Con gái nên đeo nhẫn cưới tay nào năm 2024

Trước khi bước vào hôn lễ, nhiều cặp vợ chồng đối mặt với quyết định quan trọng về việc đeo nhẫn cưới ở ngón tay nào, và điều này thường phụ thuộc vào phong tục và văn hóa của từng quốc gia.

Trong văn hóa phương Tây, người ta tin rằng ngón áp út bên trái có một mạch máu chạy thẳng vào trái tim. Do đó, đeo nhẫn cưới ở ngón áp út trái tượng trưng cho tình yêu duy nhất và chân thành từ trái tim. Ngón áp út trái là nơi kết nối để truyền đạt tình yêu, nơi mà những trái tim đang đốt cháy tình yêu có thể cảm nhận nhịp tim của đối phương mọi lúc, mọi nơi.

Đối với văn hóa phương Đông, người ta thường xem ngón cái là biểu tượng của cha mẹ, ý nghĩa đeo nhẫn ngón trỏ là biểu tượng của anh em, ngón giữa thể hiện cái tôi, và ngón áp út thường được coi là biểu tượng cho người bạn đời và tình yêu lứa đôi.

Con gái nên đeo nhẫn cưới tay nào năm 2024

Tại Việt Nam, đa số cặp đôi đeo nhẫn cưới ở ngón áp út, nhưng cũng cần chú ý đến giới tính để đảm bảo phù hợp với truyền thống. Theo truyền thống ý nghĩa đeo nhẫn các ngón tay "nam tả, nữ hữu," đàn ông thường đeo ở tay trái, phụ nữ đeo ở tay phải.

  • Đối với nam (chú rể) : Nên đeo nhẫn cưới ở vị trí ngón áp út tay trái
  • Đối với nữ (cô dâu): Nên đeo nhẫn cưới ở vị trí ngón áp út ở tay phải.

Ngoài ra đính hôn đeo nhẫn ngón nào? Theo văn hóa phương Đông, nhẫn đính hôn được đeo vào ngón giữa tay trái - ngón tay tượng trưng cho bản thân, là lời khẳng định người con gái đó đã được "đặt chỗ".

Ngày nay, việc đeo nhẫn ở tay phải hay tay trái không còn là điều quá quan trọng, chỉ cần đôi uyên ương cảm thấy thoải mái và thuận tiện nhất khi đeo.

Tại sao nên đeo nhẫn cưới ngón áp út?

Nhiều người thường tỏ ra tò mò về lý do tại sao nhẫn cưới thường được đeo ở ngón áp út, chứ không phải ở ngón trỏ hay ngón giữa. Tuy nhiên, ít người biết rằng mỗi ngón tay trên bàn tay của chúng ta mang theo một ý nghĩa đặc biệt.

Ngón cái, được xem là ngón tay của cha mẹ, là nơi mà những người đeo nhẫn muốn bày tỏ lòng mong ước về sức khỏe và sự trường thọ cho cha mẹ. Ngón trỏ thường được liên kết với anh em, và nếu bạn thấy nhẫn trên ngón giữa, có thể hiểu rằng người đó đang tận hưởng sự độc lập.

Con gái nên đeo nhẫn cưới tay nào năm 2024

Đặc biệt, trên bàn tay, ý nghĩa đeo nhẫn ngón giữa là biểu tượng cho bản thân cá nhân và độ dài của nó tượng trưng cho sự tự tin. Ngón út mang thông điệp về khiêm tốn và tượng trưng cho tình bạn vĩnh hằng và trong sáng.

Thói quen đeo nhẫn cưới xuất phát từ một truyền thống dân gian cổ xưa, thường được thực hiện thông qua việc sử dụng một trò chơi gập móng tay. Điều đặc biệt là các ngón tay dễ dàng tách rời, trừ ngón áp út, không thể chia rời. Từ đó, việc đeo nhẫn cưới ở ngón áp út được liên kết với ý nghĩa về sự kết nối không thể tách rời trong đời sống hôn nhân.

Nữ đeo nhẫn cưới tay nào, nam đeo nhẫn cưới tay nào

Theo ý nghĩa đeo nhẫn trong tình yêu, vị trí đeo nhẫn cưới phụ thuộc khá nhiều vào văn hóa của từng quốc gia. Tùy thuộc vào quan niệm mà mỗi quốc gia sẽ là một vị trí và ý nghĩa riêng cho việc đeo nhẫn cưới:

Các quốc gia

Vị trí đeo nhẫn cưới

Mỹ

- Đàn ông: đeo nhẫn cưới ngón áp út tay trái

- Phụ nữ: đeo nhẫn cưới ngón áp út tay phải

Đức và Hà Lan

- Đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay phải

Hy Lạp

- Đeo nhẫn cưới ở ngón áp út (tay trái hoặc phải)

Việt Nam

- Đeo nhẫn cưới ở ngón áp út (tay trái hoặc phải)

Trung Quốc

- Đeo nhẫn cưới ở ngón áp út (tay trái hoặc phải)

Nhưng cũng tùy vào phong tục ở mỗi nền văn hóa hoặc thói quen theo sở thích của từng người mà quyết định nhẫn cưới nên đeo tay nào. Vị trí đeo nhẫn không quan trọng bằng chính tình yêu chân thành của hai bạn dành cho nhau, cùng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống này.

Tại sao không nên đeo nhẫn cưới ở ngón giữa?

Đeo nhẫn ở ngón giữa sẽ có ý nghĩa riêng và trước khi quyết định có nên đeo nhẫn cưới ngón giữa hay không bạn nên tìm hiểu về ý nghĩa nhẫn đeo ngón giữa.

Đeo nhẫn ở ngón giữa trên bàn tay trái mang đến thông điệp rõ ràng rằng bạn đã đính hôn và sắp trở thành người có gia đình. đeo nhẫn ngón giữa tay phải nữ cho thấy người đó đã tìm thấy người đặc biệt, người sẽ chia sẻ cuộc sống và hạnh phúc cùng bạn. Điều này cũng có thể tạo ra sự che chở từ phía những người xung quanh, và người khác có thể kính trọng mối quan hệ của bạn, không dám tán tỉnh bạn.

Con gái nên đeo nhẫn cưới tay nào năm 2024

Còn việc đeo nhẫn ở ngón giữa trên bàn tay phải thường thể hiện tình cảm đơn phương hoặc mong muốn bày tỏ tình cảm với ai đó. Đối với những người có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống, vị trí này cũng có thể thể hiện tình trạng li dị hoặc độc thân, tạo nên một tuyên bố về tình trạng độc thân hoặc sự tự lập.

Chưa cưới có nên đeo nhẫn ngón áp út không? Nếu bạn chưa kết hôn không nên đeo nhẫn ngón áp út để tránh hiểu làm về tình trạng hôn nhân của bạn.

Bên cạnh đó, một thông tin cũng được rất nhiều người quan tâm đó là với người chưa kết hôn ý nghĩa đeo nhẫn cưới vòng cổ thường để nói về một mối quan hệ chưa chính thức, khi hai người đang yêu nhau và muốn hướng tới hôn nhân nhưng chưa nhận được sự ủng hộ, chấp nhận từ gia đình, người thân.

Đeo nhẫn đôi ngón nào? Thông thường các cặp đôi đều lựa chọn đeo nhẫn đôi vào ngón áp út của tay trái và quan trọng là hãy chọn một mẫu nhẫn cặp đôi đẹp như một cách khẳng định "chủ quyền".

Of The Sun - thương hiệu nhẫn đôi, trang sức bạc nữ tinh tế

Một cách khác để các cặp đôi thể hiện tình cảm với nhau cũng rất phổ biến đó là đeo nhẫn đôi.

Nhẫn đôi là thiết kế cho minh chứng tình cảm chân thành của hai người yêu nhau, là lời tuyên bố chủ quyền cũng như dấu mốc đánh dấu hành trình gắn kết hai trái tim. Việc đeo nhẫn đôi còn thể hiện sự trưởng thành và chín chắn của người đeo, nếu tặng nhẫn đôi cho một nửa còn lại sẽ thể hiện được sự tôn trọng với người yêu của mình.

Tham khảo một số mẫu nhẫn đôi ấn tượng tại Of The Sun nhé.

Nhẫn Sol lấy hình tượng mặt trời tỏa sáng trên bầu trời, là năng lượng dương nam tính của phái mạnh. Mặt trời cống hiến ánh sáng của mình để duy trì sự sống cho nhân loại. Nhẫn Nov lấy hình tượng bầu trời trăng sao buổi đêm. Không mạnh mẽ như mặt trời nhưng vẫn dùng ánh sáng của mình để soi sáng bầu trời đêm.

Con gái nên đeo nhẫn cưới tay nào năm 2024

Link sản phẩm: Nhẫn đôi Sol and Nol

Nhẫn đôi Star and Sky là chuyện tình của một cô gái sau khi trải qua nhiều giông bão của cuộc đời vẫn khát khao tìm kiếm một nơi để yên tâm dừng chân. Dù ngôi sao ấy luôn nỗ lực để trở nên đặc biệt giữa bầu trời, nhưng với cô ấy ngôi sao kia vẫn luôn đặc biệt vì là chính ngôi ấy.

Con gái nên đeo nhẫn cưới tay nào năm 2024

Link sản phẩm: Nhẫn đôi Star and Sky

Lấy ý tưởng từ bộ phim Hotel Transylvanila, Cặp nhẫn đôi Devil khắc họa một tình yêu đặc biệt, không giống người thường. Một tình yêu trải qua nhiều thử thách, trông gai mới đến được với nhau. Phải đến khi cặp đôi có được hạnh phúc mới được nhận lời chúc phúc từ gia đình và bạn bè.

Con gái nên đeo nhẫn cưới tay nào năm 2024

Link sản phẩm: Nhẫn đôi Devil

Qua bài viết trên bạn đã biết nhẫn cưới đeo tay nào, tay nào rồi đúng không? Cách đeo nhẫn cưới được xem như một cách giữ gìn cuộc sống hôn nhân của bạn. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là phải biết trân trọng một nửa của mình, luôn vui đắp để xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.

Con gái lấy chồng đeo nhẫn tay gì?

Để chuẩn bị cho nghi lễ trao nhẫn, cô dâu có thể đeo nhẫn đính hôn ở bàn tay phải và nhẫn cưới sẽ được đeo ở tay trái. Đeo tay trái vì mọi người tin rằng ngón đeo nhẫn ở bàn tay trái là nối với tim.

Nên đeo nhẫn cưới khi nào?

Người vợ và người chồng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau. Ngay từ giây phút ấy, họ đã chính thức về chung nhà, cùng nhau đắp xây và phát triển cuộc sống hạnh phúc của mình. Nhẫn cưới chỉ đeo vào ngày tiến hành hôn lễ. Chính vì vậy nên theo phong tục của ông bà, nhẫn cưới sẽ kiêng kỵ việc đeo trước khi kết hơn.

Tại sao lại đeo nhẫn bên tay trái?

Nhẫn cưới được đeo ở ngón áp út của bàn tay trái trong lễ cưới tượng trưng cho sự cam kết của cặp đôi với nhau và với Chúa. Người phương Tây thời xưa tin rằng tay trái gần tim hơn tay phải, ngón thứ tư trên bàn tay trái chạy thẳng đến tim. Họ đặt biệt danh cho nó là vena amoris - “mạch máu tình yêu”.

Trao nhẫn cưới khi nào?

Thời điểm mà các cặp đôi đeo nhẫn cưới Khi đôi uyên ương làm lễ trước bàn thờ gia tiên dưới sự chứng kiến của hai bên gia đình. Thì cả hai sẽ trao nhẫn cho nhau. Nhưng thông thường, nhẫn cưới sẽ được cặp đôi trao tại lễ thành hôn của nhà trai.