Cơ sở thức ăn có ảnh hưởng như thế nào đến ngành chăn nuôi

Cơ sở nguồn thức ăn có ảnh hưởng như thế nào đến ngành chăn nuôi của một quốc gia?


Câu 59521 Vận dụng

Cơ sở nguồn thức ăn có ảnh hưởng như thế nào đến ngành chăn nuôi của một quốc gia?


Đáp án đúng: b


Phương pháp giải

Liên hệ đặc điểm quyết định sự phát triển và phân bố, hình thức chăn nuôi.

ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI --- Xem chi tiết

...

Answers [ ]

  1. @ Kun

    Cơ sở thức ăn ảnh hưởng như sau :

    + Thức ăn chăn nuôi phải sạch thì mới có chất lượng tốt

    + Thức ăn không chứa các chất phụ gia thực phẩm, nếu có thì với một số lượng ít

    + Người chế biến phải vệ sinh sạch sẽ

    + Nguyên liệu tự nhiên

    + Giá cả phải chăng, hợp lí

    + Nếu giá thành quá cào thì loại thức ăn đó sẽ ít được ưa chuộng

    Xin hay nhất nha

  2. Cơ sở thức ăn quyết định sự phát triển, phân bố, hình thức chăn nuôi

    Mỗi nhóm vật nuôi phù hợp với những loại thức ăn nhất định sẽ phân bố ở nơi có nguồn cung cấp ổn định về nguồn thức ăn đó.

    – Lơn, gia cầm sử dụng thức ăn từ cây lương thực và hoa màu, ngoài ra có thức ăn công nghiệp

    -> được nuôi nhiều ở các nước phát triển mạnh cây lương thực hoa màu [Việt Nam, Trung Quôc,…]

    – Trâu, bò sử dụng thức ăn từ đồng cỏ -> phân bố ở những nước có nhiều cánh đồng cỏ tươi, các cao nguyên với chế độ nhiệt – ẩm phù hợp [Ví dụ: Việt Nam, Brazin, Trung Quốc, Hoa Kỳ..]

    Ở nước ta, cơ sở thức ăn khá đa dạng [có các đồng cỏ rộng lớn, các vùng trọng điểm lương thực, công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi…] nên cơ cấu vật nuôi cũng đa dạng [trâu bò, lợn, gia cầm, cừu…]

    => Vậy cơ sở thức ăn có ảnh hưởng đến cơ cấu vật nuôi của một quốc gia

Bài 29 địa lí ngành chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [151.49 KB, 5 trang ]

Bài 29- Địa lí ngành chăn nuôi
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức: Biết được vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.
* Hiểu được tình hình phân bố các ngành chăn nuôi quan trọng trên thế giới,
lí giải được nguyên nhân của sự phát triển.
* Biết được vai trò và xu hướng phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản.
2. Kĩ năng: Xác định được trên bản đồ thế giới những vùng và quốc gia chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản chủ yếu.
* Xây dựng và phân tích biểu đồ, lược đồ về đặc điểm của ngành chăn nuôi
và địa lí các ngành chăn nuôi.
3. Thái độ: Nhận thức được lí do ngành chăn nuôi ở Việt Nam và địa
phương còn mất cân đối với trồng trọt.
* ủng hộ chủ chương, chính sách phát triển chăn nuôi của Đảng và Nhà
nước.
II/ Đồ dùng dạy học: Sơ đồ thể hiện vai trò của cơ sở thức ăn với chăn nuôi [mức
độ phát triển và hình thức chăn nuôi].
* Hình 29.3 trong SGK [phóng to].
* Biểu đồ thể hiện số lượng gia súc, gia cầm.
* Các sơ đồ về đặc điểm và địa lí các ngành chăn nuôi.
III/ Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu rõ những dặc điểm chủ yếu của các cây công
nghiệp?
3. Bài mới:
Mở bài: Cùng với ngành trồng trọt, chăn nuôi là một bộ phận cấu thành của
nông nghiệp. Ngành chăn nuôi có vai trò và đặc điểm gì? Cơ cấu ngành chăn
nuôi bao gồm những ngành nhỏ nào? sự phát triển và phân bố của chúng ra
sao? Đó là các vấn đề sẽ được chúng ta nghiên cứu trong bài học hôm nay.
Hoạt dộng 1
tìm hiểu về vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi
Hoạt động dạy và học Nội dung


- Chăn nuôi có vai trò quan trọng như thế
nào đối với đời sống và sản xuất? HS dựa
vào mục I.1 SGK và sự hiểu biết của
I/ Vai trò và đặc điểm của
ngành chăn nuôi:
1] Vai trò:
- Cung cấp cho con người thực
phẩm dinh dưỡng cao như thịt,
mình.
HS nêu cụ thể tên một số các nguyên liệu
đó như tơ tằm, lông cừu, da. Thực phẩm
như đồ hộp.
GV giới thiệu sơ đồ mối quan hệ giữa
chăn nuôi và các ngành khác, giữa nguồn
thức ăn với các hình thức chăn nuôi.
- Cơ sở thức ăn có vai trò quan trọng như
thế nào đối với chăn nuôi? HS nêu được
cơ sở thức ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự
phát triển và phân bố ngành chăn nuôi mà
còn ảnh hưởng đến các hình thức phát
triển ngành chăn nuôi [chăn thả, nửa
chuồng trại và chuồng trại hay chăn nuôi
công nghiệp].
GV: Hình thức chăn nuôi thay đổi do cơ
sở thức ăn có nhiều tiến bộ, từ tự nhiên →
trồng → chế biến theo phương pháp công
nghiệp.
trứng, sữa.
- Cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp sản xuất hàng tiêu


dùng, thực phẩm, dược phẩm và
xuất khẩu.
- Cung cấp sức kéo, phân bón
cho ngành trồng trọt, tận dụng
phụ phẩm của ngành trồng trọt.
2. Đặc điểm:
a]- Thức ăn cho chăn nuôi được
lấy từ nguồn:
+ Đồng cỏ tự nhiên và diện tích
mặt nước.
+ Hoa màu, cây lương thực.
+ Thức ăn chế biến tổng hợp.
- Cơ sở nguồn thức ăn quyết
định:
+ Sự phát triển và phân bố
ngành chăn nuôi.
+ Hình thức chăn nuôi.
b]. Trong nền nông nghiệp hiện
đại, ngành chăn nuôi có nhiều
thay đổi về hình thức[Chăn thả,
chăn nuôi nửa chuồng trại và
chuồng trại, chăn nuôi công
nghiệp] và phát triển theo
hướng chuyên môn hoá
Hoạt dộng 2
tìm hiểu về các ngành chăn nuôi
Hoạt động dạy và học Nội dung
- Phiếu học tập số 2
GV chia lớp thành các nhóm và giao
nhiệm vụ cho các nhóm.


II/ Các ngành chăn nuôi:
[Xem thông tin phản hồi phiếu
học tập số 2]
1] Các vật nuôi gồm:
- Gia súc lớn như trâu, bò.
- Gia súc nhỏ như cừu, dê, lợn.
- Nhóm lẻ: Nêu vai trò, đặc điểm, phân bố
của chăn nuôi gia súc lớn và gia cầm.
- Nhóm chẵn: Nêu vai trò, đặc điểm, phân
bố của chăn nuôi gia súc nhỏ.
HS nghiên cứu, trình bày kết quả trên bản
đồ, GV chuẩn xác kiến thức.
- Ngành nuôi trồng thủy sản có vai trò
như thế nào? HS dựa vào nội dung mục
III.1
- Em hãy nêu tình hình nuôi trồng thủy
sản trên thế giới, liên hệ với Việt Nam. HS
dựa vào nội dung mục SGK trang 115,
116 và sự hiểu biết của mình.
GV: Sản lượng hiện nay đạt trên 48 triệu
tấn gấp 3 lần năm 1950.
Sản lượng [triệu tấn]: Trung Quốc 34,5
[71,3% của thế giới], ấn Độ 2,2 , Nhật
Bản 1,3
- Gia cầm như gà, vịt
2] Vai trò, đặc điểm và phân bố
của một số vật nuôi:
[ Nội dung như bảng trang 114
SGK].
III/ Ngành nuôi trồng thủy


sản:
1] Vai trò:
- Cung cấp đạm, nguyên tố vi
lượng dễ tiêu hóa và hấp thụ.
- Nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến thực phẩm và xuất
khẩu giá trị cao.
2] Tình hình nuôi trồng thủy
sản:
- Cơ cấu nuôi trồng gồm cả thủy
sản nước ngọt, nước lợ, nước
mặn. Sản phẩm nuôi trồng
phong phú: tôm, cá, cua, đồi
mồi, trai ngọc, rong, tảo biển
- Sản lượng hiện nay đạt trên 48
triệu tấn.
- Các nước nuôi trồng nhiều:
Trung Quốc, ấn Độ, Nhật Bản,
Philipin
IV. Đánh giá:
1. Hãy điền những cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
A. Chăn nuôi cung cấp có dinh dưỡng cao.
B. Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các ngành
C. Là mặt hàng mang lại nguồn thu ngoại tệ
2. Dùng gạch nối các vật nuôi tương ứng với các vùng sinh thái.
Cừu
Trâu

Lợn
Vùng đồng cỏ tươi tốt, nhiệt đới ẩm


Vùng đồng cỏ khô cằn
Vùng đồng cỏ tươi tốt
Vùng trồng cây lương thực
V. hoạt động nối tiếp
Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
Phụ lục:
Phiếu học tập số 1
Nhiệm vụ: Đọc SGK và dựa vào vốn hiểu biết của bản thân em hãy hoàn
thiện sơ đồ mối quan hệ giữa nguồn thức ăn và hình thức chăn nuôi.
Sơ đồ mối quan hệ giữa nguồn thức ăn với các hình thức chăn nuôi
Cơ sở thức ăn
Thức ăn tự
nhiên [đồng
cỏ]
Thức ăn do
con người
trồng
Thức ăn chế
biến bằng
phương pháp
công nghiệp
Chăn thả
Chăn nuôi
nửa chuồng
trại và chuồng
trại
Chăn nuôi công
nghiệp
Hình thức chăn nuôi
Phiếu học tập số 2


Nhiệm vụ: Đọc SGK mục II, quan sát hình 41.3 kết hợp với kiến thức đã
học hãy nêu đặc điểm của các ngành chăn nuôi.
Trâu, bò Lợn Cừu, dê Gia cầm
Vai trò
Đặc điểm
Sản
lượng
Phân bố
Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2
Trâu, bò Lợn Cừu, dê Gia cầm
Vai trò
Cung cấp thịt, sữa,
da, phân bón và
sức kéo.
- Lấy thịt, da, mỡ.
- Cung cấp phân
bón.
Cung cấp thịt,
lông, sữa, da và
mỡ.
- Cung cấp thịt,
trứng
Đặc
điểm
- Bò thịt được nuôi
ở các đồng có tươi
tốt theo hình thức
chăn thả.
- Bò sữa nuôi trong
các chuồng trại.


- Đòi hỏi thức ăn
có nhiều tinh bột.
- Nuôi ở vùng
lương thực thâm
canh, các vùng
ngoại thành.
Dễ tính, ưa khí
hậu khô, có thể
ăn các loại cỏ
khô cằn.
Nuôi trong các
hộ gia đình hoặc
các trang trại.
Sản
lượng
- 1,3 tỉ con bò.
- 160 triệu con
trâu.
900 triệu con. - Một tỉ con cừu.
- 700 triệu con
dê.
15 tỉ con.
Phân bố
Các nước nuôi
nhiều bò: ấn Độ,
Hoa Kì, các nước
EU, Trung Quốc.
1/2 đàn lợn thuộc
về nước Trung
Quốc ngoài ra


còn nuôi nhiều ở
Hoa Kì, Braxin,
Việt Nam
- Cừu nuôi nhiều
ở Ôxtrâylia,
Trung Quốc,
Mông Cổ.
- Dê nuôi ở Nam
á,
Trung Quốc,
Hoa Kì, E.U,
Braxin.

Vai trò đặc điểm của ngành chăn nuôi

I. Vai trò đặc điểm của ngành chăn nuôi

1. Vai trò

- Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao.

- Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.

- Xuất khẩu có giá trị.

- Cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng trọt.

2. Đặc điểm

- Cơ sở nguồn thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố, hình thức chăn nuôi.

-Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học - kĩ thuật.

- Trong nền nông nghiệp hiện đại ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức và hướng chuyên môn hóa.

Loigiaihay.com

  • Các ngành chăn nuôi

    Gia súc lớn chiếm vị trí hàng đầu trong nghành chăn nuôi

  • Ngành nuôi trồng thủy sản

    Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

  • Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 113 SGK Địa lí 10

  • Ở địa phương em hiện nay đang có những hình thức và hướng chăn nuôi nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 114 SGK Địa lí 10

  • Dựa vào hình 29.3, em có nhận xét gì về sự phân bố đàn gia súc trên thế giới?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 115 SGK Địa lí 10

  • Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

    Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về trình độ kĩ thuật, trong đó phải kể đến công nghiệp dệt - may.

  • Công nghiệp điện tử- tin học

    Công nghiệp điện tử - tin học là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tố mũi nhọn của nhiều nước

Hãy phân tích các nguồn thức ăn cho chăn nuôi ở nước ta

Đề bài

Hãy phân tích các nguồn thức ăn cho chăn nuôi ở nước ta?

Lời giải chi tiết

- Ở nước ta, thức ăn cho chăn nuôi từ gồm 3 nguồn:

+ Thức ăn tự nhiên [đồng cỏ]: nước ta diện tích đồng cỏ khá lớn [350.000 ha], các đồng cỏ sinh trưởng và phát triển xanh tốt quanh năm nhờ điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Các đồng cỏ phân bố trên các cao nguyên, vùng đồi trung du ở Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.

⟹Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn thả gia súc lớn [trâu, bò].

+ Sản phẩm ngành trồng trọt và phụ phẩm ngành thủy sản: nông nghiệp [trồng trọt, thủy sản] phát triển và phân bố trải dài khắp cả nước. Ngoài phục vụxuất khẩu và nhu cầu thực phẩmcủa người dân, nông nghiệp cònđem lại nguồn thức ăn, phụ phẩm đồi dào cho chăn nuôi lợn và gia cầm [gà, vịt,,].

+ Thức ăn chế biến công nghiệp: các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi ngày càng phổ biến, phù hợp với hình thức chăn nuôi theo hình thức công nghiệp hiện nay.

loigiaihay.com

  • Tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp ?

    Giải bài tập Bài 1 trang 97 SGK Địa lí 12

  • Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới nước la.

    Giải bài tập Bài 2 trang 97 SGK Địa lí 12

  • Hãy phân tích sự phát triển sản lượng cà phê [nhân] và khối lượng xuất khẩu cà phê từ năm 1980 đến năm 2005

    Giải bài tập Bài 3 trang 97 SGK Địa lí 12

  • Hãy phân tích sự phát triển của ngành chăn nuôi và sự thay đổi trong cơ cấu sản lượng thịt các loại qua các năm 1996, 2000 và 2005

    Giải bài tập Bài 4 trang 97 SGK Địa lí 12

  • Tại sao các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 95 SGK Địa lí 12

  • Bài tập 2: a] Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2005

    Giải bài tập Bài 2 trang 98 SGK Địa lí 12

Video liên quan

Chủ Đề