Có nên cho trẻ học song ngữ sớm

Thế hệ những đứa trẻ song ngữ không còn hiếm hoi trong xã hội hiện nay. Điều này thể hiện sự thay đổi trong môitrường ngôn ngữ và tương tác với xã hội của trẻ đã khác thế hệ xưa rất nhiều. Nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu những lợi ích to lớn mà việc giáo dục ngôn ngữ sớm mang lại.

Giao tiếp dễ dàng và tự tin hơn

Ở độ tuổi mầm non, cách dạy trẻ học song ngữ đúng đắn nhất chính là thông qua những hoạt động vừa học vừa chơi, trò chuyện với bạn bè, thầy cô hoặc những người hỗ trợ khác. Với hoạt động này, trẻ có được những trải nghiệm thực tế, khám phá thế giới, kết nối với những người xung quanh và tiếp cận thêm một ngôn ngữ mới. Nhờ đó, kỹ năng giao tiếp của trẻ được nâng cao, và tự tin hơn khi nói chuyện với người khác, kể cả bằng tiếng mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ mới.

Nâng cao khả năng sử dụng song ngữ tương đương người bản ngữ

Trẻ em có khả năng rất lớn cũng có thể gọi là bản năng trong việc học ngôn ngữ, bất kể đó là tiếng mẹ đẻ, hoặc ngôn ngữ thứ 2, thứ 3. Đó không phải là năng khiếu. Đó là nhờ 2 bán cầu não của trẻ em đang phát triển rất linh hoạt trong việc ghi nhớ lẫn học tập, và trẻ sử dụng cả 2 bán cầu não để học ngôn ngữ. Trong khi đó, ở người lớn, ngôn ngữ phân hóa về 1 bên bán cầu.

Theo bà Phùng Thị Hải Âu sáng lập hệ thống Trường mầm non Quốc tế iBS thì việc học ngôn ngữ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ có khả năng hiểu biết toàn diện hơn về ngữ cảnh xã hội và cảm xúc của ngôn ngữ đó.. Do đó, nếu trẻ tiếp cận song ngữ từ nhỏ và tiếp tục được nuôi dưỡng, học tập trong môi trường song ngữ cho đến tuổi trưởng thành thì chúng hoàn toàn có khả năng đạt đến trình độ nói cả tiếng Anh và tiếng Việt tương đương người bản ngữ.

Trong khi đó, người lớn khi học ngôn ngữ lại bị ảnh hưởng sâu đậm bởi tiếng mẹ đẻ, và lý trí khi xử lý các vướng mắc khi đang học. Có thể dễ dàng nhận thấy một thực tế xung quanh bạn: Trẻ ở độ tuổi dậy thì cho đến lúc lớn có khả năng nắm bắt các quy tắc ngữ pháp, lý thuyết đặt câu rất nhanh, nhưng phản xạ khi giao tiếp lại rất thấp, chưa kể đến việc thường xuyên nói và viết sai ngữ pháp. Việc mắc lỗi khi mình đã lớn khiến nhiều người ngại nói, ngại giao tiếp, chuyển sang thích đọc và làm các bài kiểm tra ngữ pháp nhiều hơn. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng sử dụng song ngữ khi tiếp xúc với nó quá muộn, bà Hải Âu cho biết thêm.

Bà Phùng Thị Hải Âu sáng lập hệ thống Trường mầm non Quốc tế iBS

Tăng cường khả năng tập trung và xử lý vấn đề linh hoạt

Khi được học song ngữ với phương pháp đúng, với sự hướng dẫn của thầy cô và gia đình, trẻ sẽ dần hình thành khả năng tập trung nhờ việc luyện tập ghi nhớ từ ngữ, hình ảnh, cách phát âm, phản xạ với âm thanh và hình ảnh mà mình vừa học được.

Ngoài ra, trẻ được luyện tập kỹ năng giải quyết nhiều vấn đề cùng một lúc thông qua việc học. Điều này giúp mở ra nhiều hướng suy nghĩ và giúp trẻ giải quyết vấn đề tốt hơn, cũng đưa ra quyết định nhanh hơn.

Thúc đẩy sự phát triển của não bộ

Các nghiên cứu của trường đại học London [Anh] đã chỉ ra rằng thấy việc học song ngữ từ khi mầm non đã làm thay đổi lượng chất xám tại vùng não bộ chứa thông tin. Lượng chất xám trên vùng não trái của những trẻ biết ngoại ngữ sớm thường có xu hướng cao hơn so với những em chưa học ngoại ngữ, hoặc học muộn hơn.

Học song ngữ đúng cách sẽ giúp trẻ tiếp cận ngôn ngữ một cách chủ động và hứng thú hơn

Ở Việt Nam, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng, việc cho trẻ học song ngữ rất dễ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ, hoặc trẻ giỏi ngoại ngữ song song hơn tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, rất nhiều quốc gia trên thế giới mà gần nhất là Singapore đã đưa ra chính sách học song ngữ từ năm 1966 và trở thành một cam kết suốt đời trong chính sách giáo dục ở quốc đảo này. Và ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy quốc gia này đã phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng và công dân Singapore đã trở thành công dân toàn cầu như thế nào nhờ chính sách song ngữ trong cải cách giáo dục.

Để giúp con phát triển đúng đắn nhất, cha mẹ cần tìm hiểu, giúp đỡ và hỗ trợ con tiếp cận những phương pháp đúng nhằm đảm bảo một đầu ra hoàn thiện và trọn vẹn khi học song ngữ.

Video liên quan

Chủ Đề