóc-môn melatonin trong não của bạn, có nghĩa là bộ não của bạn không nhận được tín hiệu cho biết đã đến lúc phải đi ngủ. Đây chính là nguyên nhân ánh sáng xanh lam khiến bạn khó ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ của bạn. Không phải tất cả mọi người đều phản ứng với ánh sáng xanh lam theo cùng một cách, nhưng nhìn chung các hiện tượng như khó ngủ, ngủ không sâu sau khi tiếp xúc với ánh sáng xanh lam là phổ biến nhất. Ngủ không đủ giấc, đặc biệt là ít hơn sáu giờ mỗi đêm có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về sức khỏe khác.

Gây rối loạn nhịp sinh học

Tất cả chúng ta đều có nhịp sinh học khác nhau - đồng hồ sinh học bên trong cơ thể giúp theo dõi thời điểm ta cảm thấy buồn ngủ hoặc cảm thấy tỉnh táo hơn. Thức khuya và tiếp xúc với nhiều loại ánh sáng nhân tạo có thể không ảnh hưởng nhiều đến nhịp sinh học của chúng ta, ngoại trừ trường hợp của ánh sáng nhân tạo màu xanh, chúng có thể gây ra nhiều những rối loạn khác nhau cho cơ thể con người, đặc biệt là vào ban đêm.

Một nghiên cứu của Harvard đã so sánh tác động của 6,5 giờ tiếp xúc với ánh sáng xanh lam so với ánh sáng màu xanh lục trong cùng một khoảng thời gian tương tự. Và kết quả cho thấy rằng ánh sáng xanh lam làm sai lệch nhịp sinh học trung bình khoảng 3 giờ, so với 1,5 giờ của ánh sáng xanh lục. Những rối loạn này có thể làm cho chúng ta buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày và thậm chí có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe, như nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

Ánh sáng xanh lam và cơ thể của bạn

Ánh sáng xanh lam ảnh hưởng đến cơ thể bạn một cách gián tiếp thông qua việc gây ảnh hưởng nhỏ đến hoạt động của não bộ, nhưng có một thực tế là ánh sáng lanh lam với tần số cao hơn, giống như các tia cực tím, thực sự có thể gây hại cho mắt bạn. Các ánh sáng chứa năng lượng cao như tia cực tím chắc chắn có thể làm hỏng da của bạn, vì vậy chắc chắn là ánh sáng xanh với cường độ mạnh đang tác động tiêu cực đến các tế bào nhận ánh sáng nhạy cảm trong mắt bạn.

Các tác động đã được thể hiện trong các nghiên cứu trên động vật, nhưng vẫn chưa được xác nhận một cách cụ thể ở người. Dù bằng cách nào đi chăng nữa, nó cũng không gây ra quá nhiều những tác động tồi tệ. Có chăng, tệ nhất là nó sẽ làm tăng tốc quá trình lão hóa tự nhiên của mắt thêm một chút.

Cách hạn chế ánh sáng xanh lam

Vì thực tế khoa học đã chỉ ra rằng một lượng lớn ánh sáng xanh lam nhân tạo không tốt cho bạn, vậy nên một số giải pháp đã được đưa ra.

Ứng dụng

Sử dụng các ứng dụng lọc ánh sáng xanh có lẽ là cách dễ dàng nhất để cắt giảm lượng ánh sáng xanh lam tiếp xúc với mắt của bạn, tuy nhiên không có quá nhiều bằng chứng về hiệu quả của cách ứng dụng này. Tính năng giảm độ sáng tự động có thể giúp ích nhiều hơn. Tuy hiệu quả vẫn chưa được chỉ ra cụ thể nhưng việc sử dụng những ứng dụng này chắc chắn vẫn sẽ giúp ích được một phần nào đó..

Kính lọc ánh sáng xanh

Hay còn được gọi là "computer glasses", những kính này thường được nhuộm màu vàng [nhưng khi đeo bạn vẫn có thể nhìn được như bình thường], loại kính này thay đổi bước sóng của ánh sáng truyền qua thấu kính. Chúng chặn các ánh sáng xanh lam. Đeo loại kính này trong khi sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ có thể giúp giữ ổn định mức melatonin tự nhiên. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tính hiệu quả của loại kính này phần lớn là không thuyết phục.

Bộ lọc ánh sáng màu xanh lam cho các thiết bị của bạn

Nếu bạn không muốn đeo kính, bạn có thể gắn một bộ lọc ánh sáng màu xanh lam trực tiếp lên màn hình thiết bị của mình. Chúng hầu như trong suốt, vì vậy màn hình của bạn sẽ không bị đổi màu, nhưng chúng hoạt động trên nguyên tắc giống như kính lọc ánh sáng xanh phía trên.

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử vào ban đêm

Thành thật mà nói, cực chẳng đã mới phải sử dụng đến giải pháp này. Ngay cả khi bạn hoàn toàn có thể dành hầu hết các buổi tối mà không cần phải sử dụng điện thoại hoặc máy tính của bạn, liệu bạn có muốn làm như vậy không? Tuy nhiên, nếu giảm bớt được thời gian nhìn vào màn hình các thiết bị điện tử, thì lời khuyên chung là bạn không nên dùng thiết bị trong một hai giờ trước khi đi ngủ.

Kết luận: Đừng nên quá lo lắng

Ánh sáng màu xanh sẽ không làm hỏng võng mạc của bạn và biến bạn thành một người mắc chứng mất ngủ kinh niên bất kể bạn nhìn vào màn hình bao lâu đi chăng nữa. Một số người có thể có phản ứng sinh học mạnh hơn so với những người khác khi tiếp xúc với ánh sáng xanh lam, nhưng miễn là bạn không ngủ ít hơn sáu tiếng mỗi đêm, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh lam có thể sẽ không làm thay đổi cuộc sống của bạn. Tuy nhiên hãy chủ động thay đổi thói quen cũng như có các biện pháp phòng tránh khi chúng làm cho bạn thực sự cảm thấy khó chịu

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề