Giả thiết -- kết quả là gì

a, vì bị ngã nên em không được đi xe đạp đến trường

    do virus corona nên học sinh chúng em được nghỉ học

b, nếu như trời mưa to thì chúng em ko thể đi dã ngoại đc

   nếu ngày mai trời nắng thì chúng em sẽ đi chơi trong công viên

c, tuy nhà xa nhưg mai vẫn đi học đúng giờ

   tuy lan bị ốm nhưng bạn vẫn cố gắng đi học

d, mai ko chỉ học giỏi mà bạn còn hát rất hay

   bạn ngọc ko chỉ xinh đẹp mà bạn lại còn rất chăm chỉ

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star

4.4

star star star star star

37 vote

điều cho trước trong một định lí hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lí hay để giải bài toán..

điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, suy luận một giả thiết thiếu căn cứgiả thiết là chuyện đó có thậtĐồng nghĩa: giả định

tác giả

Tìm thêm với Google.com :

NHÀ TÀI TRỢ

Bài 7 : 

A . Đặt 1 câu có cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ nguyên nhân - kết quả

.....................................................................

B . Đặt 1 cây có cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ điều kiện [ giả thiết ] kết quả

......................................................................

C . Đặt 1 câu có cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tương phản

......................................................................

D . Đặt 1 cây có cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tăng tiến

......................................... ...... .......................

Câu trả lời chính xác nhất: Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị được một mối quan hệ bộ phận nào đó trong câu hoặc đoạn văn. Đó có thể là mối quan hệ giữa câu với câu hoặc giữa câu với câu trong đoạn văn.

Đặt câu với quan hệ từ giả thiết - kết quả:

Nếu muốn có môi trường xanh - sạch - đẹp thì hãy tích cực trồng nhiều cây xanh, chăm sóc cây xanh.

Nếu làm việc tốt thì em sẽ nhận được kết quả tốt, thành công tốt.

Hễ trời nắng to thì những chú cá kia lại nổi lên trên mặt ao.

Giá mà bạn Lan chuẩn bị bài kĩ hơn thì đã không bị điểm 1.

Để hiểu hơn về Quan hệ từ và Đặt câu với quan hệ từ giả thiết - kết quả, mời các bạn tìm hiểu phần nội dung dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Đặt câu với quan hệ từ vì nên

1. Quan hệ từ là gì?

Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị được một mối quan hệ bộ phận nào đó trong câu hoặc đoạn văn. Đó có thể là mối quan hệ giữa câu với câu hoặc giữa câu với câu trong đoạn văn.

Mối quan hệ này có sự đa dạng như:

– Biểu thị mối quan hệ so sánh.

– Biểu thị mối quan hệ sở hữu.

– Biểu thị mối quan hệ nguyên nhân – kết quả [nhân quả].

2. Chức năng của quan hệ từ

Qua định nghĩa Quan hệ từ là gì? ta thấy rằng quan hệ từ là một thành phần đặc biệt quan trọng trong câu. Với chức năng liên kết từ, cụm từ hoặc liên kết các câu lại với nhau giúp cho câu văn, đoạn văn logic, mạch lạc, dễ hiểu.

Nếu không sử dụng các quan hệ từ, câu văn không có sự kết nối, lời văn rời rạc khiến cho câu văn, đoạn văn lủng củng, khó hiểu. Chính vì vậy, cần hiểu rõ đặc điểm các quan hệ từ, các cặp quan hệ từ. Từ đó vận dụng chính xác, linh hoạt và hiệu quả

3. Các cặp quan hệ từ thường gặp

– Có nhiều cặp quan hệ từ khác nhau, học sinh dựa trên ý nghĩa biểu thị của từng cặp để sử dụng vào từng trường hợp sao cho phù hợp.

+ Biểu thị quan hệ: Giả thiết – Kết quả; Điều kiện – Kết quả

Các cặp quan hệ từ thể hiện Giả thiết – Kết quả, Điều kiện – Kết quả bao gồm:

Nếu … thì…

Hễ … thì…

Giá mà … thì …

Ví dụ: Nếu năm nay tôi được học sinh giỏi thì bố mẹ sẽ thưởng cho tôi một chuyến du lịch.

+ Biểu thị quan hệ: Nguyên nhân – Kết quả

Các cặp quan hệ từ thể hiện Nguyên nhân – Kết quả bao gồm:

Vì … nên…

Do … nên…

Nhờ … mà…

Ví dụ: Vì cuối tháng này tôi thi học kỳ nên tôi phải học hành thật chăm chỉ.

Biểu thị quan hệ tăng lên

Các cặp quan hệ từ thể hiện Tăng lên bao gồm:

Không những … mà còn…

Không chỉ … mà còn…

Càng … càng…

Ví dụ: Lan không những học giỏi mà còn múa rất đẹp.

Biểu thị quan hệ Tương phản, đối lập

Các cặp quan hệ từ thể hiện Tương phản, đối lập bao gồm:

Tuy … nhưng…

Mặc dù … nhưng…

Ví dụ: Tuy ai cũng thắc mắc nhưng chúng tôi chẳng ai dám hỏi.

4. Cách dùng quan hệ từ

- Cách dùng

Trong văn nói hoặc văn viết thông thường có một số trường hợp nhất định phải dùng quan hệ từ bởi nếu không dùng quan hệ từ nghĩa của câu sẽ bị thay đổi, như vậy không thể thiếu quan hệ từ.

Tuy nhiên trong vài trường hợp dùng hoặc không dùng quan hệ từ đều được bởi những câu đó đã rõ nghĩa.

- Các quan hệ từ thường gặp

Trong câu có rất nhiều quan hệ từ dễ dàng tìm thấy. Các quan hệ từ thường xuất hiện đó là: và, với, nếu, thì, của, những, như…

5. Bài tập

Bài 1:  Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu hợp lý:

a] … em vẫn không chăm chỉ tập chạy … em sẽ không bao giờ có thể chạy nhanh hơn.

b] Nước … dâng lên cao, thuyền bè … đi lại dễ dàng.

c] … chị Hai cùng gấp giấy, vẽ tranh … em đã hoàn thành bài tập Mỹ Thuật sớm.

d] … cô giáo cho nghỉ buổi học chiều nay … em sẽ đến thư viện để đọc quyển sách mới nhất.

Trả lời:

a] Nếu em vẫn không chăm chỉ tập chạy thì em sẽ không bao giờ có thể chạy nhanh hơn.

b] Nước càng dâng lên cao, thuyền bè càng đi lại dễ dàng.

c] Nhờ chị Hai cùng gấp giấy, vẽ tranh mà [nên] em đã hoàn thành bài tập Mỹ Thuật sớm.

d] Nếu cô giáo cho nghỉ buổi học chiều nay thì em sẽ đến thư viện để đọc quyển sách mới nhất.

Bài 2: Chọn các quan hệ từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống:

[tuy...nhưng; của; nhưng; vì... nên; bằng; để]

a. Những cái bút ...................tôi không còn mới ...................vẫn tốt.

b. Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh...................máy bay...................kịp cuộc họp ngày mai.

c. ...................trời mưa to...................nước sông dâng cao.

d. ...................cái áo ấy không đẹp...................nó là kỉ niệm của những ngày chiến đấu anh dũng.

Trả lời:

a] của .... nhưng

b] bằng ....để

c] vì....nên

d] Tuy....nhưng

Bài 3: Gạch dưới quan hệ từ có trong các câu sau:

a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa.

b. Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa.

c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.

d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến.

e. Sẻ cầm nắm hạt kê và ngượng nghịu nói với bạn.

f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc.

g. Bố em hôm nay về nhà muộn vì công tác đột xuất.

h. A Cháng trông như con ngựa tơ hai tuổi.

i. Mưa đã tạnh mà đường xá vẫn còn lầy lội.

j. Hôm nay, tổ bạn trực hay tổ tớ trực?

Trả lời:

Các quan hệ từ trong câu như sau

a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa.

b. Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa.

c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.

d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến.

e. Sẻ cầm nắm hạt kê và ngượng nghịu nói với bạn.

f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc.

g. Bố em hôm nay về nhà muộn vì công tác đột xuất.

h. A Cháng trông như con ngựa tơ hai tuổi.

i. Mưa đã tạnh mà đường xá vẫn còn lầy lội.

j. Hôm nay, tổ bạn trực hay tổ tớ trực?

h. Mặc dù nhà rất xa nhưng bạn An chưa bao giờ đi học trễ.

→ Biểu thị quan hệ tương phản

i. Nhờ có dịp đi chơi xa nhiều nên tôi mới tận mắt thấy hết sự giàu có của quê hương mình.

→ Biểu thị quan hệ nguyên nhân kết quả

j. Bác Hai không chỉ khéo léo mà bác còn chăm chỉ làm việc.

→ Biểu thị quan hệ tăng lên

------------------------

Trên đây là những kiến thức của Top lời giải về Quan hệ từĐặt câu với quan hệ từ giả thiết - kết quả. Mong rằng những kiến thức này sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao hơn. 

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 5 hay nhất

Chủ Đề