Chấp nhận chào hàng vô điều kiện là gì

13/03/2022 10:23

Điều kiện để Hợp đồng được xác lập mà không cần phản hồi lời chào hàng là những điều kiện cần có để việc phản hồi lời chào hàng không là cơ sở bắt buộc để hợp đồng giữa các bên có hiệu lực. Với những quy định của pháp luật của Việt Nam hiện tại, Luật Long Phan PMT sẽ cung cấp đến khách hàng các thông tin hữu ích để tìm hiểu những điều kiện này là gì?

Hợp đồng được xác lập mà không cần phản hồi lời chào hàng

>>>Xem thêm: Tư vấn giao kết hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại 

Mục Lục

  • Lời chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng
  • Khi nào lời chào hàng có hiệu lực?
  • Hợp đồng được xác lập mà không cần phản hồi lời chào hàng
    • Theo quy định của pháp luật
    • Theo thực tiễn xét xử
  • Dịch vụ luật sư hỗ trợ hỗ tư vấn luật hợp đồng
    • Từ vấn quá trình chuẩn bị, đàm phán, giao kết và thực hiện hợp đồng
    • Soạn thảo và điều chỉnh hợp đồng.
    • Cử đại diện tham gia đàm phán, soạn thảo, giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Lời chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng

“Lời chào hàng” hay gọi tắt là “chào hàng” là một khái niệm phổ biến trong kinh doanh quốc tế. Theo đó, quy định tại Điều 14 CISG 1980 định nghĩa “chào hàng” là một đề nghị ký kết hợp đồng do bên chào hàng gửi cho một hay nhiều người xác định mà chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó và đề nghị phải nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.

Theo khoản 1 Điều 386 BLDS 2015 thì đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng [sau đây gọi chung là bên được đề nghị].

Do đó, một lời chào hàng cũng là một đề nghị giao kết hợp hợp đồng khi đều buộc phải thể hiện rõ ý định giao kết và bày tỏ ý chí sẽ bị ràng buộc với bên được đề nghị nếu đề nghị được chấp nhận.

Khi nào lời chào hàng có hiệu lực?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 CISG 1980 thì lời chào hàng có hiệu lực là khi nó tới được người được chào hàng. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 2.1.3 PICC thì một đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực khi đề nghị này đến bên nhận đề nghị.

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam có một số điểm khác biệt về hiệu lực khi quy định thêm về sự “ấn định” thời gian. Cụ thể, tại Điều 388 BLDS 2015 thì thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định:

  • Do bên đề nghị ấn định;
  • Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Theo đó, các trường hợp được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

  • Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
  • Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
  • Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

>>>Xem thêm: Email chấp nhận thư chào giá có xác lập giao dịch giữa các bên không?

Thời điểm lời chào hàng có hiệu lực

Hợp đồng được xác lập mà không cần phản hồi lời chào hàng

Theo quy định tại Điều 400 BLDS 2015 thì thời điểm xác lập hay còn gọi là thời điểm giao kết hợp đồng sau khi gửi lời chào hàng được xác định như sau:

  • Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng [phản hồi lời chào hàng];
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng [sự phản hồi lời chào hàng] trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.

Như ở trên đã nêu, hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng trừ trường hợp thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Sự im lặng của bên được đề nghị hay không phản hồi lời chào hàng sẽ được coi sự chấp nhận và là cơ sở của việc xác lập hợp đồng khi đảm bảo đạt điều kiện thuộc các trường hợp sau:

Theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại khoản 2 Điều 393 BLDS 2015 thì sự im lặng của bên được đề nghị được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng khi:

  • Giữa các bên tồn tại thỏa thuận xem sự im lặng của bên nhận đề nghị giao kết là chấp nhận toàn bộ lời đề nghị;
  • Theo thói quen được thiết lập lặp đi lặp lại, thường xuyên của các bên, không cần phải có sự trả lời.

Theo thực tiễn xét xử

Theo thực tiễn xét xử, sự im lặng [không phản hồi] cũng được coi là biểu hiện của sự chấp nhận giao kết hợp đồng nếu có căn cứ để chứng tỏ các yếu tố sau, bao gồm:

  • Bên im lặng biết bên còn lại thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng không phản đối;
  • Bên im lặng đã thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên còn lại;
  • Có sự im lặng trong quá trình đề nghị giao kết hợp đồng nhưng sau đó bên im lặng yêu cầu bên còn lại thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp lý.

Tồn tại thỏa thuận xem sự không phản hồi lời chào là chấp nhận toàn bộ lời đề nghị

Dịch vụ luật sư hỗ trợ hỗ tư vấn luật hợp đồng

Từ vấn quá trình chuẩn bị, đàm phán, giao kết và thực hiện hợp đồng

  • Tư vấn bằng hình thức gặp gỡ, trao đổi với đối tác, nhà đầu tư, nhà cung cấp,… để nắm được tình hình, diễn biến sự việc đồng thời đưa ra phương án, cách xử lý tốt nhất cho các bên;
  • Tiến hành tư vấn thông qua thư tư vấn cho khách hàng;
  • Tư vấn, soạn thảo, đàm phán các nội dung điều chỉnh [phụ lục hợp đồng – nếu có].

Soạn thảo và điều chỉnh hợp đồng.

  • Sàng lọc, thu thập thông tin, yêu cầu khi giao kết hợp đồng;
  • Soạn thảo, đàm phán, triển khai các phương án và tiến đến giao kết hợp đồng.

Cử đại diện tham gia đàm phán, soạn thảo, giải quyết tranh chấp hợp đồng.

  • Theo dõi, giám sát, cố vấn trong quá trình thực hiện hợp đồng;
  • Tư vấn, nhận ủy quyền, trực tiếp giải quyết tranh chấp hợp đồng [các hướng giải quyết có thể là thương lượng, thỏa thuận, trên tinh thần hợp tác của các bên hoặc nhờ sự can thiệp của cơ quan tài phán cụ thể là trung tâm trọng tài hoặc khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu quyền và lợi ích của thân chủ bị xâm phạm];
  • Đảm bảo triệt tiêu những rủi ro pháp lý có thể sẽ xảy ra cho khách hàng nhằm giải quyết tối ưu quyền lợi khách hàng.

>>>Xem thêm: Tư vấn, soạn thảo, đàm phán giao kết hợp đồng thương mại

Hỗ trợ gửi tài liệu, đặt lịch gặp luật sư trao đổi thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT để TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng thành viên đoàn luật sư Tp.HCM. Founder Công ty luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề về đất đai, hợp đồng thương mại ổn thỏa và nhanh nhất. Với 7 năm kinh nghiệm của mình đã giải quyết thành công nhiều yêu cầu pháp lý của khách hàng.

Chủ Đề