Con gái thức khuya có yết hầu không

Liệu con gái thức khuya có tác hại gì hay không?

Thứ Sáu ngày 11/02/2022

  • Thường xuyên thức khuya có làm tăng cân không?
  • Thức khuya và những tác hại không ngờ tới
  • Thức khuya thường xuyên có làm nổi mụn không?

Ngày nay, rất nhiều người xem thức khuya như một thói quen sinh hoạt bình thường. Do áp lực công việc và học tập đè nặng, quá nhiều thứ phải làm nhưng thời gian ban ngày lại không đủ, do muốn xả stress sau những ngày vất vả nên quyết định lao vào cày phim đến sáng, hay đơn giản là đồng hồ sinh học bị đảo lộn nên bạn không thể chìm vào giấc ngủ khi đêm về.

Dù là lý do nào đi nữa thì việc ngủ thiếu giấc cũng đem lại không ít ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, đặc biệt là với nữ giới. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn của thói quen thức khuya đối với cơ thể người phụ nữ, hãy cùng theo dõi và khắc phục nhé!

Sạm da, xuất hiện nếp nhăn

Nếu bạn đã từng thức khuya, thiếu ngủ thì hẳn sẽ nhận ra làn da vào sáng ngày hôm sau sẽ khô sạm và tối màu hơn bình thường. Trong thời gian chúng ta đi ngủ, cơ thể sẽ có cơ chế tự thải độc da, mà việc thức khuya sẽ làm ngưng trệ quá trình này, các độc tố tích tụ trong tế bào da, gây sạm đen da.

Ngoài ra, thức khuya còn cản trở sự tự phục hồi và chữa lành các tổn thương do các tác nhân có hại như tia UV, bụi bẩn, vi khuẩn gây ra. Đây là nguyên nhân khiến làn da tăng sự hình thành nếp nhăn, đốm nâu và mụn trứng cá.

Con gái thức khuya có yết hầu không

Thiếu ngủ làm độc tố tích tụ trong tế bào da và gây sạm

Rối loạn kỳ kinh nguyệt

Rối loạn kỳ kinh nguyệt là một tác hại khác do thức khuya thường xuyên gây nên. Thức khuya làm rối loạn hoạt động của buồng trứng và tuyến yên, do đó làm giảm nồng độ các hormone sinh dục nữ như estrogen, progesterone. Sự rối loạn và mất cân bằng của các loại hormone này có thể dẫn đến một số tình trạng sức khỏe xấu như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, mệt mỏi, hội chứng tiền kinh nguyệt hay vô kinh.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, đối với phụ nữ thức khuya trong thời gian dài, lượng máu kinh sẽ thay đổi bất thường, có màu nâu, đen và đau bụng dữ dội trong giai đoạn hành kinh.

Giảm ham muốn tình dục

Việc rối loạn nồng độ các hormone sinh dục kể trên ngoài việc gây rối loạn kinh nguyệt mà còn làm giảm ham muốn tình dục ở nữ giới. Estrogen có chức năng duy trì hoạt động sinh lý của cơ thể như sản xuất trứng hay ham muốn ở người phụ nữ. Không những thế, thói quen thức khuya còn làm cơ thể mệt mỏi, uể oải nên ít suy nghĩ đến chuyện chăn gối hơn.

Tăng nguy cơ mắc ung thư vú

Nữ giới thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn gấp 1.5 lần so với người bình thường. Ngoài việc sụt giảm hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone, thức khuya làm ảnh hưởng đến sự sản sinh hormone melatonin, loại hormone tạo cảm giác buồn ngủ, giúp não nghỉ ngơi, điều hòa hoạt động trao đổi chất và ngăn chặn quá trình hình thành khối u của cơ thể.

Do đó, với nồng độ melatonin thấp hơn bình thường, phụ nữ thường xuyên ngủ không đủ giấc có thể tăng nguy cơ mắc ung thư vú cũng như ung thư buồng trứng.

Con gái thức khuya có yết hầu không

Ngủ không đủ giấc làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú lêngấp 1.5 lần

Tăng huyết áp và nồng độ đường trong máu

Ngủ muộn làm rối loạn quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể, làm nồng độ glucose trong máu tăng cao và có thể dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, thức khuya kéo dài còn ảnh hưởng đến hệ tim mạch, gây ra các bệnh liên quan như huyết áp cao, suy tim, thiếu máu cơ tim,…

Suygiảm trí nhớ

Lúc chúng ta chìm vào giấc ngủ là thời gian các tế bào thần kinh mới được tái tạo. Vì vậy nếu thức quá khuya sẽ làm giảm số lượng tế bào thần kinh, não không kịp hồi phục và chữa lành các hư tổn, dần dần sẽ làm người lờ đờ, thiếu tập trung và dẫn đến suy giảm trí nhớ. Thực tế cho thấy, người thường xuyên thức khuya sẽ có hiệu suất học tập làm việc kém hơn người ngủ đủ 7 tiếng/ ngày.

Con gái thức khuya có yết hầu không

Thức quá khuya sẽ làm giảm số lượng tế bào thần kinh, gây suy giảm trí nhớ

Mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa

Thức khuya làm niêm mạc dạ dày tiết nhiều dịch vị và rối loạn nhu động ruột, đây là những nguyên nhân căn bản của các bệnh liên quan đến ống tiêu hóa như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản,... Ngoài ra, người thường xuyên đi ngủ muộn cũng dễ gặp phải các tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng, táo bón,... nên các chị em cần hạn chế thói quen thức khuya để có sức khỏe tốt hơn.

Mệt mỏi, kém tập trung

Thức khuya ngủ muộn không chỉ tác động xấu đến một vài cơ quan mà còn là toàn cơ thể. Nếu thức khuya trong thời gian dài sẽ làm các cơ quan hoạt động kém hiệu quả, do đó cơ thể sẽ rơi vào trạng thái suy nhược, mệt mỏi và kém tập trung.

Suy giảm hệ miễn dịch

Thức khuya thường xuyên làm suy giảm chức năng của các hạch bạch huyết. Đây là cơ quan sản sinh kháng thể, giúp cơ thể chống lại các tác động xấu của virus, vi khuẩn, xây dựng sức khỏe đề kháng cho con người. Ngủ sau 23h và thời gian ngủ ít hơn 6 tiếng sẽ làm giảm số lượng bạch cầu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn người bình thường.

Con gái thức khuya có yết hầu không

Thức khuya thường xuyên làm suy giảm hệ miễn dịch

Trên đây là những tác hại của việc thức khuya, ngủ thiếu giấc đối với phụ nữ. Hy vọng thông qua bài viết này, mọi người sẽ ý thức được sự ảnh hưởng nghiêm trọng của thói quen thức khuya với cơ thể và có những biện pháp khắc phục. Dù có bận rộn thế nào đi nữa, mong các chị em hãy luôn đặt sức khỏe của bản thân lên ưu tiên hàng đầu nhé!

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • thức khuya
  • ngủ đủ giấc
  • bệnh phụ nữ
  • mất ngủ

Sở hữu một cơ thể không có nghĩa là bạn hiểu hết về cơ thể đó. Thực tế, có những điều đặc biệt về cơ thể bạn mà có khi ngay cả bạn cũng không hề biết.

  • Sự thật về thanh lọc cơ thể trong 12 ngày bằng nước chanh
  • 7 lý do quan trọng khiến cơ thể cần chất sắt
  • 5 phản ứng lạ của cơ thể khi bạn stress

Dưới đây là 4 điều đặc biệt về cơ thể người phụ nữ mà ngay cả chị em cũng không nhận ra.


1. Không có chuyện phụ nữ sống cùng nhau sẽ có chu kì kinh nguyệt giống nhau


McClintock Effect, tác giả của giả thuyết cho rằng phụ nữ có kinh nguyệt sẽ tiết ra kích thích tố làm pheromone làm ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ khác ở cùng. Theo McClintock Effect thì đó là lý do tại sao những chị em ở cùng nhà, những phụ nữ ở cùng ký túc xá... thường có đặc điểm chu kì kinh nguyệt tương tự nhau.


Nhiều nhà khoa học tranh cãi về tuyên bố này (cũng như sự tồn tại của pheromone). Các nhà nghiên cứu từ Đại học California đã quyết định tiến hành nghiên cứu về vấn đề này một lần. Họ yêu cầu tất cả 186 sinh viên Trung Quốc tiến hành theo dõi thời gian kinh nguyệt của họ trong một năm và kết quả là thực sự không có sự đồng bộ nào về kinh nguyệt giữa họ.


Theo nhà khoa học Barnes-Svarney, sở dĩ mọi người thấy có những lúc thời kì kinh nguyệt trùng với người khác là do thời gian có kinh của mỗi người kéo dài 5-7 ngày tùy người nên khả năng trùng lặp vào những chu kì sau là rất cao.


Con gái thức khuya có yết hầu không

Ảnh minh họa


2. Phụ nữ có yết hầu như nam giới


Nhiều người tin rằng yết hầu có dạng sụn và chỉ chỉ có ở đàn ông vì đó là do dư thừa hormone testosterone quyết định. Nhưng thực tế phụ nữ cũng có bộ phận này.


Yết hầu là sự phồng lên của một tập hợp các tấm sụn được tổ chức với nhau bởi các mô và các sợi cơ, nó có tác dụng bảo vệ các dây thanh âm. Phụ nữ cũng có những tấm sụn này nhưng không rõ như ở nam giới. Yết hầu của nam giới nổi rõ hơn là vì lý do: Testosterone làm cho thanh quản phát triển nhanh chóng trong tuổi dậy thì, làm thay đổi giọng nói của người đàn ông. Và theo Barnes-Svarney thì sụn giáp hình thành các vết lồi ra khoảng một góc 90 độ ở nam giới, và 120 độ ở phụ nữ.


Con gái thức khuya có yết hầu không

Ảnh minh họa


3. Phụ nữ có bàng quang không nhỏ hơn so với nam giới


"Không thể phủ nhận một điều là phụ nữ thường đi vệ sinh nhiều hơn so với nam giới nhưng điều này liên quan đến vị trí của bàng quang chứ không phải kích thước của nó", Barnes-Svarney cho biết.


Bàng quang của người phụ nữ được hỗ trợ bởi các thành phía trước của tử cung và âm đạo. Thành âm đạo này bị suy yếu theo tuổi tác và sinh con. Ngoài ra, người phụ nữ thường có lượng chất béo dư thừa nhiều hơn mà chất béo dư thừa là một trong những nguyên nhân tăng thêm áp lực khó chịu cho bàng quang. Còn bàng quang của người đàn ông lại có thể nở rộng hơn khi nước tiểu chảy vào. Tuy nhiên, cũng theo Barnes-Svarney thì người đàn ông lại phải chịu ảnh hưởng về sức khỏe tiền liệt tuyến.


Theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ thì phì đại tiền liệt tuyến là vấn đề ảnh hưởng đến 50% đàn ông 60 tuổi và 90% đàn ông 85 tuổi. Và điều này cũng khiến họ cảm thấy muốn đi tiểu thường xuyên hơn.


Con gái thức khuya có yết hầu không

Ảnh minh họa


4. Các nội tiết tố nữ phát triển khiến họ cảm thấy ham muốn tình dục nhiều nhất khi 35 tuổi


Quan điểm này có thể bắt nguồn từ nghiên cứu giữa thế kỷ 20 của chuyên gia tình dục Alfred Kinsey, người đã phát hiện ra rằng phụ nữ có nhiều cực khoái trong độ tuổi 30 hơn tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu không chứng minh dứt khoát được sự đột biến của kích thích tố ở tuổi này (giống như những người đàn ông đạt đỉnh cao khi họ quan hệ tình dục ở tuổi thiếu niên của họ). Nhiều chuyên gia khác lại tin rằng lý do thực sự khiến người phụ nữ được thoải mãn quan hệ tình dục khi ngoài 30 tuổi là bởi vì họ cảm thấy thoải mái hơn với cơ thể của mình, do đó, họ cảm thấy thư giãn hơn và ham muốn tăng lên.


Tuy nhiên, không thể phủ nhận rầng, khả năng sinh sản của người phụ nữ giảm 3-5% khi họ ngoài 30 tuổi và sau 40 tuổi thì sự suy giảm này càng tăng lên. Và thời gian đạt ham muốn tình dục cao nhất cũng tùy từng phụ nữ, có người là khoảng những năm 20 tuổi, có người lại là ở tầm 45 tuổi, sau khi họ tái hôn...