Con ếch chết vì cái miệng nghĩa là gì

VietChristian
Đăng ký nhận bản tin

Tìm thêm Văn Phẩm trong Châm-ngôn 18.

Tìm thêm các tài liệu khác trong Châm-ngôn 18.

Website, Nếp Sống Mới.

The sole purpose of this web page is to provide a learning resource and help advance God's kingdom. If any copyright infringement has occurred, it was unintentional. Let us know and we will remove it immediately.

Trang Chủ | Văn Phẩm


VietChristian | Podcast


Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

âu ca các cụ đúc kết “ếch chết tại miệng” chẳng sai bao giờ. Nhưng xét cho cùng, với đặc tính của loài nên đến giai đoạn con ếch không thể không kêu, đặc biệt vào thời điểm giao mùa sinh sản [tiếng kêu gọi bạn tình]. Đó là câu ca mà người xưa đã đúc kết để nhắc nhở chúng ta, phải “biết nói” đúng lúc, đúng chỗ, đặc biệt nhiều khi không nên nói có lẽ là tốt hơn cả so với nói ra, hoặc nói ít hơn. “Biết nói” là phải nói có đủ cơ sở, lý lẽ, dẫn chứng cho những gì mình nói. Tuy nhiên, trong từng trường hợp, hoàn cảnh mà áp dụng cho phù hợp, thậm chí “khôn khéo” cho những người được cho là “biết ăn, biết nói”.

Trong câu chuyện mà mình muốn nói một vài lời ra đây không hẳn đã là như vậy. Thực tế cho thấy, rất ít, thậm chí là chẳng có chuyện người “luống” tuổi, đặc biệt là lãnh đạo lại nhận một điều gì đó chưa đúng [sai] khi mà cấp dưới đánh giá. Và thực thế cũng cho thấy, chuyện “nói một đằng làm nẻo” là chuyện như cơm bữa ở con người chúng ta. Bởi để không mất lòng nhau thì chuyện “ậm ừ”, “gật” cho xong chuyện, xong một vấn đề gì đó không phải là chuyện hiếm thấy, tức “bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Nói theo cách khác, dù ở vị trí, địa vị nào cũng đều [đa số] áp dụng cách “được lòng trước”, “mua vui” trước mặt, còn vấn đề đằng sau khoan hãy quan tâm. Tuy nhiên, đối với những ai “thẳng tính” có vấn đề gì hay nói thẳng, nói thật, chính vì thế không được lòng người khác. Biết là như vậy, biết là không phải, không nên những tính cách nó vậy “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” thì khó mà nói là “biết ăn biết nói” được.

Nhiều dịp, đã tự hứa với lòng mình, thậm chí là còn mượn cái phương châm “3 không, 3 có”, tức là “không nói, không nghe, không thấy” hay “có mắt như mù, có tai như điếc, có mồm như câm”. Ấy vậy, mình vẫn chẳng đổi thay được gì, có gì vẫn nói “tuốt tuồn tuột”, làm mất lòng nhiều người, đâm ra nhiều người chẳng ưa chút nào. Và chuyện “thiệt thân” hay nói như ban đầu “ếch chết tại miệng” chẳng sai chút nào. Mình biết thế sao mình vẫn làm, tức mình vẫn nói ra những điều mà rất dễ làm người khác hiểu nhầm, trong khi mình chẳng có “ác ý” gì với ai. Biết làm sao bây giờ?

Với những ai “cầu tiến” chuyện được góp ý thẳng thắn, đôi khi dễ mất lòng sẽ là rất tốt nếu ta biết nhìn nhận thông qua những cái “sai”, cái “chưa được” của bản thân, từ đó dần hoàn thiện mình. Tuy nhiên, ngay cả khi nhận ra điều đó, những vẫn chẳng một ai thích người khác nói mình “chưa tốt” ra trước mặt khi có ít nhất 3 người. Nói theo cách khác, chuyện góp ý cho nhau thẳng thẳn, thành thật là rất cần, nhưng chuyện góp ý vào thời điểm nào cho phù hợp lại là vấn đề cần bàn. Với những ai được cho là “thẳng ruột ngựa” lúc cần nói không nói ra, bảo để chọn thời điểm thích hợp để nói có lẽ lại chẳng còn gì để nói nữa. Ở bài trước, mình có đề cập và bây giờ nếu được “yên thân” nên áp dụng cách “chôn nhời” có lẽ sẽ tốt hơn cho nhiều người, trong đó có bản thân mình. Tuy nhiên, không vì thế mà mình đánh mất đi chính mình, bởi trong mọi hoàn cảnh “hãy là chính mình”.


Qua thời gian vừa rồi, mình mới nhận ra nhiều điều, từ cách sống, ứng xử, thích ứng trong môi trường hiện tại không phải chuyện một sớm một chiều. Sẽ là rất khó nếu không thích ứng, bắt nhịp được với cơ chế, thời cuộc. Càng khó hơn nếu vẫn giữ cái “bẩn tính” thẳng ruột ngựa. Biết nói sao đây?. Biết làm gì tiếp theo đây? “Ông trời ơi hỡi ông trời/ Sống sao cho phải tấm lòng bấy nhiêu!”.

Page 2

Ngày xửa ngày xưa, ở một cái ao nọ, có một chú ếch xanh sống với hai chú chim nhạn. Hàng ngày chúng cùng nhau bơi lội, chơi đùa rất vui vẻ, cuộc sống thật là an vui tự tại.

Một năm nọ, đã rất lâu mà trời vẫn không có mưa, nước trong ao dần dần cũng cạn sạch hết cả. Không còn cách nào khác, chim nhạn đành phải dọn nhà, tới một nơi khác có nhiều nước hơn.

Ếch xanh buồn bã nói: “Hàng xóm của tôi ơi! Tớ thật không nỡ rời xa các cậu! Các cậu đi rồi, tớ phải làm thế nào đây?”

Chim nhạn cũng buồn rầu, nói: “Chao ôi! Bọn tớ cũng không nỡ rời xa cậu. Giá như chúng ta có thể cùng dọn nhà tới một nơi khác, vẫn được cùng nhau bơi lội, cùng nhau chơi đùa thì thật tốt biết bao. Nhưng mà chúng tớ có cánh có thể bay được. Còn cậu thì chỉ biết nhảy, làm sao theo chúng tớ được đây!”

Ếch xách buồn bã, vò đầu bứt tai, chợt nó nảy lên sáng kiến: “Hay là thế này. Tớ sẽ đi kiếm một khúc cây, hai cậu mỗi người ngậm một đầu, còn tớ ngậm khúc giữa. Các cậu bay song song với nhau, vậy không phải là đã có thể mang tớ theo cùng hay sao?”

“Thật đúng là cách hay! Thật đúng là cách hay!”, chim nhạn mừng rỡ vỗ tay, “cạc cạc” kêu váng cả lên.

Ếch xanh nhanh nhảu chạy đi, một lát sau đã quay lại với một khúc gỗ ở miệng. Thấy vậy, hai chú chim nhạn liền bay liệng xuống. Bằng một động tác không thể đẹp mắt hơn, chúng cắp lấy hai đầu khúc cây và bay vút lên. Thế là mang được theo ếch xanh cùng đi.

Hai chú chim nhạn cứ bay, cứ bay, khi bay qua một ngôi làng, mọi người trong thôn liền chạy ra xem, miệng không ngớt lời khen: “Hay chưa này. Hai con chim kia đúng là thông minh. Cách hay như vậy mà cũng nghĩ ra được.”

Ếch xanh nghe xong, trong lòng rất lấy làm không vui, nó nghĩ: “Cách này là tôi nghĩ ra mà, sao lại có thể nói chim nhạn thông minh được chứ?”

Chim nhạn cứ bay, cứ bay, bay mãi, lại đi qua một ngôi làng, những người trong thôn đang cấy lúa, trông thấy cảnh tượng kỳ lạ đều dừng lại, ngẩng đầu lên bàn tán: “Cả đời tôi chưa bao giờ nhìn thấy cảnh này. Chim nhạn mang theo ếch xanh cùng bay. Đúng là thông minh quá mà“.

Ếch xanh nghe xong, càng thấy thêm bực mình, thầm nghĩ: “Cách này rõ ràng là mình nghĩ ra, họ thật chẳng biết gì cả”.

Hai chú chim nhạn cứ bay, lại bay qua một ngôi làng nữa. Ếch bị treo lơ lửng giữa trời, mắt chẳng nhìn thấy gì cả, chỉ nghe thấy từ dưới có tiếng vọng lên: “Mọi người hãy mau ra đây mà xem này. Hai chú chim nhạn kia dùng cành cây khô để cắp ếch đi cùng. Hay chưa kìa! Thật là thông minh quá đi!”

Lần này ếch xanh không nhịn được nữa, nó tức điên lên, cố gào: “Là do tôi nghĩ ra đấy. Không phải chim nhạn nghĩ ra đâu”. Vừa nói dứt lời, nó rơi thẳng xuống đất, chết tươi tại chỗ. Thật đúng là, họa từ miệng mà ra.

Thiện Sinh biên dịch

Xem thêm:

  • Tức giận là bản năng, kìm nén cơn giận lại là bản lĩnh: sống như Hàn Tín hay chết tựa Trương Phi?
  • Người thành công ắt phải biết cần kiệm, khắc chế dục vọng
  • Câu chuyện của người phụ nữ từ cọp cái trở thành vợ hiền, mẹ tốt

Video liên quan

Chủ Đề