Cơ sở ban hành văn bản áp dụng pháp luật là gì?

Như đã biết, pháp luật là công cụ quản lí xã hội. Thông qua pháp luật, con người được sống và làm việc trong một môi trường an toàn và có kỷ luật. Ở bất cứ một quốc gia nào cũng cần ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật để nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người cũng như sự phát triển của đất nước. Việc áp dụng pháp luật có thể được xem xét ở nhiều góc độ, mức độ và nhiều khía cạnh khác nhau. Áp dụng pháp luật cũng là để đem lại quyền lợi cho người dân mà thể hiện tính dân chủ của nhà nước. Vậy áp dụng pháp luật là gì và để lí giải những vấn đề xung quanh nó, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé:

Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước. Được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền. Nhằm cá biệt hóa quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể.

Ví dụ: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế phải tiến hành theo những quy định cụ thể của thủ tục xử phạt vi phạm hành chính như lập biên bản, ra quyết định xử phạt…; Tòa án giải quyết vụ án đơn phương ly hôn; Cảnh sát giao thông xử phạt người có hành vi vi phạm quy định khi tham gia giao thông…

Các trường hợp áp dụng pháp luật cụ thể:

1, Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ mà tự họ không thể giải quyết được, phải nhờ cơ quan nhà nước [hoặc cơ quan của tổ chức xã hội] có thẩm quyền giải quyết;

2, Khi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước;

3, Khi cần áp dụng chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật;

4, Khi nhà nước thấy cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể quan hệ pháp luật hoặc để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lí như xác nhận di chúc, xác nhận văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng viết tay, chữ kí của người có thẩm quyền…

Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý có nội dung, tính chất của văn bản mang tính cá biệt. Mang nội dung có tính chất quyền lực mà được lập, xác lập dựa trên yêu cầu vụ việc mà các chủ thể có thẩm quyền [cơ quan nhà nước, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền] đưa ra quyết định ban hành. Dựa trên cơ sở pháp luật, pháp lý thực hiện. Mà theo trình tự, thủ tục luật định nhằm điều chỉnh cá biệt đối với các tổ chức, cá nhân cụ thể đã xác định được danh tính cụ thể. Và trong những trường hợp cụ thể, dưới góc độ lý luận chung về Nhà nước và pháp luật.

Dưới góc độ xây dựng văn bản pháp luật thì loại văn bản áp dụng pháp luật được hiểu: Văn bản áp dụng pháp luật được xác định là văn bản do các chủ thể có đủ tư cách về thẩm quyền ban hành. Nó theo hình thức cũng như các nội dung trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật thành những mệnh lệnh cụ thể, áp dụng một lần đối với cá nhân, tổ chức nhất định.

Áp dụng pháp luật

Đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật

Do cơ quan nhà nước, quan chức, công chức có thẩm quyển hoặc tổ chức xã hội được nhà nước giao quyển áp dụng pháp luật, ban hành theo thủ tục, trình tự luật định;

Mang tính cá biệt, chỉ hướng tới một cá nhân, cơ quan, tổ chức cá biệt cụ thể;

Được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước;

Dựa trên cơ sở pháp lý là văn bản quy phạm pháp luật thực định.

Ngoài ra còn có một số đặc điểm khác: Có nội dung là mệnh lệnh áp dụng pháp luật đối với cá nhăn, tổ chức cụ thể, xác định; Văn bản áp dụng pháp luật được thực hiện một lần trong thực tiễn; Văn bản áp dụng pháp luật được ban hành theo hình thức và thủ tục do pháp luật quy định.

Áp dụng pháp luật không chỉ là một hình thức thực hiện pháp luật mà còn là biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong thực tiễn.

Thực tiễn áp dụng pháp luật có thể hiểu là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật, khi trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó. Tức để các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật. Hoặc ban hành các quyết định cụ thể để làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.

Bên cạnh những mặt tích cực trong thực tiễn hoạt động thực hiện áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay thì trong thực tế vẫn còn tồn đọng một số hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện áp dụng pháp luật. Mặc dù có sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, đường lối chính trị đúng đắn của nhà nước. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ thực hiện pháp luật trái với quy định nhà nước.

– Trong quá trình áp dụng pháp luật còn có tình trạng xét xử chưa đúng người, đúng tội. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do sai sót của người có thẩm quyền áp dụng quy phạm pháp luật. Hoặc do việc xét xử án chưa khách quan, minh bạch.

– Thủ tục xét xử còn rườm rà, tạo ra nhiều kẽ hở để người có thẩm quyền áp dụng pháp luật thực hiện các hành vi tiêu cực.

– Trong quá trình phát triển của đất nước về mọi mặt mà tiêu biểu là quá trình hội nhập đất nước, pháp luật càng xuất hiện nhiều “kẽ hở”, thiếu tính “dự đoán” dẫn tới việc áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn.

– Có nhiều văn bản luật chồng chéo, không thống nhất gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật.

Cụ thể áp dụng pháp luật trong các lĩnh vực:

Trong lĩnh lực hình sự: Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, xác định không đúng lỗi của người phạm tội đối với hậu quả chết người là cố ý hay vô ý sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực như định không đúng tội, không đảm bảo được tính công minh, có căn cứ và đúng pháp luật của hình phạt được quyết định. Làm giảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Trong lĩnh vực dân sự: Trong lĩnh vực dân sự không phải bao giờ và khi nào cũng có các quy phạm pháp luật sẵn có để có thể áp dụng trực tiếp. Do vậy việc áp dụng tập quán và áp dụng quy phạm pháp luật vẫn có thể còn được sử dụng trong lĩnh vực dân sự. Khi hệ thống pháp luật dân sự của Nhà nước ta ngày một hoàn thiện hơn, phù hợp với cuộc sống thực tế. Thì lúc này việc áp dụng pháp luật sẽ chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết. Có như vậy thì mới có thể từng bước đảm bảo các yêu cầu của một nhà nước pháp quyền.

Trong lĩnh vực hành chính: Các hoạt động áp dụng pháp luật này được thực hiện thường xuyên, liên tục trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Và liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Do đó, đây là một hình thức quản lý quan trọng do rất nhiều chủ thể có thẩm quyền thực hiện trong quản lý hành chính nhà nước.

Tuy nhiên, trong thực tiễn của hoạt động xử phạt, không ít trường hợp: chủ thể có thẩm quyền xử phạt đã vi phạm các yêu cầu của hoạt động xử phạt. Đó là xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ngoài ra, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính cũng còn những “kẽ hở” để các chủ thể có thẩm quyền thực hiện hành vi tiêu cực. Bởi vì các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Áp dụng pháp luật là gì”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm ngừng doanh nghiệp; công văn tạm ngừng kinh doanh; cách lấy giấy chứng nhận độc thân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102

Mời bạn xem thêm

Điểm giống nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật là gì?

– Đều là văn bản có tính pháp lý, tức là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành.– Đều có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan.– Đều được ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.– Đều được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp nhất định.

– Đều được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Áp dụng pháp luật được tiến hành khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật, khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể có hành vi vi phạm… Vậy áp dụng pháp luật là gì?

Mục lục bài viết

  • 1. Áp dụng pháp luật là gì?
  • 2. Ví dụ về áp dụng pháp luật
  • 3. Khi nào cần áp dụng pháp luật?
  • 4. Đặc điểm của áp dụng pháp luật
  • 5. Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật khác nhau thế nào?

1. Áp dụng pháp luật là gì?

Áp dụng pháp luật chỉ việc thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi:

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền,

- Nhà chức trách

- Hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền

nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với cá nhân cũng như tổ chức.

Có thể hiểu áp dụng pháp luật là hành vi của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để giải quyết một trường hợp cụ thể.

Ví dụ: áp dụng pháp luật vào quy trình giải quyết thủ tục hành chính, áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp dân sự…

Các trường hợp được xem là áp dụng pháp luật gồm:

- Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm quy định khi tham gia giao thông [vượt đèn đỏ, chở ba, không đội mũ bảo hiểm…]

- Tòa án xét xử tranh chấp về thừa kế, đất đai theo các quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật liên quan

- Tòa án giải quyết các vụ án lý hôn đơn phương, ly hôn thuận tình

- UBND tỉnh/UBND huyện ra quyết định thu hồi đất

- UBND tỉnh/UBND huyện ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.

3. Khi nào cần áp dụng pháp luật?

Các nội dung trên đã giải thích cho áp dụng pháp luật là gì? Vậy khi nào cần áp dụng pháp luật?

Hoạt động áp dụng pháp luật trong đời sống rất đa dạng, phong phú, do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành hàng ngày. Cụ thể những trường hợp cần áp dụng pháp luật trong thực tế gồm:

Một là khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà họ không thể giải quyết được, phải nhờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Thứ hai là khi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh nếu không có sự can thiệp của Nhà nước.

Thứ ba là khi cần áp dụng chế tài pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.

Và thứ tư là khi nhà nước cần kiểm tra/giám sát hoạt động của các chủ thể quan hệ pháp luật hoặc để xác định sự tồn tại của sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lí như xác nhận di chúc, văn bằng, chứng chỉ,… 

4. Đặc điểm của áp dụng pháp luật

- Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước vì việc áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành. Mỗi chủ thể có thể áp dụng pháp luật trong phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Ủy ban nhân dân mới có thể xem xét để cấp Giấy chứng nhận kết hôn, Tòa án nhân dân mới có thể áp dụng pháp luật trong xét xử để định tội và hình phạt cho người phạm tội…

- Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm, văn bản pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế và thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể.

Ví dụ: Thông qua việc cấp Giấy chứng nhận kết hôn thể hiện ý chí của Nhà nước trong quy định của Luật hôn nhân và gia đình mới trở thành hiện thực.

- Khi áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể ban hành những quyết định dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Các quyết định áp dụng pháp luật này được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước.

- Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật vào trường hợp cụ thể với các cá nhân, tổ chức.

Ví dụ: Hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông là sự cá biệt hóa các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vào trường hợp cụ thể của người có hành vi vi phạm.

- Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo

Các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung chung, tuy nhiên, thực tế các vụ việc xảy ra lại đa dạng và có tính phức tạp. Muốn giải quyết thấu tình, hợp lý cần có sự sáng tạo của người áp dụng.

Bản chất của việc áp dụng pháp luật là mang tính chất bắt buộc và mang quyền lực nhà nước.

Hình thức thể hiện của áp dụng pháp luật: Có các văn bản, quyết định áp dụng pháp luật, thể hiện việc áp dụng pháp luật trong những trường hợp cụ thể của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.

5. Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật khác nhau thế nào?

Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền và tự do pháp lý của mình, được thực hiện những hành vi pháp luật cho phép.

Ví dụ: Người dân được xuất cảnh, người lao động được kí kết hợp đồng lao động…

Còn áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật…

Ví dụ: Tòa án nhân dân ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa hai vợ chồng

Tiêu chí

Sử dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật

Chủ thể thực hiện

Mọi chủ thể được pháp luật cho phép

Phải có sự tham gia của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền

Trường hợp phát sinh

Quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật

- Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia vào quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được.

- Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà đối với những chủ thể có hành vi vi phạm.

- Nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia trong một số quan hệ pháp luật hoặc nhà nước xác nhận tồn tại hay không tồn tại một số vụ việc, sự kiện thực tế.

- Khi quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không tự phát sinh hoặc chấm dứt nếu không có sự can thiệp của nhà nước.

Bản chất

Chủ thể có quyền thực hiện hoặc không thực hiện, không mang tính chất bắt buộc

Bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng, các chủ thể có liên quan

Hình thức thể hiện

Các quy phạm pháp luật thể hiện quyền và tự do pháp lý của chủ thể

Văn bản áp dụng pháp luật

Trên đây là giải đáp về áp dụng pháp luật là gì, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề